Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Hien-Dung − Chúng ta cần thấy được bản chất linh thánh của chính mình và tha nhân




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật Lễ Chúa Hiển Dung

(05-08-2018)


Chúng ta cần thấy được bản chất linh thánh của chính mình và tha nhân



ĐỌC LỜI CHÚA

  Đn 7,9-10.13-14: (9) Tôi đang nhìn thì thấy những chiếc ngai và một Đấng Lão Thành an toạ. Áo Người trắng như tuyết [...]. (13) có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. (14) Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; […] Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong.

  2Pr 1-16-19: (16) Khi chúng tôi nói cho anh em biết quyền năng và cuộc quang lâm của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, thì không phải chúng tôi dựa theo những chuyện hoang đường thêu dệt khéo léo, nhưng là vì chúng tôi đã được thấy tận mắt vẻ uy phong lẫm liệt của Người. 

  TIN MỪNG: Mc 9,2-10

Đức Giêsu biến đổi hình dạng

(2) Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. (3) Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. (4) Và ba môn đệ thấy ông Êlia cùng ông Môsê hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu. (5) Bấy giờ, ông Phêrô thưa với Đức Giêsu rằng : «Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay ! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia». (6) Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng. (7) Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng : «Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người». (8) Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi. (9) Ở trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. (10) Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu «từ cõi chết sống lại» nghĩa là gì.



CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Điều các tông đồ thấy nơi Đức Giêsu khi Ngài hiển dung trên núi khác với điều các ông thấy nơi Ngài hằng ngày ở chỗ nào? Trường hợp nào các ông thấy được bản chất của Ngài? 
2. Chúng ta cần hành xử với mọi người đúng theo bản chất con người họ, hay theo những gì chúng ta thấy ở bên ngoài? Bản chất đích thực và sâu xa nhất của mỗi người là gì? 
3. Bản chất đích thực của mọi người chung quanh ta –là hình ảnh và là con cái Thiên Chúa– có hiện ra trước con mắt đức tin của ta không? Ta thường hành xử theo con mắt đức tin hay theo con mắt xác thịt?

Suy tư gợi ý:

1. Bản chất và hiện tượng

Khi cứu xét một sự vật, dù lớn hay nhỏ, tâm hay vật, trừu tượng hay cụ thể… bất cứ triết lý nào, đông phương cũng như tây phương, đều nói đến và phân biệt hai phạm trù căn bản này: bản chấthiện tượng.

Hiện tượng: là những gì hiện ra trước mắt mọi người, thấy được dễ dàng, và thường thay đổi, nay thế này mai thế khác. Chẳng hạn, đối với một người, thì hiện tượng là những gì liên quan đến hình dạng (khuôn mặt, chiều cao, vẻ đẹp, mầu da), khả năng (trình độ văn hóa, nghề nghiệp, chuyên môn, tài nghệ), tính nết (quan niệm, tư tưởng, thói quen, các khuynh hướng), sở hữu (sự giàu nghèo, của cải, nhà cửa), v.v… 

Bản chất: là cái sâu thẳm bên trong, khiến cho một vật là chính nó, chỉ thấy được bằng trí tuệ, và tương đối không thay đổi.



2. Khi Đức Giêsu hiển dung, các tông đồ thấy được bản chất của Ngài

Khi sống với Đức Giêsu, các tông đồ chỉ thấy được những hiện tượng bên ngoài của Thầy mình: thân xác, thói quen, lời nói, việc làm, với những lời giảng dạy, những phép lạ, v.v… Từ đó các ông dự đoán về bản chất của Thầy mình: trước hết Ngài là một Thầy Đạo vì Ngài dạy về đạo lý, tôn giáo; kế đến Ngài là người được Thiên Chúa sai đến, là người của Thiên Chúa, vì Ngài có thể nhân danh Thiên Chúa mà làm phép lạ, chữa bệnh, trừ quỉ… Sự hiểu biết của các ông về bản chất của Ngài chỉ là dự đoán, căn cứ trên những hiện tượng mà các ông thấy được, tuy đúng, nhưng chưa phải là bản chất đích thực và sâu xa của Ngài.

Nhưng vào thời điểm của bài Tin Mừng này, các ông được nhìn thấy nhãn tiền bản chất của Thầy mình qua những hình ảnh mang tính biểu tượng diễn ra trước mắt các ông. Ngài đứng giữa Môsê và Êlia, là hai nhân vật vĩ đại tiêu biểu cho Lề Luật và các ngôn sứ, là hai thực tại nền tảng của tôn giáo Do Thái. Đứng giữa hai ông, điều đó có nghĩa là Ngài lớn hơn hai ông. Toàn cảnh – với y phục rực rỡ, mây trắng bao phủ – biểu tượng cho sự vinh quang cùng tột của Ngài. Câu nói từ trong đám mây phán xuống cho các ông biết rõ bản chất đích thực của Ngài: «Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người». Vậy thì Ngài chính là Con Thiên Chúa. Điều các ông thấy bằng mắt, nghe bằng tai về Thầy mình hôm nay là bản chất đích thực của Ngài, khác với bình thường các ông chỉ thấy những hiện tượng bên ngoài của Ngài.



3. Chúng ta cần thấy được bản chất của chính mình, của tha nhân

Trong đời sống, chúng ta chỉ nhìn thấy được những hiện tượng bên ngoài của sự vật, của người này người nọ. Và qua những hiện tượng ấy, tâm trí ta tìm kiếm, khám phá ra bản chất của sự vật, của con người. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào những hiện tượng bên ngoài, sự phán đoán của ta về bản chất của sự vật hay của con người có thể sai lầm. Thấy được bản chất đích thực của người, việc, vấn đề ta gặp trong cuộc đời là điều hết sức quan trọng để chúng ta hành xử đúng, thích hợp.

Trong đời sống, rất nhiều khi chúng ta đối xử với người khác, theo những hiện tượng mà ta thấy được nơi họ, chứ không theo bản chất đích thực của họ. Hiện tượng là cái có thể thay đổi, nay còn mai mất, nay thế này mai thế khác: như của cải, tài năng, quyền lực… Thật vậy, nhiều người hôm trước còn giàu nứt khố đổ vách, hôm sau biến thành trắng tay. Nhiều người khi gặp lại sau nhiều năm xa cách, ta không ngờ được tính tình của họ đã đổi trắng thay đen quá nhanh chóng và sâu xa… Nói cụ thể hơn, nhiều khi cách chúng ta đối xử với tha nhân tùy thuộc vào sự giàu nghèo, vào quyền lực, vào tính nết của họ… Chúng ta không nhìn vào bản chất đích thực của họ và đối xử theo bản chất ấy.



4. Bản chất đích thực của con người: là hình ảnh và là con cái của Thiên Chúa, được dựng nên giống như Ngài

Sự hiển dung của Đức Giêsu cho các tông đồ và cho cả chúng ta thấy bản chất đích thực của Ngài. Kinh Thánh, hay đức tin, cho ta biết bản chất đích thực và sâu xa nhất của ta và của những người mà ta gặp trong cuộc đời. Họ và ta đều được Thiên Chúa tạo dựng «theo hình ảnh của Ngài» (St 1,27; 9,6; Ep 4,24), «giống như Ngài» (St 1,26; 5,1), để trở thành «con cái Ngài» (Lc 20,36; Ga 11,52; Rm 8,14.16.21; Gl 3,26; 1Ga 3,1.2.10). Họ và ta đã được Thiên Chúa «ban tặng một điều rất quý báu và trọng đại» là «được thông phần bản tính của Ngài» (2Pr 1,4). Mà bản tính của Ngài là thần linh, nên khi «được thông phần bản tính của Ngài», một cách nào đó, họ và ta cũng mang bản tính thần linh nơi bản chất mình (x. Tv 82,6; Ga 10,35)

Đức tin Kitô giáo cho chúng ta thấy phẩm giá nội tại của con người thật hết sức cao cả. Nếu nhìn bằng con mắt đức tin, và thật sự hành xử đúng theo những gì đức tin đòi hỏi, chúng ta sẽ phải coi trọng chính bản thân mình và mọi người chung quanh ta biết bao! 

Coi trọng bản thân đòi buộc ta phải sống thánh thiện, tốt lành, cao thượng xứng với bản chất cao quí của mình. Sống hèn hạ, tội lỗi không chỉ là tự khinh rẻ bản thân mình, mà còn giống như làm dơ bẩn hay chà đạp hình ảnh của Thiên Chúa. Một cách nào đó, đó là vũ nhục Thiên Chúa. Tương tự như con của một ông vua mà sống một cách hèn hạ, nhục nhã, mất phẩm giá, điều này làm mất mặt nhà vua, làm nhà vua phải xấu hổ trước mặt thần dân.

Coi trọng mọi người đòi buộc chúng ta phải cư xử với họ đúng với bản chất cao quí của họ. Bất cứ ai, hễ đã là người thì ta đều phải coi trọng, cho dù người đó hiện ra thế nào trong thế giới hiện tượng: nghèo nàn, dơ bẩn, hèn hạ, xấu xa, tội lỗi, hay có những hành vi bỉ ổi, đáng khinh… Dù họ thế nào, hễ đã là người, thì họ đáng kính trọng, chính vì bản chất của con người rất cao trọng. Luật pháp các nước nói chung đều cho việc cố ý giết người là một tội nặng, đáng chịu hình phạt nặng nhất, cho dù người bị giết là người có những hành vi hèn mạt hay tội lỗi đến đâu. Điều đó cho thấy luật pháp các nước đã nhìn nhận phẩm giá cao quí của con người, bất chấp con người thế nào.

Là người Kitô hữu, đúng ra ta phải luôn luôn thấy mọi người đều «hiển dung» trước con mắt đức tin của mình, nghĩa là ta phải thấy được bản chất đích thực rất cao quí của mọi người. Nếu ta thật sự tôn trọng và yêu mến Thiên Chúa, thì tất nhiên ta phải tôn trọng và yêu mến con cái của Ngài, hình ảnh của Ngài, là những con người cụ thể chung quanh ta. Thiên Chúa thì vô hình, nhưng hiện thân của Ngài thì rất hữu hình bên cạnh ta, chung quanh ta. Nếu ta không tôn trọng và yêu mến những hiện thân cụ thể ấy của Ngài, thì sự tôn trọng và yêu mến Ngài nơi ta chỉ là một ảo tưởng. Thánh Gioan nói: «Nếu ai nói : "Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy» (1Ga 4,20).




CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, việc Đức Giêsu hiển dung trước mắt các tông đồ khiến các ông nhìn thấy bản chất đích thực và cao trọng của Ngài là Con Thiên Chúa. Nếu con mắt đức tin của con còn trong sáng, tinh nhuệ, ắt con cũng thấy mọi người chung quanh con «hiển dung» trước mắt con với bản chất rất cao trọng của họ: là hình ảnh và là con cái của Cha. Xin cho con biết biểu lộ lòng yêu mến và tôn trọng Cha một cách cụ thể qua việc yêu thương và quí mến những người đang sống chung quanh con, bất chấp họ là người thế nào.


Share:

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Dù Trung Cộng nuốt nhục xin hàng, nền kinh tế của Trung Cộng cũng không tránh khỏi sụp đổ tan tành



Dù Trung Cộng nuốt nhục xin hàng,
nền kinh tế của Trung Cộng
cũng không tránh khỏi sụp đổ tan tành


Nét đặc trưng cơ bản của công dân Hoa Kỳ là tính «thực dụng», cái gì công bằng, bình đẳng và có lợi thì họ sẽ làm.

Vì vậy, dù phía Trung cộng đang khiêu khích, đáp trả lại việc cân bằng mậu dịch mà Hoa Kỳ đã đưa ra nhưng Trump vẫn khẳng định Mỹ chưa thực sự gây chiến với Trung cộng mà chỉ mới giáo huấn Bắc Kinh bài học làm người tử tế, bởi Trump thừa hiểu bất kỳ cuộc chiến nào cũng gây tổn hại ít nhiều đến lợi ích nước Mỹ, nếu Bắc Kinh vẫn ngoan cố thì bất đắc dĩ Mỹ mới phát động chiến tranh thương mại với kẻ ngổ ngáo Bắc Kinh.

Thế nhưng, với bản chất quân tử Tàu, luôn mang trong mình máu sỹ diện hảo nên Tập Cận Bình vẫn ngoan cố, tiếp tục cò kè bớt một thêm hai với Mỹ với hy vọng sẽ làm cho Mỹ thoái chí, tuy nhiên Tập Cận Bình đã nhầm to, những động thái khiêu khích của Bắc Kinh chỉ làm kích thích thêm sự khó chịu của Trump và làm gia tăng nguy cơ bùng phát chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vì trong chiến lược thương mại của Mỹ.

Nếu thực sự khởi phát chiến tranh thương mại thì kẻ thất bại thảm hại chính là Trung cộng, điều này đích thân thầy giáo của Tập Cận Bình là Giáo sư Tôn Lập Bình, Khoa Xã hội học, Đại học Thanh Hoa, từng là Giáo sư hướng dẫn luận văn tiến sỹ của ông Tập đã có bài viết trên trang mạng cá nhân «Tôn Lập Bình quan sát xã hội», cho rằng «Trung Quốc không thể phát động và không có cách nào đánh thắng» cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Vậy tại sao Tập Cận Bình «dám cãi thầy mà không sợ núi đè ?»

Thực chất Tập Cận Bình đã bị Trump nắm lấy tử huyệt bởi chính cuồng vọng của y.

Trong mắt của người dân Trung quốc, Tập Cận Bình nổi lên là một vỹ nhân trong lịch sử Trung Hoa bởi những sách lược bá quyền, dân Trung Quốc đang kỳ vọng họ Tập sẽ đưa Trung cộng trở thành bá chủ thế giới và dĩ nhiên dân tộc Trung Hoa sẽ trở thành dân tộc thượng đẳng mà nhân loại còn lại trên thế giới này phải phục tùng.

 Vì vậy, Tập Cận Bình phải chứng minh bản thân mình là hình mẫu của bậc đế vương, không hạ mình, chịu thua trước thế lực nào, hay nói như cách nói của cộng sản là «nhiệm vụ nào cũng hoàn thành; khó khăn nào cũng vượt qua; kẻ thù nào cũng đánh thắng».

Chính điều này buộc Tập Cận Bình luôn phải thể hiện tư chất quân vương mà động thái đầu tiên là bằng mọi giá phải ép bằng được Kim Jong Un sang chầu họ Tập dù suốt 7 năm nay Kim Jong Un không thèm đến Bắc Kinh.

Vì vậy, dù bị Trump gia tăng sức ép buộc Trung cộng phải tự giác san bằng thâm hụt thương mại nhưng vì sỹ diện hảo trước quốc dân, trước đảng cộng sản nên họ Tập phải «cố đấm ăn xôi».

Thêm vào đó, do Trump đã nắm tẩy của Tập Cận Bình nên Tập Cận Bình đang cố vùng vẫy bằng mọi giá. Ngặt nỗi Trump là tay lão làng, Tập càng cố vùng vẫy thì vòng kim cô của lão Trump càng xiết chặt.

Nếu Tập tự giác san bằng thâm hụt thương mại theo yêu cầu của Trump thì uy tín của bậc đế vương sẽ bị xô đổ trong mắt người dân Trung quốc, đối thủ chính trị của họ Tập trong đảng cộng sản Trung Quốc sẽ trỗi dậy uy hiếp ngôi vị hoàng đế vĩnh cửu của y.

Thêm vào đó, với cái câu «buôn có hội, bán có phường», một khi Tập tự giác san bằng thâm hụt thương mại với Mỹ thì các đối tác khác đang bị thâm hụt thương mại với Trung quốc cũng nối gót Trump ra tối hậu thư với Bắc Kinh, đây mới là đại họa cho nền kinh tế của Trung quốc, một nền kinh tế mạnh lên nhờ gian lận thương mại và ăn cắp công nghệ, nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu.

Tóm lại, Trung cộng đang đối mặt với tình huống «đi mắc núi về mắc sông» trên lĩnh vực mậu dịch. Lối thôi hiểm cho Trung cộng lúc này là «thị uy vũ lực», một mặt vẫn tiếp tục dùng Kim Jong Un làm đối trọng với Mỹ và Đồng minh, một mặt sẽ liên minh với «trục ma quỷ» như Nga, Iran,...để đe dọa hòa bình thế giới và chắc chắn sẽ gia tăng manh động, uy hiếp Đài Loan, Biển Đông và biển Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, các lối thoát hiểm này của Trung cộng đã bị diều hâu Mỹ bắt bài, nếu Trung cộng manh động ở những bước đi «thị uy vũ lực» thì ngay lập tức Mỹ và Đồng minh sẽ bẻ gãy và xóa sổ các tiền đồn của Trung cộng trong tích tắc vì tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát với sự chủ động cao độ của thủ lĩnh Hoa Kỳ.

Gây chiến thương mại với Mỹ thì chết tức thì, ngồi vào bàn đàm phán với Trump thì chết từ từ, Trung cộng đang rơi vào hoàn cảnh «đằng nào cũng chết».

Cộng sản Việt Namcòn không sớm «bỏ suy phò thịnh» như đã từng làm khi Liên Xô sụp đổ. Mỹ đã chìa ra cái ghế cho cộng sản Việt Nam ngồi vào khi đưa Hàng không mẫu hạm vào Đà Nẵng và cam kết đảm bảo trật tự hàng hải ở Biển Đông vậy còn đợi gì mà không ngồi vào?

Một khi hàng hóa của Trung cộng bị Mỹ áp thuế cao thì hàng hồ của Việt Nam chạy đằng nào cho khỏi nắng !

Số phận của cộng sản Việt Nam cũng như cộng sản Trung quốc, hoặc chết tức thì hoặc chết từ từ !

Nhưng cộng sản Việt Nam vẫn còn đường thoát hiểm vì cộng sản Việt Nam chỉ là thân phận a dua, đu dây, vì vậy vẫn còn cơ hội để sống sót là hãy tự giải tán đảng cộng sản, trao vận mệnh dân tộc vào tay nhân dân,  bằng không khi cộng sản Trung quốc tiêu vong thì cộng sản Việt Nam cũng sẽ bị dân dọn sạch không còn một móng, muốn chui ống cống để ẩn thân cũng đã muộn màng. /.

Tran Hung.


Share:

Mỹ giảm khí thải nhiều hơn mọi quốc gia, ông Trump khiến giới chỉ trích ‘nghẹn lời’



Mỹ giảm khí thải nhiều hơn mọi quốc gia,
ông Trump khiến giới chỉ trích ‘nghẹn lời’
Phạm Duy


Tờ Fox News hôm 29/7 đăng bài viết của Sterling Burnett và Justin Haskins thuộc Viện Heartland, cho rằng Mỹ giảm được lượng khí thải Carbon nhiều hơn mọi quốc gia nước ngoài khác.

Theo các tác giả, khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định Parisvề biến đổi khí hậu vào tháng 6/2017, tiếng la ó phản đối của các nhà môi trường cánh tả có thể nghe thấy trên khắp trái đất.

Từ Canadađến Trung Cộng và trên khắp châu Âu, thế giới đã lên án quyết định của tổng thống Mỹ là thiếu thận trọng và mâu thuẫn với «khoa học về biến đổi khí hậu». Họ cho rằng nếu không có Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu, Trái đất sẽ sớm bị ‘xóa sổ’ do trái đất bị nóng lên.

Nhưng một năm sau, Trái Đất vẫn không có gì thay đổi, như mọi người có thể nhận thấy.

Còn kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, phần lớn là nhờ cam kết của chính quyền ông Trump về bãi bỏ các quy định và vượt trội về năng lượng. Hôm 27/6, chính phủ Mỹ thông báo tổng sản phẩm quốc nội GDP của Mỹ tăng 4,1% trong Quí II năm nay, mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm.

Ngoài tin tức tốt đẹp này, bất chấp những cảnh báo u ám và số phận bất hạnh, từ những đối thủ của Tổng thống Trump, Mỹ hiện là nước đứng đầu thế giới về cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2).

Theo một báo cáo tháng 6/2018 của công ty BP, đo lượng khí thải CO2 từ việc sử dụng dầu, khí đốt và than, Mỹ đã giảm được 41,8 triệu tấn khí thải trong năm 2017 so với 2016, đánh dấu 3 năm liên tiếp giảm được khí thải CO2 của nước Mỹ.

Việc giảm lượng khí thải CO2 của Mỹ là cao gấp đôi so với Ucraina, quốc gia đứng thứ 2 về mức độ giảm khí thải trong nghiên cứu.

Theo các tác giả, sự sụt giảm khí thải CO2 của Mỹ gần đây là nhờ kết quả của việc tăng tiêu thụ khí tự nhiên so với các dạng sản xuất năng lượng khác, nhờ việc sử dụng năng lượng tái tạo và sử dụng điện hiệu quả hơn.

Việc giảm khí thải CO2 của Mỹ còn có ý nghĩa khiến cho những cảnh báo ‘thảm khốc’ được các nhà môi trường đưa ra, hóa ra là một ví dụ nữa về hành động cố ý gây sự sợ hãi của các nhà môi trường, đối với thế giới.

Một trong những người đưa ra những cảnh báo này là Thượng nghị sỹ Chuck Schumer, lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mỹ, người đã gọi quyết định của Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định Paris là một «thất bại thảm hại có tính chất lịch sử».

Sau khi các nhà lãnh đạo thế giới từ các nước lớn và nhỏ, chỉ trích gay gắt Tổng thống Trump vì đã rút khỏi Hiệp định Paris, họ đã đã dành phần thời gian còn lại của năm 2017, giám sát các quốc gia phát thải hàng triệu tấn khí CO2 bổ sung. Điều đó minh họa rõ nét sự hoàn toàn vô dụng của Hiệp định Paris.

Ví dụ, năm 2017 Trung Cộng đã tăng lượng khí thải CO2 thêm 119 triệu tấn so với năm 2016, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, bất chấp ‘cái được gọi là cam kết’ của Bắc Kinh đối với Hiệp định Paris, các tác giả bình luận.

Tây Ban Nha đã phát thải thêm 18,7 triệu tấn khí thải CO2, trong khi Pháp tăng thêm 5,5 triệu tấn.

Còn Canadacó khí phát thải CO2 lớn nhất thế giới, theo các tác giả Sterling Burnett và Justin Haskins. Được biết, Thủ tướng Justin Trudeau đã chỉ trích chính quyền ông Trump về quyết định rút khỏi Hiệp ước Paris, trong đó ông Trudeau nói rằng ông «vô cùng thất vọng» bởi quyết định «làm nản lòng» của tổng thống Mỹ.

«Canada kiên định trong cam kết chống lại biến đổi khí hậu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sạch. Người Canadabiết chúng ta cần phải có hành động tập thể và dứt khỏa để giải quyết nhiều thực tế khắc nghiệt về thay đổi khí hậu của chúng ta», Thủ tướng Trudeau tuyên bố.

Vậy, sau những tuyên bố ‘liều lĩnh’ này, Canada sẽ cắt giảm khí thải đáng kể, đúng không? Các tác giả đặt câu hỏi.

Đáng tiếc, không chính xác là như vậy. Trong năm 2017, Canada đã phát thải thêm 17 triệu tấn khí CO2, so với lượng phát thải trong năm 2016.

Có lẽ lý do khiến Canada, Trung Cộng, Pháp, Tây Ban Nha và hàng chục nước khác ký kết Hiệp định Paris, đã phát thêm khí thải CO2, trong khi đồng thời đổ lỗi cho Mỹ đã hành động theo hướng độc lập về năng lượng, là bởi vì các nhà lãnh đạo của các nước này biết rõ những gì mà những người hoài nghi về những kẻ cố tình báo động về sự nóng lên toàn cầu, đã hàng chục năm nay.

Thế giới tốt hơn nhiều với năng lượng giá cả phải chăng, hơn là tìm cách chiến đấu chống lại một vấn đề, mà nhiều nhà khoa học cho rằng nó không tồn tại.

Được biết, trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng gọi biến đổi khí hậu là một «trò lừa bịp» của Trung Cộng .

Tất nhiên, Thủ tướng Trudeau và những nước còn lại của Hiệp định Paris sẽ không bao giờ công khai thừa nhận điều đó. Họ dễ dàng hơn nhiều, dành thời gian trong nhiệm kỳ, khoe khoang về đức hạnh của mình, và ‘thương xót’ chủ nghĩa cá nhân bi thảm theo cách Mỹ, các tác giả nhận xét.

Phạm Duy



Share:

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Tàu cộng hung hãn, có đáng sợ không?



Tàu cộng hung hãn, có đáng sợ không?
Nguyễn Lộc Yên
(Danlambao)

Vì sao gọi Tàu cộng hung hãn? Chỉ nêu 3 điều tiêu biểu cũng đủ xác minh Tàu cộng hung hãn:


1- Tàu cộng ngang ngược chiếm trên 80% diện tích biền Đông, Bắc Kinh đã trắng trợn tuyên bố Đường lưỡi bò ôm gần trọn biển Đông, còn đè lên «Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý» của các nước khác, như: Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei...

2- Cuộc Hội nghị thượng đỉnh tại Bắc Kinh từ ngày 12 đến 14 tháng 5 năm 2017, Chủ tịch Tàu cộng là Tập Cận Bình tuyên bố sẽ dành khoảng 124 tỷ USD cho dự án «Nhất đái nhất lộ» nghĩa là «Một vòng đai, một con đường» (One Belt, One Road) nhằm thúc đẩy các tuyến giao thông giữa châu Á, châu Phi và châu Âu, đây là dự án liên lục địa, «One Belt, One Road» có đại diện hàng 100 quốc gia tham dự. Từ đấy, vào ngày 18-10-2017, tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, cựu Ngoại trưởng Hoa kỳ là Rex Tillerson đã cảnh báo: «Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương có thể trở thành nạn nhân của ‘kinh tế kẻ cướp’ (predatory economics) của Tàu cộng».

3- Theo hãng tin CNN: Một quan chức Mỹ tiết lộ rằng máy bay Mỹ đã nhiều lần bị người Tàu tấn công bằng tia laser, khiến hoạt động trên biển Đông, biển Hoa Đông và Djibouti(thuộc châu Phi) rất đáng lo ngại vì vũ khí Laser gây mù (Protocol on Blinding Laser Weapons).

Để việc theo dõi được dễ dàng, người viết xin khái quát về nước Tàu ngày nay:

Nước Tàu có diện tích là 9.596.960 km2 (3.705.410 sq mi), nước Tàu là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới. Nước Tàu có biên giới với 14 quốc gia khác, đấy là: Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ, và Triều Tiên. Các nước: Nhật Bản, Philippines, Nam Hàn cũng ở gần nước Tàu qua biển không xa. Dân số nước Tàu vào năm 2010 là 1.370.536.875 người (nước có dân số đông nhất Thế giới). Mật độ 143 người/km² (hạng 83). Hiện nay tại nước Tàu có 5 khu tự trị:

1- Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây
2- Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương
3- Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ
4- Khu tự trị Nội Mông Cổ
5- Khu tự trị Tây Tạng.
(chiếm khoảng 1/2 nước Tàu)

Màu vàng là 5 khu tự trị ở Tàu cộng (chiếm khoảng 1/2 nước Tàu)

Như vậy, hiện tình nước Tàu về: Chính trị, Kinh Tế và Quân sự như thế nào?


a- Chính trị và xã hội Tàu cộng hiện nay:

- Đả hổ diệt ruồi của Tập Cận Bình: Khởi động chống tham những từ năm 2012, trong 5 năm qua đã truy tố khoảng 1,55 triệu người, chỉ riêng năm 2017 đã buộc tội các quan chức Tàu tham nhũng 159,000 người. Đặc biệt, những con «Hổ lớn»: Bạc Hy Lai làm Bộ trưởng thương mại và Bí thư thành phố Trùng Khánh. Chu Vĩnh Khang là Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên. Thượng tướng Từ Tài Hậu làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương... Trong kiếm hiệp người Tàu có câu: «Quân tử trả thù mười năm chưa muộn» vậy thì những người và thân nhân những người bị hại có quên mối thù với họ Tập không?

- Các «Khu tự trị»: Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng... Họ đã đấu tranh liên tục, bởi sự cai trị hà khắc của Tàu cộng, truyền thông đã ghi nhận: «Năm 2002, người Duy Ngô Nhĩ tại Bishket (thủ đô Kyrgyzstan), các thành viên của tổ chức bí mật ‘Tổ chức giải phóng Đông Turkestan’ đã bắn chết viên lãnh sự Tàu cộng ở đấy (2)». Người Tây Tạng tự thiêu từ đầu năm 2009 đến nay, đã có 110 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối bạo quyền Bắc kinh hủy diệt văn hóa và tôn giáo của họ (3).

- Vào ngày 2-7-2018, RFA đưa tin: Tàu cộng hiện có 57 triệu cựu chiến binh, trong số đấy có nhiều người đã bất bình từ mấy thập niên qua, vì thiếu sự bảo vệ pháp lý về quyền lợi, không được hỗ trợ tài chính và thường xuyên bị tấn công khi họ lên tiếng chính đáng(4).


b- Kinh tế tại Tàu cộng hiện nay:

- «Một vòng đai, một con đường»của Tàu cộng bị khó khăn: Theo AP, khi liên hệ với ngân hàng cho vay, Bắc Kinh lại đòi các nước nhận dự án phải sử dụng công nghệ và công ty xây dựng của Tàu cộng, điều này đã khiến nhiều nước phàn nàn rằng bị chèn ép trong các cuộc đàm phán.

- Quan hệ mậu dịch Mỹ-Trung: Mỹ đã nhập cảng từ Tàu cộng cả năm 2017 là 505 tỷ USD và xuất cảng sang Tàu cộng 130 tỉ USD. Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ là 375 tỷ USD (505-130=375). Tuy nhiên, Tàu cộng cho biết thặng dư thương mại giữa Mỹ-Tàu, năm ngoái là 276 tỷ USD (505-229=276). Dù cho mậu dịch của Mỹ bị thâm thụt bởi Tàu cộng là 375 tỉ USD hay 276 tỷ USD, khi TT Trump cho tăng thuế lên tổng trị giá đến 505 tỷ USD thì Tàu cộng lấy gì để chống đỡ?! Đây là hậu quả «ăn miếng trả miếng» của Tàu cộng. Lần đầu tiên Mỹ tăng thuế 34 tỷ USD. Tàu cộng lại hung hăng, liền lạc đáp trả lại cũng tăng thuế hàng hóa của Mỹ 34 tỷ USD, nếu khi đấy Tập Cận Bình biết nhỏ nhẹ: «Thưa Tổng thống (Trump), xin nhẹ tay để lũ em nhờ» thì sự thể không đến nỗi gay go như vậy? Ngoài ra, Tập Cận Bình còn kiêu căng: «Made in China 2025» nhằm mục tiêu đưa nước Tàu đến vị trí hàng đầu thế giới, như dùng trí tuệ nhân tạo, người máy..., đây là họ Tập trịch thượng muốn nước Tàu nổi bật, thế nhưng tập đoàn ZTE tại nước Tàu trong những năm qua đã nhập khẩu linh kiện từ Mỹ? Họ Tập đã thiếu tỉnh táo, nghĩ rằng Tổng thống đương nhiệm tại nước Mỹ năm 2018 vẫn còn Barack Obama nên «khua môi múa mép» mới bị TT Trump trị cho liểng xiểng, vì lẽ Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi lời hứa khi tranh cử: Nước Mỹ trước tiên: American first.


c- Quân sự tại Tàu cộng hiện nay:

Quân đội Tàu cộng hiện có 2,2 triệu người, trong khi quân đội Hoa Kỳ hiện có 1,4 triệu người. Ngày nay, số lượng quân sĩ trong chiến tranh không còn là yếu tố chính yếu để quyết định thắng bại của cuộc chiến mà khí tài hiện đại của mỗi bên sẽ quyết định cuộc chiến. Thế nên, cần tìm hiểu về «Hàng không mẫu hạm» hay gọi là «Tàu sân bay». Tàu cộng hiện có 2 hàng không mẫu hạm, chiếc Liêu Ninh mua của Ukraine và một chiếc mới hạ thủy do Tàu cộng tự đóng, 2 chiếc này một thì quá cũ, một thì kỹ thuật chưa được hoàn hảo! Trong khi đấy, Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới về số hàng không mẫu hạm, tới 10 chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử, mỗi Hàng không mẫu hạm chuyên chở được nhiều máy bay.

USS Constellation CV-64 của Hoa Kỳ

Tiêu biểu «Hàng không mẫu hạm» thứ 11 của Mỹ là Mẫu hạm USS Gerald Ford. Trọng tải: 100,000 tấn Anh, độ dài: 1.106 ft (337m), sườn ngang: 256 ft (78m), độ cao: 250 ft (76m), có 25 boong tàu. Có 2 lò phản ứng hạt nhân. Tốc độ: 30 hải lý một giờ (56 km/h; 35 mph). Thủy thủ đoàn: 4.600 thủy thủ, phi công và nhân viên (khi hiện diện đầy đủ). Vũ trang: Tên lửa đất-đối-không RIM-162 Evolved SeaSparrow. Tên lửa tầm gần RIM-116 Rolling Airframe. Mẫu hạm USS Gerald Ford chở trên 75 máy bay. Mẫu hạm này giao cho Hải Quân Mỹ vào tháng 2 năm 2016. Giá thành Mẫu hạm USS Gerald Ford là 13 tỷ USD (6).

Vũ khí nguyên tử: Vũ khí nguyên tử còn gọi là Vũ khí hạt nhân (Nuclear weapon), đây là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt! Thế giới vẫn còn bàng hoàng về vụ ném 2 bom nguyên tử tại nước Nhật, trong Thế chiến thứ II, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, quân đội Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6-8-1945 và Nagasaki ngày 9-8-1945, ước tính trên 200 ngàn người chết! Đây mới là bom loại A, còn loại bom H hay bom Hydro tức là loại bom khinh khí, nó có thể tàn phá lớn hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử loại A. Về vũ khí nguyên tử của Tàu cộng thế nào? Tàu cộng bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 1954, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô lúc ấy. Đến ngày 16-10-1964, Tàu cộng thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên bằng lượng uranium, đến ngày 17-6-1967, Tàu cộng thử nghiệm thành công nguyên tử tầm nhiệt đầu tiên, sự thành công này đã gây một tiếng vang lớn. Vậy thì, vũ khí nguyên tử của Mỹ thế nào? Mỹ hiện có vũ khí hạt nhân với khoảng 7.200 đầu đạn. Vũ khí nguyên tử của Mỹ ngoài số tồn trữ các nơi, còn lưu động trên 12 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio với 24 tên lửa Trident II mỗi tàu. Trên không thì 94 máy bay B-2 và B-52 mang vũ khí hạt nhân, 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III. Thế nên, bất cứ quốc gia nào cũng e ngại dùng bom nguyên tử để đối chọi với Mỹ, vì lẽ nếu nước Mỹ bị bom nguyên tử của đối phương thì các tàu ngầm hạt nhân, các máy bay mang vũ khí hạt nhân ở bên ngoài nước Mỹ (đang lưu động) sẽ đáp trả ngay lập tức vào lãnh thổ kẻ thù tan tành. Cũng xin thưa thêm, những quốc gia hiện nay đã công bố đang sở hữu vũ khí hạt nhân: Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Tàu cộng, Ấn Độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên. Riêng Israel (Do Thái) chưa chính thức khẳng định hay phủ định là có sở hữu bom hạt nhân hay không, nhưng được cho là đã sở hữu bom hạt nhân, còn Iran và Syria thì Hoa Kỳ đã cáo buộc là có sở hữu vũ khí hạt nhân?

Từ những điều nêu trên, rõ ràng Tàu cộng muốn trở thành quốc gia đứng hàng đầu Thế giới (qua mặt Hoa Kỳ), đã được nhiều nhà bình luận nghĩ như vậy. Tuy nhiên, người viết không nghĩ như vậy, vì lẽ hiện nay trong 3 lĩnh vực cốt yếu: Chính trị, Kinh Tế và Quân sự của Tàu cộng còn nhiều trắc trở nên Tàu cộng không đáng sợ và Tàu cộng chưa thể là một siêu cường số một. Ngoài ra, nếu Tập Cận Bình biết khiêm tốn: «Biết mình biết người» (tri kỷ tri bỉ) thì xem kỹ cuốn «Ngô tử binh pháp» của Ngô Khởi đời Chiến Quốc, được coi là một trong những cuốn binh pháp tiêu biểu nhất ở nước Tàu, cũng là một trong Võ kinh thất thư. Lúc Ngô Khởi làm tướng nước Ngụy, Ngô Khởi nói rằng: «Khi trong nước bất hòa thì không nên đem quân đi đánh bất cứ nơi nào.» Hiện tại, nước Tàu nội bộ bất hòa, các khu tự trị đang tìm cách quật khởi, nếu họ Tập hung hăng cho đem binh đi xâm lăng nơi khác, sẽ bị các nước: Mỹ, Nhật, Ấn Độ... đánh cho tan tành và nước Tàu sẽ bị chia năm xẻ bảy

Nguyễn Lộc Yên


Cước chú: 


Share:

Nước Mỹ Đang Thay Đổi Mạnh Mẽ



Nước Mỹ Đang Thay Đổi Mạnh Mẽ


Nguyễn Cao Quyền

Trong mấy chục năm qua, thực tế đấu tranh tại các nước dân chủ đã cho ta cảm nhận được một bài học rằng: triệt tiêu chế độ cộng sản bằng vũ khí «kinh tế» là hữu hiệu nhất.

Việc thế giới tự do mở rộng vòng tay để đón nhận Trung Quốc vào sân chơi của mình đã khiến cho Trung Quốc kiếm được một số vàng lớn, chất vào kho, rôi dùng số vàng đó cải thiện bộ máy hành chính, tăng cường công an và quân đội làm cho họ gắn bó hơn với chế độ độc tài.  Thực tế này không ai có thể phủ nhận.

Cho nên có thể nói là chính sách thân thiện, mời gọi các nước độc tài vào sân chơi chung, để từ đó dân chủ xảy ra, là một ước vọng viển vông, không bao giờ đạt tới.  Nhất là đối với nạn độc tài cộng sàn.

Trị độc tài cộng sản bằng biện pháp kinh tế

Đối với cộng sản, càng kiếm được nhiều tiền thì chế độ độc tài của họ càng khoẻ ra.  Bài thuốc hũu hiệu nhất để triệt tiêu bệnh độc tài này là phải chặn hết các ngà đường trong quan hệ làm ăn của họ với thế giới dân chủ, dồn họ và một góc nhỏ để họ ̣không còn phương cách nào kiếm ra nhiểu tiền nuôi dưỡng bộ máy đàn áp thì mới có thể đưa họ vào tình trạng sụp đổ được.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cho thi hành một sách lược ít thấy áp dụng trong lịch sử Hoa Kỳ.  Ông không hứa hẹn giúp đỡ gì cho nhân quyền và dân chủ ở những nước độc tài, mà ông chỉ bình tĩnh dùng vũ khí kinh tế để buộc các nước làm ăn song phẳng như một cách chơi vừa văn minh vừa đúng cách.

Đúng cách có nghĩa là muốn tồn tại trong sân chơi họ phải làm những việc chân chính phù hợp với những quy định làm ăn chung, phù hợp với những giá trị nhân quyền phổ quát của thế giới.  Đây là cơ sở để  các chế độ độc tài nhìn nhận ra vấn đề và dân chúng trong những nước độc tài đổi mới có những bước tiến bộ trưởng thành.

Đối với nhận định của TT Trump thì làm ăn sòng phẳng là biện pháp hữu hiệu nhất để nước Mỹ chống bị mất cắp trên mọi phương diện, để sức mạnh của Mỹ được củng cố và nền kinh tế của Mỹ được thịnh vượng không ai bì kịp.  Với đầu óc một doanh nhân thành đạt, từ ngày lên cầm quyền, ông tin rằng đối với các chế độ độc tài phương thức trừng trị nói trên là đúng và nhất quyết đem ra thử nghiệm. 

Suy nghĩ thực dụng đã giúp ông tìm ra đúng cách đấu tranh chống độc tài và ông đang lấy lại cho nước Mỹ vị thế «vĩ đại như xưa»”.  Với cách nhìn chính xác này của một vị tổng thống có tâm cốt ghét cộng sản, nhân dân toàn thế giới cũng tin tưởng rằng đó không phải là một giấc mơ mà là một thực tế đang xuất hiện.

Ồng Trump  đã chuẩn bị gì cho cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu

Trong năm cầm quyền đầu tiên TT Trump thường lên tiếng đe dọa hoạt động thương mại bất công của tất cả các nước khác nhưng chưa làm gì nhiều để biến những lời đe dọa đó thành hành động.

Tuy nhiên ông không thể kéo dài vô tận những lời hứa «nước Mỹ trên hết»” như đã cam kết trong khi tranh cử.  Đầu năm 2018 ông nhất quyết bảo vệ và khôi phục lại những việc làm mà nước Mỹ đã đánh mất.  Quan điểm này được Wilbur Ross (Bộ Trưởng Thương Mại) Robert Lighthizer (Giám Đốc Hội Đồng Thương Mại Quốc Gia) và Peter Navarro (tác giả cuốn sách nổi tiếng  Chết dưới Tay Tàu Cộng) chia sẻ.

Họ đều đồng ý rằng thâm hụt thương mại song phương quá lớn giữa Mỹ với các nước như Trung Cộng, Nhật Bản, Đức, Mexico là bằng chứng cho thắy Hoa Kỳ đang bị các đối thủ cạnh tranh lường gạt.  Và nếu tổng thống Trump có thể tìm được cách giảm bớt hoặc loại bỏ những thâm hụt đó thì có thể tạo ra công ăn việc làm với thu nhập cao cho công nhân Mỹ.  Trước những lời cố vấn thực tế và tâm tình đó Trump bắt tay vào việc.

Những hành động cụ thể mà Trump đã thực hiện là gì ?  Cho  đến nay ông đã rút nước Mỹ ra khỏi TPP và mở ra những cuộc đàm phán với CanadaMexico để cập nhật Hiệp Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ.  Tuy nhiên đây chỉ là một việc nhỏ.

Trong thời gian tiếp theo, nghĩa là vào giữa năm 2018, ông sẽ biến lời nói thành hành động trên hai mặt trận chính.  Trung Quốc sẽ được Trump coi là nước trục lợi lớn nhất.  Trump sẽ khới động những bước đi nhằm chống những việc bán phá giá của Bắc Kinh, đặc biệt là thép.  Bên cạnh đó cũng có những cuộc tấn công trên diện rộng nhằm chống lại những vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Mặt trân thứ hai của Trump là Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.  Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã công khai mô tả hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là không có lợi cho nước Mỹ.

Thêm vào đó Mỹ cũng sẽ khởi động sáng kiến mới trong việc ký kết các thỏa thuận thương mại song phương, cách tiếp cận mà Trump đã nêu rõ trong Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC ở Đà Nẵng.  Vì Mỹ vẫn là thị trường quan trọng đối với các nước xuất khẩu nên sáng kiến đó sẽ tạo được nhiều ảnh hưởng.

Rút Mỹ ra khỏi TPP cũng là một bước đi đúng hướng.  TPP mà không có Hoa Kỳ thì dù Nhật Bản có quan tâm tái lập dưới hình thức nào đi nữa cũng không thể tránh khỏi những khó khăn trong tương lai.

Nước Mỹ đang thay đổi mạnh mẽ

Bước vào Nhà Trắng với cam kết thay đổi bộ mặt chính trị của nước Mỹ, sau hơn một năm. TT Trump không những chỉ thay  đổi nước Mỹ mà còn thay đối toàn thế giới.  Ông đã để lại dấu ấn cá nhân khá đậm nét sau một thời gian cầm quyền chưa dài lắm.

Trump lên cầm quyền, môi trường kinh doanh tại Mỹ tương đối được giải phóng.  Năm 2017 thị trường chứng khoán  của Mỹ tăng trưởng kỷ lục.  GDP đạt tới mức cao nhất trong ba năm qua (3-4%) và tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000.

Ngày 22/2/2017 TT Trump đã ký ban hành luật cải cách thuế mà theo ông thì là đạo luật gỉảm thuế lớn nhất từ thời TT Reagan. Mục tiêu của đạo luật này là nhằm khuyến khích các công ty đa quốc gia Mỹ, thay vì ra nước ngoài đầu tư, sẽ đầu tư trong nước để tạo công ăn việc làm cho dân chúng.

Ngay từ ngày lên nắm quyền cai trị nước Mỹ, TT Trump liên tục điều chỉnh chính sách của Mỹ, giảm bớt cam kết đa phương, thúc đẩy quan hệ song phương, không chỉ về kinh tế thương mại mà còn về hàng loạt những vấn đề gai góc như mọi người đã biết. TT Trump cũng đã cắt giảm đóng góp tài chính cho Liên Hiệp Quốc và cho nhiều tổ chức quốc tế khác.

Tính cho đến ngày hôm nay, thời gian mà ông Trump lên cầm quyền mới chỉ vẻn vẹn có 18  tháng.  Vậy mà ông đã thành công về nhiều mặt.  Các quyết định nới lỏng điều kiện kinh doanh và luật cải cách thuế đã giúp cho kinh tế Mỹ tăng trưởng rõ nét, không ai có thể phủ nhận

Đối với các vấn đề nóng bỏng trong đó có hồ sơ Bắc Triều Tiên thì hồ sơ này đã được giải quyết ôn hoà và thuận lợi.  Nước Mỹ với chủ nghĩa «thực dụng có nguyên tắc» của Trump đang thay đổi mạnh mẽ.

Chính vì thế mà năm  2018 có thể coi là năm nước Mỹ đang bước vào một thời kỳ sáng sủa chưa từng thấy.  Nhiều bóng đen của dĩ vãng đã bị TT. Trump xua tan và dập tắt ./.

Viết xong ngày 12/7/ 2018.

Nguyễn Cao Quyền

Share:

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

TN17b - Hãy yêu thương và chủ động làm những gì tình yêu đòi hỏi




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 17 Thường Niên
(29-7-2018)


Bài đào sâu

Hãy yêu thương
và chủ động làm những gì tình yêu đòi hỏi



1. Đức Giêsu quan tâm cả nhu cầu thể chất của dân chúng

Trong bài Tin Mừng hôm nay (Ga 6,1-15) thuật lại việc Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất từ năm chiếc bánh và hai con cá, cũng được ba thánh sử khác là Matthêu, Máccô và Luca tường thuật (trong Mt 14,13-21, Mc 6,30-44 và Lc 9,10-17). Sự việc xảy ra vào ban chiều, khi «ngày đã bắt đầu tàn» (Lc 9,12; x. Mt 14,15; Mc 6,35), và số người đến nghe Ngài giảng rất đông, «nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn» (Ga 6,10; x. Mt 14,21; Mc 6,44; Lc 9,14) chưa kể phụ nữ và trẻ em. 

Vì chiều đã tàn, nghe Ngài giảng đã mệt, chắc chắn nhiều người đã bắt đầu đói, nên Đức Giêsu nghĩ tới việc phải cho họ ăn: «Người hỏi ông Philípphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi.» (Ga 6,5-6). Các môn đệ đề nghị Ngài giải tán để họ về nhà (x. Mt 14,15b; Mc 6,36; Lc 9,12b), nhưng Ngài nói: «Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn» (Mt 14,16; Mc 6,37). Các môn đệ chỉ có «năm cái bánh và hai con cá» (Mt 14,17; Mc 6,38b; Lc9,13; Ga 6,9). Từ những bánh và cá ấy, Ngài hóa ra nhiều để tất cả đám dân ấy ăn no, và còn dư được «12 thúng đầy» (Lc 9,42; Mt 14,21; Lc 9,17b; Ga 6,13b).

Như vậy, khi thấy dân chúng mệt và đói, Đức Giêsu đã yêu cầu các môn đệ: «Chính anh em hãy cho họ ăn»  (như trên), và rồi chính Ngài cung cấp bữa ăn trưa cho họ. Điều đó cho thấy, Ngài không chỉ lo thỏa mãn nhu cầu tâm linh cho họ, mà còn cả nhu cầu thể chất của họ nữa. Tình thương của một mục tử đòi buộc phải như thế. Đó cũng là một gương cho các tông đồ cũng như các mục tử của mọi thời đại.




2. Người tông đồ phải có tình thương trong lòng trước đã

Ở những vùng dân chúng rất nghèo –như những vùng truyền giáo cho các dân tộc thiểu số– nhiều khi giáo dân phải đi thật xa hàng mấy chục cây số mới đến được nhà thờ để dâng thánh lễ và học hỏi giáo lý. Nhiều vị chủ chăn đã lo cho họ ăn uống cả hàng trăm người trước khi họ ra về (khi thì cơm, khi bánh mì, khi thì mì ăn liền…). Để thực hiện việc này, một vị linh mục nọ tôi quen biết ở vùng cao nguyên miền Trung Việt Nam, tháng nào cũng phải đi hàng chục hay hàng trăm cây số đến gõ cửa những nhà hảo tâm mà ngài quen biết hoặc được giới thiệu để «ăn mày» giùm cho họ. Thật là một hình ảnh rất đẹp về người chủ chăn! Vị này đã thực hiện lời Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay: «Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn».

Khi nói câu ấy, Đức Giêsu muốn gây ý thức nơi các tông đồ về tình yêu thương, sự quan tâm mà một mục tử phải có đối với dân chúng. Mặc dù mục đích của người tông đồ là loan báo Tin Mừng chứ không phải là lo chuyện vật chất cho dân chúng. Nhưng khi ta biết dân chúng có nhu cầu thiết yếu nào đó, ta nên thể hiện tình yêu thương của ta đối với họ bằng cách giúp họ thỏa mãn nhu cầu ấy. Dân chúng có yêu thương mình, lời mình rao giảng mới thấm vào lòng họ. Dân chúng có cảm thấy mình yêu thương họ, họ mới hứng khởi thực hiện những điều mình dạy dỗ. Dân chúng bị hấp dẫn đến với Đức Giêsu không chỉ vì Ngài dạy dỗ họ những điều hay lẽ phải cho bằng vì họ cảm thấy Ngài yêu thương họ, vì Ngài quan tâm săn sóc họ, vì Ngài chữa bệnh cho họ, giúp họ giải quyết những khó khăn trong đời sống họ…

Kitô giáo là đạo của tình thương, lấy tình yêu thương làm bản chất của đạo (x. Ga 13,34-35), nên những người rao giảng đạo này phải là người có dồi dào tình thương hơn mọi người, và tình yêu thương ấy phải được chứng tỏ bằng hành động. Truyền đạo không phải chỉ là cung cấp cho người ta có một số kiến thức về Thiên Chúa, về Đức Giêsu hay về Lời của Ngài, mà còn là làm cho họ trở thành môn đệ Ngài, theo Chúa, và sống giới luật yêu thương của Ngài. Chính mình không sống tinh thần yêu thương này, làm sao mình có thể truyền tinh thần yêu thương này cho người khác được?



3. Hãy chủ động phần việc của mình trước đã…

Khi yêu cầu các môn đệ hãy tự mình lo cho họ ăn, Đức Giêsu đã thừa biết khả năng hạn hẹp của các ông, và Ngài cũng đã biết mình phải làm gì. Với quyền năng của Ngài, Ngài có thể biến không khí thành bánh và cá nuôi đám dân chúng, không cần đến 5 chiếc bánh và 2 con cá mà các ông có hay tìm được trong dân chúng. Nhưng Ngài không muốn đơn phương làm như vậy, Ngài muốn có sự góp phần của mọi người. Trước tiên, Ngài muốn chính các tông đồ phải có tình thương, có ý thức trách nhiệm đối với dân chúng và thật sự muốn lo cho họ. Ngài nói: «Chính anh em hãy cho họ ăn». 

Các tông đồ quả có nhận ra nhu cầu của dân chúng, nhưng tình yêu của các ông đối với dân chúng chưa mạnh đủ để có thể lóe lên sáng kiến hay thúc đẩy các ông tìm cách nào nuôi dân chúng. Vì thế, ngay từ đầu các ông đã nghĩ mình bất lực không thể giúp gì họ được, và các ông đề nghị giải tán dân chúng. Nếu các ông có nhiều tình yêu hơn, các ông sẽ nghĩ ra được mình nên làm gì. Chẳng hạn các ông có thể nói với Đức Giêsu: «Bây giờ chúng ta phải lo cho họ ăn, chúng con chưa biết làm cách nào, nhưng chúng con biết Thầy có cách». Nói như thế, các ông vừa tỏ ra tình yêu và ý thức trách nhiệm của mình, vừa tỏ ra tin tưởng vào quyền năng của Thầy mình.

Trong cuộc đời, rất nhiều khi có những việc nào đó ta nên làm hay phải làm nhưng không làm được chỉ vì ta không đủ tình yêu, không đủ nhiệt thành và lòng hăng say. Thiếu yếu tố quan trọng này, ta thường bi quan yếm thế cho rằng mình không thể thực hiện được. Trong một trận chiến, chưa xuất quân mà ta đã nghĩ rằng mình sẽ thua thì quả thật ta đã thua ngay từ đầu ngay trong tư tưởng của mình rồi. Nguyễn Bá Học nói: «Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông». Nhiều việc tốt ta không làm được, không phải vì nó khó hay vì nó không thể làm được, mà vì ta không đủ tình yêu để làm, vì ta đã đầu hàng nó ngay từ trong tư tưởng của ta.

Người Kitô hữu không nên sợ mình không làm được, vì ta luôn luôn có một sức mạnh ở ngay trong bản thân mình, đó là quyền năng của Thiên Chúa. Nếu ta tin tưởng vào quyền năng của Ngài, ta sẽ làm được nhiều việc mà mọi người đều nghĩ rằng ta không thể. Vì «không có sự gì mà Thiên Chúa không làm được» (Lc 1,37). Vì «tôi có thể làm được tất cả nhờ quyền năng của Đấng ban sức mạnh cho tôi» (Pl 4,13). Vì «nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì (…) sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được» (Mt 17,20)

Tại sao có những vị thánh đã làm được rất nhiều phép lạ? Chính vì các ngài có rất nhiều tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, và vì các ngài tin tưởng vững chắc vào quyền năng của Thiên Chúa, Đấng luôn hỗ trợ cho mình. Tình yêu thúc đẩy các ngài hành động, và lòng tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa khiến hành động của các ngài đi đến thành công.

Người đời vẫn nói: «Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên». Qua bài Tin Mừng về Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều này, ta thấy Ngài muốn các tông đồ, tức con người, phải mưu sự trước, và Ngài chỉ là người giúp cho mưu sự ấy thành công. Các nhà tu đức vẫn nói: «nỗ lực rồi cậy trông», nghĩa là chúng ta phải chủ động nỗ lực trước đã, dù nỗ lực ấy chỉ là yếu tố rất nhỏ (chỉ 1%) để thành tựu và phần chủ yếu (có đến 99%) là do Ngài, nhưng nếu không có phần nỗ lực rất nhỏ khởi đầu của ta thì không có sự việc gì thành tựu. Thánh ý Ngài là muốn có phần chủ động của ta. Cho dù ngay cả việc chủ động của ta cũng do Thánh Thần Ngài thúc đẩy, vẫn phải luôn có phần của ta, vì nếu thiếu nó, Thiên Chúa cũng không còn muốn làm phần của Ngài nữa!


***

Thiên Chúa luôn muốn phát triển tình yêu thương trong lòng ta. Ngài muốn mọi điều tốt được thực hiện trên đời này là do sáng kiến của ta, bắt nguồn từ tình yêu thương của ta, chứ Ngài không muốn ta cứ làm theo lệnh Ngài như một cái máy. Ngài rất sung sướng được cộng tác với những công việc tốt đẹp mà chính ta sáng kiến và quyết tâm thực hiện, cho dù sự thành tựu là do Ngài tới 99%. Nhưng Ngài vẫn muốn phải có 1% công lao của ta, mà thiếu nó thì chính Ngài cũng không muốn thực hiện 99% còn lại kia. Chúng ta nên ý thức điều đó. Hãy tự sáng kiến và chủ động trong những việc tốt lành mà với sự cộng tác của Thiên Chúa, ta có thể làm được rất nhiều việc ích lợi cho tha nhân, cho thế giới..


Nguyễn Chính Kết




Share: