Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Thong-bao-BVD-TNT


Thông báo

Kính thưa người Việt trong và ngoài nước,
Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 nhằm mang lại hòa bình và bầu cử dân chủ cho miền Nam Việt Nam đã bị Việt cộng vi phạm trầm trọng bằng việc dùng bạo lực cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30/4/1975 gây biết bao tang thương cho dân tộc Việt Nam. Và Trung cộng cũng vi phạm Hiệp Định Paris 1973 bằng việc chiếm Hoàng Sa năm 1974, rồi chiếm Trường Sa năm 1988, và hiện nay còn muốn thôn tính cả Việt Nam nhờ sự tiếp tay đồng lõa của Việt cộng.
May mắn thay, Quốc tế đã đề phòng việc vi phạm này, nên đã có Hội nghị Quốc tế về vấn đề Việt Nam được quy tụ sau khi Hiệp Định Parisđược ký kết một tháng. Và Chính phủ Hoa Kỳ cũng ban hành một đạo luật liên quan đến việc vi phạm này. Do đó, chúng ta có hai văn bản quan trọng để dựa vào đó mà yêu cầu Quốc tế xử lý những vi phạm Hiệp Định Paris do Trung cộng và Việt cộng hầu giải quyết vấn đề Việt Nam hiện nay. Hai văn bản đó là:
1- Ðịnh ước Quốc tế ngày 3/2/1973 được ký kết bởi 12 quốc gia, trong đó có cả Trung Cộng và Việt cộng. Các quốc gia tham dự đã cam kết sẽ tái họp Hội Nghị Quốc Tế về Hiệp định Paris để xử lý trường hợp Hiệp Định bị vi phạm, và cam kết tôn trọng lãnh thổ, chủ quyền và sự độc lập của Việt Nam.
2- Ðạo luật Public Law 93-559 của Hoa Kỳ được Tổng thống Ford ban hành ngày 30/12/1974. Trong đó, điều 34, khoản b4, yêu cầu Tổng thống và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tái triệu tập Hội nghị Quốc tế để xử lý việc Hiệp Định Paris bị vi phạm.
Căn cứ vào 2 văn bản pháp lý nói trên, ngày 15/3/2020, Ủy ban Vận động chúng tôi đã trình một Thỉnh Nguyện Thư lên Tòa Bạch Ốc để yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ tái họp Hội nghị quốc tế về Hiệp Định Paris để Hiệp Định này đuợc thi hành nghiêm chỉnh, và để đề xuất một giải pháp hòa bình hợp lý cho đất nước Việt Nam, trong đó có cuộc bầu cử tự do dân chủ, và chủ quyền Việt Nam phải được tôn trọng.
Nếu Thỉnh nguyện thư này đạt được 100,000 người ký tên trong vòng một tháng, thì 60 ngày sau, Tổng thống Hoa Kỳ có trách nhiệm trả lời Thỉnh nguyện thư ấy.
Vì thế chúng tôi kính xin mọi người Việt khắp thế giới ký tên vào Thỉnh nguyện thư, đồng thời mời gọi người thân cùng bạn bè cùng ký để yêu cầu Hành Pháp Hoa Kỳ cho thi hành Điều 34-b4 của Đạo luật Public Law 93-559 nhằm buộc CSVN và Trung cộng phải tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Paris hầu đem lại hòa bình cho Việt Nam đúng như mục đích của Hiệp Định này.
Để ký tên vào Thỉnh nguyện thư, xin mời Quý Vị vào trang web hiepdinhparis.com để được hướng dẫn cách ký tên, hoặc xin liên lạc với chúng tôi tại số điện thoại: +1-209-210-3087, hoặc email: hd.paris1973@gmail.com.
Thay mặt Ủy ban Vận động Tái họp Hội nghị Quốc tế xử lý vi phạm Hiệp định Paris:
- Lm Bùi Phong,                   - Ls Lâm Chấn Thọ, 
- Gs Nguyễn Chính Kết,      - Lisa Nguyễn.

VÀO ĐÂY ĐỂ KÝ TÊN: https://petitions.whitehouse.gov/petition/reconvene-international-conference-vietnam-tool-address-chinas-encroachment-south-china-sea

HƯỚNG DẪN CÁCH KÝ: https://hiepdinhparis.com/huong-dan-ky-thinh-nguyen-thu/
________________

Xin tham khảo thêm:

1) Trang web hướng dẫn ký tên và thông tin đầy đủ về việc Vận động Tái họp Hội nghị Quốc tế xử lý vi phạm Hiệp định Paris:
http://www.hiepdinhparis.com/ 

2) Thư mời ký thỉnh nguyện thư đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện Đạo luật PL 93-559:
https://1234chinhtri.blogspot.com/2020/03/moi-ky-thinh-nguyen-thu.html

3) Video hướng dẫn ký tên vào Thỉnh nguyện thư
https://www.youtube.com/watch?v=4rbanNr5VLk

4) Thư khẩn:
https://1234chinhtri.blogspot.com/2020/03/thu-khan.html

5) Flyer vận động Chính phủ Hoa Kỳ cho thi hành Đạo luật PL 93-559:
https://1234chinhtri.blogspot.com/2020/03/flyers.html

6) Tâm thư:
https://1234chinhtri.blogspot.com/2020/03/tam-thu.html
Share:

la-thu-tu-nuoc-y


Một Lá Thư Từ Nước Ý
Bình An Cho Mọi Người.
Chúng tôi sống ở Ý - Milan. Tôi sẽ chia sẻ với bạn và giải thích cho bạn, «Cuộc sống ở Milanra sao» trong những ngày khó khăn này và tôi nghĩ bạn nên học hỏi từ những sai lầm và hậu quả của chúng tôi khi sống ở đây.
Chúng tôi hiện đang bị cách ly. Chúng tôi không xuống đường, cảnh sát liên tục di chuyển và bắt giữ bất cứ ai bên ngoài nhà họ. Mọi thứ kết thúc rồi!... kinh doanh, trung tâm thương mại, cửa hàng, tất cả các đường phố mà không lưu chuyển.


Cảm giác về ngày tận cùng của thế giới!!
Nước Ý, đất nước của cuộc sống sống động, được chuyển đổi từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác như thể nó đã là đất nước của một chiến tranh đen tối.
Thực tế chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ sống!
Mọi người bối rối, buồn bã, lo lắng và bất lực, và thường không hiểu thực tế này trút lên đầu họ và khi nào cơn ác mộng này sẽ kết thúc.
Sai lầm lớn là khi bắt đầu những cảnh báo về bệnh dịch, mọi người vẫn tiếp tục sống một cuộc sống như thường lệ và đi đến nơi làm việc, giải trí và cảm thấy như một kỳ nghỉ, vì vậy, những việc tụ tập với bạn bè và tiệc tùng cứ đều đều.
Mọi người đã sai và bạn cũng thế
Tôi xin bạn, hãy cẩn thận, đây không phải là một trò đùa hay một là một câu chuyện phiếm.
Hãy bảo vệ những người thân yêu, cha mẹ và ông bà của bạn! Bệnh dịch này thật là nguy hiểm cho họ.
Khoảng 200 người chết ở đây mỗi ngày, không phải vì thuốc men ở Milan không tốt (nó là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới), mà là vì không có nhiều nơi dành cho tất cả mọi người!
Bác sĩ chọn ai sẽ chết mà thôi! Điều này chỉ là do sự ngu muội của người dân ngay từ lúc đầu, đã quyết định tiếp tục cuộc sống của họ như bình thường, bất chấp tình hình mới!
Xin vui lòng, hãy học hỏi từ những sai lầm, chúng tôi là một quốc gia nhỏ bé mà lại có kết cục với một bi kịch quá lớn.

Bây giờ hãy nghe tôi…
Đừng đi ra ngoài nơi đông người.
Cố gắng không ăn uống ở những nơi công cộng.
Ở lại lâu dài hơn trong nhà suốt thời gian này!
Hãy lắng nghe những hướng dẫn của Bộ Y tế (đừng đùa với nó!)
Nói chuyện với người khác có khoảng cách, không đến gần, không âu yếm hay thỏa thuận.
Nhận một điều trị bổ sung và phòng ngừa và học hỏi từ những sai lầm của người khác.
Chúng tôi khuyên bạn nên dùng vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch.
Hãy giúp các chuyên gia ngăn chặn sự lây lan của dịch...
Ở Ý, toàn bộ đất nước bị cô lập, nghĩa là 60 triệu người bị cách ly!!
Điều này sẽ được ngăn chặn nếu mọi người đã nghe hướng dẫn từ lúc ban đầu.
Chăm sóc bản thân và cuộc sống của người bạn thương yêu.


Hãy chia sẻ thông điệp này cho mọi người….
ĐẠI DỊCH CORONAQUẢ THẬT LÀ ĐÁNG SỢ
ĐỪNG ĐÙA GIỠN VỚI NÓ!
Nguồn: Thanh niên Công giáo

Share:

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

Chay4b - Đức ái là luật cao trọng nhất phải tuân giữ



CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ I Mùa Chay

(05-02-2020)

Bài đào sâu

Bị cám dỗ ngoài ý muốn
là hồng ân của Thiên Chúa





  TIN MỪNG: Mt 4,1-11

Đức Giêsu chịu cám dỗ




Câu hỏi gợi ý:
1.   Có cám dỗ nào mà ta có chấp nhận cho xảy ra thì nó mới xảy ra không? Có cám dỗ nào ta không muốn mà nó vẫn đến không? Hai loại cám dỗ ấy, có loại nào có lợi hay có hại cho ta không? 
2.   Ý chí tự do của ta đóng vai trò nào khi bị cám dỗ? Ta có chịu trách nhiệm khi chiều theo cơn cám dỗ không? 
3.   Ma quỷ có lợi dụng những gì có trong ta để cám dỗ ta không? Nếu ta không có những thứ ấy thì ma quỷ có còn cám dỗ được ta nữa không?


Suy tư gợi ý:


Trong đời sống tâm linh và đạo đức, chúng ta thường gặp hai loại cám dỗ mà chúng ta cần phân biệt: những cám dỗ mà ta tự cho phép xảy ra, và những cám dỗ hoàn toàn ngoài ý muốn của ta.



1.   Tự cho phép bị cám dỗ là sự liều mình nguy hiểm

Nhiều khi ta bị cám dỗ là do ta tự nguyện hay liều mình chấp nhận để mình bị cám dỗ. Cám dỗ loại này có ý chí tự do của ta tham dự vào. Vì thế, nếu ta thua cơn cám dỗ thì ta phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, nghĩa là tội ta nặng hơn. Do đó, nếu tự lượng sức thấy không nắm chắc phần thắng, thì người khôn ngoan không bao giờ liều chấp nhận để mình bị cám dỗ. Chẳng hạn muốn giữ đức khiết tịnh trong đời sống tu trì cũng như đời sống hôn nhân thì không nên tự cho phép mình giao du quá thân mật và tùy tiện với những người khác phái. Tương tự như muốn kiêng ăn thì đừng để những thức ăn thật ngon trước mặt.

Câu chuyện sau đây minh họa vấn đề này: «Hai vị tăng kia khi trở về chùa phải băng qua một dòng suối rộng đầy nước. Lúc đó, trời sắp tối, có một cô gái cũng muốn băng qua suối nhưng không biết làm cách nào vì không có phương tiện. Thấy thế, vị sư già bèn bồng cô gái qua suối. Khi về tới cổng chùa, vị sư trẻ hỏi vị sư già: “Tại sao thầy lại liều mình đụng chạm tới thân thể phụ nữ như vậy? Giới luật chùa đâu cho phép như vậy” Vị sư già trả lời: “Tôi đã bỏ cô gái đó ở ngay bờ suối, tại sao thầy lại đem cô gái về tới tận đây?”».


Vị sư trẻ không dám giúp đỡ cô gái là rất khôn ngoan, vì thầy thấy đó là một sự liều mình nguy hiểm. Nếu thầy đụng chạm tới thân thể cô gái, có thể thầy sẽ phát sinh những tư tưởng không lành mạnh, chẳng những ngay lúc ấy mà còn lâu dài về sau, ảnh hưởng tai hại cho việc tu tập của thầy. Sự sa ngã trong tư tưởng và kết quả tai hại của nó đối với thầy có thể lớn hơn nhiều so với sự thiệt hại của cô gái nếu cô không được giúp đỡ.


Tuy nhiên vị sư già giúp đỡ cô gái như thế cũng rất đúng, vì ông đã già không còn ham muốn nhiều nữa, thêm vào đó, bản lãnh tu tập cũng đã cao, việc thắng lướt cơn cám dỗ là chuyện dễ dàng đối với ông. Vả lại, lòng từ bi đòi hỏi ông phải ra tay giúp đỡ. Vì thế, sự đụng chạm đến thân thể cô gái chẳng làm ông bị thiệt hại gì. Thật vậy, dù ông đã bồng cô gái qua suối, nhưng tư tưởng của ông «đã bỏ cô gái đó ở ngay bờ suối». Còn vị sư trẻ, tuy không đụng chạm đến cô gái, nhưng bằng tư tưởng, thầy đã đem cô gái về tới tận cổng chùa! May mà thầy từ chối giúp đỡ cô gái! Nếu không thì tư tưởng thầy còn đem cô gái về tới tận đâu nữa!?


Không biết xa tránh những cám dỗ, tự tìm cám dỗ cho mình, hoặc liều mình dấn thân vào những hoàn cảnh khiến mình bị cám dỗ… là những hành động thiếu khôn ngoan và rất nguy hiểm. Và những người tự nguyện để chịu cám dỗ như vậy thường là chẳng chóng thì chầy, cũng bị sa chước cám dỗ. Vì hành động như thế chứng tỏ mình đã có một chiều hướng là sẵn sàng chấp nhận phạm tội rồi!




2.   Bị cám dỗ ngoài ý muốn là hồng ân của Thiên Chúa

Tuy nhiên, những cơn cám dỗ hoàn toàn ngoài ý muốn của ta, không do ta mong muốn, lại là những gì cần thiết và ích lợi để ta trưởng thành hơn về tâm linh. Thật vậy, ta phải cám ơn Thiên Chúa đã để ta bị cám dỗ, vì nhờ đó ta mới biết được mình đã yêu Thiên Chúa và thương tha nhân đến mức độ nào, sự thánh thiện của ta được tới đâu. Những cơn cám dỗ giống như những bài trắc nghiệm để chính ta hoặc người khác biết bản lãnh tâm linh ta tới đâu. 

Thật vậy, mặc dù tổ chức những kỳ thi rất tốn kém, nhưng mọi trường học (từ tiểu học đến đại học), mọi quốc gia, đều phải tổ chức các kỳ thi để xác định được trình độ học vấn và tài năng của các học sinh, sinh viên. Điều đó cho thấy việc trắc nghiệm tài năng – tức các kỳ thi – là một nhu cầu cần thiết và tự nhiên trong đời sống con người.


Trong đời sống tâm linh cũng vậy, ai cũng muốn tiến tới trong đời sống tâm linh, nên cần phải có những cơn cám dỗ, là những dịp trắc nghiệm để ta biết bản lãnh và sự tiến triển tâm linh của ta tới đâu, lòng yêu mến Thiên Chúa và thương yêu tha nhân của ta thế nào để tiếp tục tiến tới. Thiên Chúa trắc nghiệm ta không phải để Ngài biết – vì Ngài không cần trắc nghiệm thì cũng đã biết – mà để chính ta và mọi người biết. Con người thực của ta được bày tỏ rõ rệt hơn khi bị cám dỗ. Cuộc đời ông Gióp là một trường hợp điển hình. Thiên Chúa đã biết rõ lòng trung thành của ông, nhưng Ngài muốn ông Gióp chứng tỏ cho chính ông và mọi người thấy sự trung thành ấy (G 1,11-12; 2,5-6).


Nếu ta thật sự yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, thì mọi cám dỗ đều trở thành những dịp để ta chứng tỏ tình yêu thương ấy và bản lãnh tâm linh của ta. Chỉ những người không có bản lãnh, không có trình độ mới sợ bị trắc nghiệm, vì qua trắc nghiệm họ mới lòi cái dốt, cái kém của họ ra. Vì thế, cần nhìn một cách tích cực về những cơn cám dỗ, đừng nhìn nó như một cái gì tiêu cực. Nếu cám dỗ là một điều xấu, bất lợi cho tâm linh của ta, chắc hẳn Thiên Chúa đã không để nó xảy ra cho ta. Có nhìn tích cực về nó, hiểu được sự cần thiết và ích lợi của nó, ta mới lợi dụng được nó, nó mới trở nên ích lợi cho ta. Vả lại, còn có ơn Chúa luôn giúp ta thắng cám dỗ nữa.




3.   Cơ cấu tâm lý của cám dỗ

Tất cả mọi người, ai cũng đều thấy trong bản thân mình có hai khuynh hướng nội tại ngược chiều nhau:

– Khuynh hướng tốt lôi ta lên để ta trở thành người vị tha, yêu Thiên Chúa và thương tha nhân, sẵn sàng hy sinh cho Thiên Chúa và tha nhân. Người tốt là người để cho lực này thắng thế và càng ngày càng đi lên. Lực này chính là ân sủng của Thiên Chúa nâng đỡ ta.


– Khuynh hướng xấu kéo ta xuống để ta trở thành người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình và làm lợi cho mình, sẵn sàng hy sinh vinh quang Thiên Chúa và quyền lợi tha nhân cho lợi ích của mình. Người xấu là người để cho lực này thắng thế và càng ngày càng đi xuống. Khi khuynh hướng xấu này đang cố kéo ta xuống, đó chính là lúc ta bị cám dỗ.


Trong hầu hết mọi trường hợp, hai lực đó ngang bằng với nhau. Và chính ý chí tự do của ta là yếu tố quyết định lực nào thắng: vào chính lúc bị giằng co giữa hai lực ấy, ta thật sự muốn ngả theo lực nào thì lực đó sẽ thắng. Chính vì thế ta chịu trách nhiệm về việc ta thắng hay thua cơn cám dỗ.


Khi bị cám dỗ, nếu không sáng suốt, ta sẽ bị đánh lừa vì sự khéo léo ngụy trang của Satan; hắn là tiêu biểu cho khuynh hướng xấu ở trong ta. 


Đối với những người có tham vọng, hắn dùng chính những tham vọng hết sức hấp dẫn ấy để cám dỗ ta: hắn dụ hễ làm theo ý hắn thì ta sẽ đạt được tất cả những gì ta ham muốn. Chẳng hạn đối với bà Eva, hắn khơi lên trong bà tham vọng muốn được bằng Thiên Chúa, và đề nghị thực hiện tham vọng ấy bằng cách ăn trái cấm. 


Đối với những người tương đối đạo đức, Satan thường dùng những chiêu bài thánh thiện để dụ dỗ: chẳng những có lợi cho mình mà còn đúng ý Chúa nữa. Chẳng hạn, khi cám dỗ Đức Giêsu, Satan luôn dùng những câu có thật trong Kinh Thánh để thuyết phục Đức Giêsu, để Ngài lầm tưởng làm theo ý hắn thì không chỉ lợi cho mình mà còn hợp với ý Thiên Chúa nữa. Được cái này lại được luôn cả cái kia thì còn gì khôn ngoan bằng!? Hắn còn có thể sử dụng ngay những nhu cầu hết sức chính đáng của con người – như cái ăn, cái mặc, tiền bạc, nhà cửa – để cám dỗ con người làm theo ý hắn. Chẳng hạn khi Đức Giêsu đói, hắn dụ Ngài sử dụng quyền năng Thiên Chúa để hóa đá thành bánh mà ăn. Hắn khéo léo lắm! Nên phải cẩn thận!


Do đó, nếu ta từ bỏ mọi tham vọng, diệt trừ tham sân si, đừng ham sướng sợ khổ, sẵn sàng chấp nhận nhu cầu của mình không được thỏa mãn, nhất là quyết tâm «từ bỏ chính mình» – tức coi nhẹ «cái tôi» của mình, đừng coi nó quan trọng quá – để có thể «vác thập giá mình mà theo Chúa» (Mt 16,24) thì Satan sẽ khó tìm ra cách để cám dỗ ta.




CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, khi Cha để con bị cám dỗ hầu con trưởng thành hơn trong tình yêu và bản lãnh tâm linh, thì Cha luôn ban cho con không chỉ đủ mà còn dư tràn sức mạnh để con chiến thắng cám dỗ. Thánh Phaolô đã từng kinh nghiệm: «Ở đâu tội lỗi lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội» (Rm 5,20). Điều quan trọng để con nhận được sức mạnh và ân sủng đó là con phải tin tưởng vào quyền năng và sự dư tràn của ân sủng và sức mạnh Cha ban. Xin cho con tin tưởng vững chãi vào ân sủng Cha.

Nguyễn Chính Kết



Share:

Chay4a - Giữa luật lệ và tình yêu, điều nào quan trọng hơn?




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 4 Mùa Chay

(22-3-2019)

Giữa luật lệ và tình yêu,
điều nào quan trọng hơn?



ĐỌC LỜI CHÚA

  1Sm 16,1b.6-7.10-13a: (7) Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm: người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Thiên Chúa thì thấy tận đáy lòng.

  Ep 5,8-14: (8) Anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; (9) mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật.

  TIN MỪNG: Ga 9,1.6-9.13-16.34-38

Ðức Giêsu chữa một người mù từ thuở mới sinh

(1) Ði ngang qua, Ðức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh. (6) Nói xong, Ðức Giêsu nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, (7) rồi bảo anh ta: «Anh hãy đến hồ Silôác mà rửa. Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được».

(8) Các người láng giềng và những kẻ trước kia thường thấy anh ta ăn xin mới nói: «Hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó sao?» (9) Có người nói: «Chính hắn đó!» Kẻ khác lại rằng: «Không phải đâu! Nhưng là một đứa nào giống hắn đó thôi!» Còn anh ta thì quả quyết: «Chính tôi đây».

(13) Họ dẫn kẻ trước đây bị mù đến với những người Pharisêu. (14) Nhưng ngày Ðức Giêsu trộn chút bùn và làm cho mắt anh ta mở ra lại là ngày sabát. (15) Vậy, các người Pharisêu hỏi thêm một lần nữa làm sao anh nhìn thấy được. Anh trả lời: «Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy». (16)Trong nhóm Pharisêu, người thì nói: «Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sabát»; kẻ thì bảo: «Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy?» Thế là họ đâm ra chia rẽ. (33) Anh ta nói: «Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì». (34)Họ đối lại: «Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?» Rồi họ trục xuất anh.

(35) Ðức Giêsu nghe nói họ đã trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Người hỏi: «Anh có tin vào Con Người không?» (36) Anh đáp: «Thưa Ngài, Ðấng ấy là ai để tôi tin?» (37) Ðức Giêsu trả lời: «Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây». (38)Anh nói: «Thưa Ngài, tôi tin». Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.




CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Luật Môsê do Thiên Chúa ban hành kết án rất nặng những người lỗi luật sabát. Tại sao Ðức Giêsu lại dám chữa bệnh trong ngày lề luật cấm làm việc? Ngài không tuân hành luật lệ chính Chúa Cha ban hành sao? Ngài làm gương xấu chăng? Ngài hành động theo nguyên tắc nào? 
2. Lề luật có phải là mục đích của con người không? Mục đích của lề luật là gì? Giữa mục đích của lề luật và chính lề luật, cái nào trọng hơn? Con người phải thực hiện cái nào?

Suy tư gợi ý:

1.  Ðức Giêsu xem ra không nghiêm chỉnh giữ luật Môsê

Một trong những lý do khiến cho người ta không nhận ra các vị ngôn sứ trong thời đại của mình là các ngôn sứ ấy có vẻ như không sống đúng theo quan niệm triết học, thần học hay đạo đức của người đương thời. Người ta có lý của người ta. Lý của họ căn cứ trên sách vở đàng hoàng, họ cũng «nói có sách, mách có chứng» chứ không phải vô căn cứ. Thật vậy, một trong những điều khiến các kinh sư Do Thái không nhận ra Ðức Giêsu chính là Ðấng Cứu Thế mà họ đang trông chờ, vì họ lý luận: «Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sabát» (Ga 9,16).

Luật Môsê chỉ định rõ ràng phải thi hành thật nghiêm chỉnh luật nghỉ ngày sabát. Sách Xuất hành viết: «Ngày thứ bảy là ngày sabát kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi» (Xh 20,10). Vi phạm ngày sabát là một trọng tội đáng tử hình: «Các ngươi phải giữ ngày sabát, vì đó là ngày thánh đối với các ngươi. Kẻ nào vi phạm điều ấy, thì sẽ bị xử tử; phải, kẻ nào làm việc trong ngày ấy, sẽ bị khai trừ khỏi dân nó» (Xh 31,14; xem 35,2; Ðnl 5,14). Như vậy, theo quan niệm của các kinh sư Do Thái, một người xuất phát từ Thiên Chúa ắt phải tuân giữ luật sabát thậm chí nghiêm chỉnh hơn họ. Nghĩ như thế xem ra rất hợp lý.

Thế mà Ðức Giêsu lại chữa bệnh trong ngày sabát, là điều không được phép làm trong ngày ấy, mà câu chuyện trong bài Tin Mừng hôm nay là một điển hình. Dưới mắt các kinh sư Do Thái, Ngài đã vi phạm luật này không phải chỉ có lần này, mà đã rất nhiều lần (xem Mt 12,1-2; 12,12-13; Lc 13,13; 14,3-4; Ga 5,8-11; 9,14). Nếu chiếu theo luật Môsê, Ngài đáng bị tử hình. Vì thế, rất nhiều lần họ tìm cách hãm hại và giết Ngài là để thi hành luật Môsê (xem Mt 12,14; Mc 3,6; 11,8; 12; v. v.)

Ðể tránh hành động theo kiểu các kinh sư Do Thái, nhất là đối với những ngôn sứ của thời đại, chúng ta cần hiểu rõ hơn về lề luật.



2.  Vai trò và giới hạn của lề luật

Trong xã hội cũng như Giáo Hội, không thể không có lề luật. Lề luật làm cho xã hội có tôn ti trật tự, nhờ đó có an ninh, tính mạng, của cải của mọi người được tôn trọng và bảo đảm. Trong tôn giáo, lề luật giúp mọi người thực hiện được lý tưởng của tôn giáo, là bản đồ chỉ dẫn con người tiến bộ trong lãnh vực tâm linh. Nói chung, trong xã hội con người, dù nhỏ bé như gia đình, hội đoàn, hay lớn lao như quốc gia, thế giới, xã hội nào cũng cần có luật lệ.

Tuy nhiên, luật lệ không phải là một cái gì tuyệt đối mà tất cả mọi người phải tuân theo trong tất cả mọi trường hợp. Có những điều còn cao trọng hơn lề luật: đó là tình yêu được phản ánh nơi lương tâm. Theo luân lý Kitô giáo, người Kitô hữu phải coi mệnh lệnh của lương tâm đã được giáo dục của mình hơn cả luật của chính Giáo Hội, và đương nhiên cả luật đời nữa

Luật tối thượng là luật của Thiên Chúa, mà luật của Thiên Chúa có mục đích là thể hiện Tình Yêu Thương, được biểu hiện nơi lương tâm ngay thẳng của con người. Ðối với cá nhân, lương tâm ngay thẳngtiêu chuẩn cuối cùng mà con người phải theo khi có những xung đột giữa các tiêu chuẩn phải theo, trong đó có lề luật. Sách Giáo lý chung viết: «Con người luôn luôn phải vâng theo phán đoán chắc chắn của lương tâm mình» (số 1800).



3.  Luật lệ vì con người, chứ không phải con người vì lề luật

Trong Kitô giáo, luật lệ không phải là những nguyên lý tuyệt đối phải tuân theo, nó chỉ là một phương tiện bất toàn, vì trong nhiều trường hợp, phương tiện này lại đi ngược lại với mục đích

Xin đan cử một trường hợp mà tôi đã từng gặp: 

Một buổi chiều Chúa nhật nọ, một lương y ở một vùng quê rất hiếm thầy thuốc đang chuẩn bị đi lễ Chúa nhật vì sáng ông chưa đi, thì có một bệnh nhân sốt rét đến năn nỉ hết lời xin ông chữa bệnh, vì bệnh thì nặng mà nhà thì quá xa, vả lại trời sắp tối. Nhưng nghĩ tới luật Giáo Hội buộc nặng phải đi dự lễ, ông ta đã quyết liệt từ chối mặc cho người bệnh ra sao thì ra, sau khi đã giải thích rõ lý do là ông phải giữ luật của Giáo Hội. 

Trường hợp này, ông thầy thuốc tuy giữ đúng luật Giáo Hội, nhưng lại hành động ngược lại với cốt tủy và mục đích của lề luật là tinh thần yêu thương (mến Chúa và yêu người)

Một trường hợp khác: luật Chúa đòi hỏi người Kitô hữu phải luôn luôn nói sự thật, vì sự dối trá thường gây thiệt hại cho tha nhân hoặc cho chính mình. Mục đích của luật này là thực hiện đức ái. Nhưng trong một số trường hợp cá biệt (chẳng hạn bí mật quốc gia, hay khi bị kẻ địch điều tra về đồng bạn cùng chiến đấu cho lý tưởng, hay thầy thuốc với bệnh nhân ung thư), lời nói thật có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội, cho ích lợi chung, hay cho người vô tội, thì trong trường hợp đó, việc nói sự thật đi ngược lại với mục đích của luật buộc nói sự thật. Những trường hợp tương tự như thế, người Kitô hữu không nên câu chấp vào lề luật. Chính Đức Giêsu nói: «Ngày sabát (hay lề luật) được làm ra vì con người, chứ không phải là con người được dựng nên vì ngày sabát (hay lề luật)» (Mc 2,27).

Theo thánh Phaolô thì «Lề Luật là thánh và điều răn cũng là thánh, đều đúng và tốt» (Rm 7,12; 1Tm 1,8) vì nó diễn tả ý muốn của Thiên Chúa. Nhưng cũng theo Phaolô, «lề luật không phải được lập ra cho những người công chính» (1Tm 1,9), mà cho những người còn yếu đuối, non nớt về trí huệ, về tâm linh. Vì thế, không thể căn cứ vào việc giữ lề luật nghiêm chỉnh của một người mà cho rằng người ấy là công chính. Thật vậy, thánh Phaolô viết: «Sự công chính không hệ tại việc giữ luật pháp, vì nếu như vậy thì cái chết của Ðức Kitô trở nên vô ích» (Gl 2,21). Sự công chính đòi hỏi một cái gì cao hơn nữa. Về vấn đề này, thánh Phaolô nói rất rõ và rất nhiều: «Không ai được nên công chính trước mặt Thiên Chúa nhờ Lề Luật, đó là điều hiển nhiên, vì người công chính sống bởi đức tin» (Gl 3,11); «Trước nhan Chúa, không người phàm nào được nhìn nhận là công chính vì đã làm những gì Luật dạy. Luật chẳng qua chỉ làm cho người ta ý thức về tội» (Rm 3,20); «Người ta được nên công chính vì tin chứ không phải vì làm những gì luật dạy» (Rm 3,28), v.v.



4.  Sự lợi hại của lề luật

Lề luật có thể là một con dao hai lưỡi: một đằng rất cần thiết và có lợi cho tâm linh, nhưng đằng khác có những bất lợi. Chẳng hạn khi người ta giữ luật một cách hoàn hảo thì họ lại dễ ỷ vào đó để tự hào, kiêu căng, tự cho mình là công chính, như trường hợp người Pharisiêu vào đền thờ cầu nguyện cùng với người thu thuế (xem Lc 18,9-14). Chính sự tự hào đó đã phá đổ tất cả mọi công trình giữ luật của ông. 

Một nhược điểm khác của lề luật là: tuy soi sáng cho tâm trí, nhưng lại không đem lại sức mạnh nội tâm để sống theo sự soi sáng đó. Người ta có thể biết rất rõ lề luật dạy phải làm thế này thế kia, nhưng không vì biết rõ luật mà người ta có động lực thúc đẩy để làm những điều luật đòi buộc, mà lắm khi lại bị thúc đẩy làm những điều trái với Lề Luật. Thánh Phaolô nói lên kinh nghiệm về tình trạng này: «Ðiều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm» (Rm 7,14). Chính vì thế mà người Do Thái, tuy có Lề Luật của Thiên Chúa - tức Luật Môsê - nhưng họ cũng tội lỗi không kém gì dân ngoại (xem Rm 2,17-18.21-24).

Ðiều quan trọng mà người Kitô hữu phải củng cố chính là có tình yêu trong tâm. Trong Kitô giáo, tình yêu chính là mục đích của lề luật: lề luật giúp người ta thể hiện tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Tình yêu làm cho người ta nên giống Thiên Chúa, hay nên công chính. Do đó, lề luật chỉ là phương tiện, còn tình yêu mới chính là mục đích

Ðang khi lề luật không phải là một động lực thúc đẩy người ta làm điều thiện, thì tình yêu chính là một động lực rất mạnh. Nếu theo như Phaolô, «lề luật không phải được lập ra cho những người công chính» (1Tm 1,9), thì điều đó có nghĩa là lề luật không được lập nên cho những người có tình yêu đích thực. Người có tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa và mọi người thì chỉ cần hành động theo sự đòi hỏi hay thúc đẩy của tình yêu. Chính Ðức Giêsu hành động theo sự thúc đẩy của tình yêu chứ không theo sự soi sáng của lề luật (xem Mt 12,11-12). Thánh Âu Tinh cũng nói: «Cứ yêu đi đã rồi muốn làm gì thì làm» Ama et fac quod vis»)

Người có tình yêu đích thực tự nhiên sẽ làm đúng với lề luật. Và nếu họ có làm gì khác với lề luật, thì trường hợp đó, họ đã làm đúng hơn và cao hơn mức lề luật đòi hỏi.




CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, chúng con đang sống trong một thế giới đầy bất công. Tình yêu thúc đẩy chúng con phải làm một cái gì. Nhưng có biết bao nhiêu nguyên tắc hay thông lệ của luân lý, của xã hội, của Giáo Hội, của truyền thống, của tôn giáo ngăn cản chúng con: nào là không được bạo động, không nên dùng sức mạnh, không nên làm chính trị, v.v. Nhưng người cha hay người mẹ sẽ làm gì khi đứa con nhỏ của mình gặp nguy hiểm, đang bị hãm hiếp? Họ sẽ làm theo tình yêu thúc đẩy, hay sẽ theo luật lệ của xã hội? Lạy Cha, chúng con phải làm theo cái gì, theo sự thúc đẩy của tình yêu, của lương tâm, hay theo những nguyên tắc của con người, của xã hội, thậm chí của Giáo Hội , của nhà nước đặt ra? Xin Cha hãy soi sáng cho chúng con. Ý Cha muốn thế nào?

Nguyễn Chính Kết



Bấm vào đây để trở về bài chia sẻ/để đọc bài đào sâu: . 


Share:

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Thư mời ký thỉnh nguyện thư đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện Đạo luật PL 93-559


Kính mời Quí Vị 
ký thỉnh nguyện thư 
đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ
thực hiện Đạo luật PL 93-559

Kính thưa Quí Vị,
Ngày 30/12/1974, Tổng thống Gerald Ford đã ký Đạo luật Public Law 93-559, trong đó Điều 34-b-4 quy định Tổng Thống và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải tái triệu tập Hội nghị Quốc tế đã được tổ chức tại Paris ngày 2/3/1973, tức hơn một tháng sau khi Hiệp Định Paris được ký kết. Hội nghị Quốc tế này gồm đại diện chính phủ 12 quốc gia ký kết nhằm xử lý trường hợp Hiệp Định Parisbị vi phạm. Nay ai cũng biết Hiệp Định Paris bị Trung cộng và CSVN vi phạm trầm trọng trên 45 năm qua.
Mặc dù Đạo luật PL 93-559 đã ký kết 46 năm qua, nhưng Điều 34-b-4 đã không được áp dụng vì nhiều lý do. Vì thế, chúng ta có thể và có quyền kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ, vốn là một chính phủ thượng tôn pháp luật, thực thi Điều 34-b-4 trong Đạo luật PL 93-559 nói trên.
Một điều đáng mừng là ngoài Đạo luật nói trên, chính phủ Hoa Kỳ còn có một luật khác là khi người dân Hoa Kỳ có một yêu cầu hợp lý hợp pháp nào muốn chính phủ thực hiện, thì phải thực hiện một thỉnh nguyện thư gửi cho Tòa Bạch Ốc, và sau đó phải được ít nhất 100,000 người ký tên qua email chỉ trong một tháng, nghĩa là quá một tháng thì việc ký tên không còn hữu hiệu. Sau một tháng, nếu Thỉnh nguyện thư đạt được ít nhất 100,000 chữ ký qua email, thì 60 ngày sau, Tổng thống Hoa Kỳ có trách nhiệm trả lời thỉnh nguyện thư ấy.
 Ngày 15/3/2020, Ban Vận động Quốc tế Xử lý việc Cộng sản vi phạm Hiệp Định Paris đã gửi Thỉnh nguyện thư cho Tòa Bạch Ốc, và Tòa Bạch Ốc đã gửi cho Ban Vận động đường link
để mọi người yêu nước từ 13 tuổi trở lên có thể dùng email của mình để ký tên.
Vậy, chúng tôi tha thiết mời Quí Vị bấm vào đường link trên, để ký tên theo hướng dẫn sau đây:
Sau khi đã bấm vào ô có chữ SIGN NOW ở mục E, Quí Vị hãy mở email đã ghi ở mục C, Quí Vị sẽ thấy thư của Tòa Bạch Ốc gửi để yêu cầu Quí Vị xác nhận là Quí Vị đã ký Thỉnh nguyện thư, như hình dưới đây:


Mở email này ra, Quí Vị sẽ thấy thư của Tòa Bạch Ốc mà phần đầu như sau: 




Sau khi bấm chuột vào link «Confirm your signature...» thì một trang web khác hiện ra, báo tin việc ký tên của Quí Vị đã thành công.



Rất mong Quí Vị ký tên, đồng thời vận động người thân, bạn bè, chiến hữu của Quí Vị cùng ký để Thỉnh nguyện thư này đạt được ít nhất 100,000 chữ ký trước ngày 15/4/2020.

Để có được 100,000 chữ ký trong 30 ngày, ít ra mỗi ngày Thỉnh nguyện thư phải có được 3,400 chữ ký. Nếu được như vậy, thì sau 30 ngày, chúng ta có được (3,400 x 30) tức 102,000 chữ ký. Do đó, Thỉnh nguyện thư rất cần sự cộng tác tích cực của Quí Vị trong việc vận động mọi người mà Quí Vị quen biết cùng tham gia ký tên.
Kính thưa Quí Vị, 

Hầu hết những cách đấu tranh khác đều dựa trên lòng tốt và thiện chí của chính giới cũng như của những đối tượng mà chúng ta nhắm đến trong những cuộc lobby, những cuộc biểu tình, v.v... Họ có quan tâm hay thỏa mãn những yêu cầu của chúng ta hay không, hoàn toàn là tự do của họ.
Còn việc ký tên vào thỉnh nguyện thư này cũng là một cách lobby chính giới, một cách biểu tình bằng chữ ký, nó hữu hiệu hơn khá nhiều so với hầu hết các phương thức đấu tranh khác mà chúng ta vẫn áp dụng, vì nó dựa trên tính cách pháp lý, nó buộc các chính phủ phải thực hiện những gì họ đã ký kết, hoặc những gì mà luật pháp đã quy định. Họ có thể thất hứa hoặc không thực hiện những điều luật pháp quy định, điều đó sẽ khiến họ mất uy tín, và nếu họ còn lương tâm thì ít ra họ sẽ không ổn với lương tâmcủa họ.
Rất mong Quí Vị hưởng ứng ký tên vào Thỉnh nguyện thư, đồng thời vận động người thân, bạn bè, chiến hữu cùng tham gia ký tên để góp phần làm xoay chuyển tốt đẹp hơn tình hình quê hương Việt Nam của chúng ta.
Thay mặt Ủy ban Vận động Quốc tế Xử lý Việc Cộng sản Vi phạm Hiệp Định Paris 1973
˗ Linh mục Bùi Phong
˗ Luật sư Lâm Chấn Thọ
˗ Giáo sư Nguyễn Chính Kết
˗ Bà Lisa Nguyễn

_________________

Kính mời Quí Vị tham khảo thêm:

Thư khẩn:

https://1234chinhtri.blogspot.com/2020/03/thu-khan.html
Flyer:

https://1234chinhtri.blogspot.com/2020/03/flyers.html
Tâm thư:

https://1234chinhtri.blogspot.com/2020/03/tam-thu.html
Video: Làm sao vận động Hội nghị Quốc tế xử lý việc vi phạm Hiệp Định Paris:

https://www.youtube.com/watch?v=yw-rSAnXJ1w

Phụ lục:

Có người phản bác: Cộng sản đã cai trị Việt Nam suốt 45 năm qua với bàn tay sắt máu và với lực lượng quân đội công an đông đảo, lại đang được quốc tế chấp nhận giao thương… Việc Quốc tế buộc CSVN thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Paris 1973 là việc dường như không thể vì CSVN quyết bảo vệ chế độ độc tài bằng bất cứ giá nào, kể cả bán nước, hy sinh quyền lợi người dân. Nên tôi không có hứng để tham gia ký tên.


Xin trả lời: Nếu vậy thì bạn có thể cho tôi biết có cách đấu tranh nào khác mà chúng ta thực hiện suốt 45 năm qua hữu hiện hơn việc đấu tranh bằng pháp lý như chúng tôi chủ trương không? Phải chăng cứ biểu tình, cứ lobby chính giới các nước, cứ viết bài trên các trang web, trên facebook… thì chúng ta sẽ thành công, CSVN có thể sụp đổ? Nếu bạn có cách đấu tranh nào hữu hiệu hơn cách chúng tôi đang chủ trương, thì xin bạn chỉ cho chúng tôi, chúng tôi sẽ theo bạn ngay. Cách này không tốn công, tốn của, tốn xương máu so với những cách khác, tại sao chúng ta không thử áp dụng?



Share:

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Flyers

Cuộc Vận động Chính phủ Hoa Kỳ
thi hành Đạo luật Public Law 93-559




_____________________

Kính mời Quý Vị bấm vào các link dưới đây để đọc:


Cảm ơn Quý Vị. 


Share:

Tam-thu



Kính gửi,
Quốc Dân Đồng Bào,
Trước hết xin được tự giới thiệu, chúng tôi là LM Bùi Phong, LS Lâm Chấn Thọ, GS Nguyễn Chính Kết, và Cô Lisa Nguyễn. Lời đầu tiên là chúng tôi xin thay mặt cho Ủy ban Vận Động Quốc Tế Xử Lý Việc Cộng Sản Vi Phạm Hiệp Định Paris năm 1973 (viết tắt: UBVĐQT-XLVPHĐP) trân trọng kính chào toàn thể Đồng Bào. Để thuận tiện và ngắn gọn trong ngôn từ xưng hô, xin được dùng cụm từ «Quý Vị» để thưa chuyện.
Kính thưa Quý Vị,
Người Ngô Duy Nhĩ (Tân Cương), Người Tây Tạng (Tibet), Tổ chức Pháp Luân Công, người dân Hong Kong, và Đài Loan, dẫu đã bị Trung Cộng xâm chiếm nhiều năm, dẫu TC đã dùng đủ mọi hình thức diệt chủng dã man nhất của nhân loại, chẳng hạn như mổ bụng lấy nội tạng, nhưng tất cả những dân tộc này hiện đang vùng lên cùng với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để đòi lại công lý về mặt pháp lý cho quốc gia của họ. 

Do chủ trương tiêu diệt Cộng Sản của TT Donald Trump, Quốc Hội Hoa Kỳ đã yểm trợ Venezuela. TT Trump và Quốc hội Hoa Kỳ cũng đang nỗ lực yểm trợ các nước đã bị TC xâm chiếm và đàn áp dã man để họ đứng lên tranh đấu giành lại tự do và độc lập từ TC (Xem diễn từ TT Trump đọc trước Liên Hiệp Quốc và phó TT Mike Pence nói về chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ đối với TC). Đây là thời cơ, là thiên thời cho người VN đòi lại công đạo, công lý cho Miền Nam VN đã bị tay sai của TC là CSVN cưỡng chiếm một cách trắng trợn vi phạm hiệp đinh Paris. Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam, CSVN đã trả thù người Miền Nam bằng những thủ đoạn ti tiện. Chúng thực sự chà đạp lên phẩm giá con người, chúng đã biến mọi công ích của dân tộc thành của riêng tư và của ĐCS. Điều này đã thực sự gây phẫn nộ cho toàn dân VN.
Năm 1963, khi TT Ngô Đình Diệm, một anh hùng yêu nước, đã có công bình định và phát triển đất nước (một sự kiện lịch sử không thể chối cãi), TT Diệm đã bị giết hại một cách oan uổng, hầu hết chúng ta đã im lặng. Miền Nam VN rơi vào tay Cộng Sản năm 1975 đã khiến chúng ta rơi vào cảnh nước mất nhà tan; biết bao thảm cảnh đã và đang xảy ra trên quê hương và cho đồng bào tại quốc nội mà chúng ta cũng là nạn nhân, nhưng hầu hết chúng ta vẫn tiếp tục im lặng. Ngày nay CS không những đã đuổi cùng giết tận, nhưng chúng ta may mắn đã đến dược bến bờ tự do thì CS lại tiếp tục theo chân chúng ta đến vùng đất này để tiếp tục trò đánh phá cướp bóc làm mất đi sự bình an và phát triện của cộng đồng Việt tại hải ngoại, và hơn thế nữa CSVN đang dâng đất nước VN vào tay Tàu Cộng, nhưng chúng ta hầu hết vẫn tiếp tục im lặng.
Đại dịch Corona xảy ra ở Vũ Hán đã khiến cả thế giới bừng tỉnh về cái nạn Trung Cộng tìm cách hủy diệt cả nhân loại để chỉ có chúng mới đáng được sống. Thế mà bọn cầm quyền CSVN vẫn cúi đầu khom lưng vâng lời Tàu Cộng. Chúng đã không làm gì để bảo vệ người dân VN mà vẫn cứ phải mở toang cửa ải để TC cứ tiếp tục mang virus Vũ Hán vào VN. Câu hỏi được đặt ra là liệu sự im lặng của chúng ta có nói lên sự «dĩ hòa vi quý» không, hay chỉ nói cho CS biết là chúng ta thực sự là những kẻ khiếp nhược? Xin thưa nếu là một cá nhân thì có thể, nhưng nếu là một thực thể toàn quốc dân người Việt thì chắc chắn là không.
Liệu chúng ta có nên nhập cuộc như những Giáo Hội Công giáo ở Ba-lan, Venezuela, Hong Kong để đòi lại công lý cho Việt Nam đang có nguy cơ rơi vào tay TC không?
Đức Gioan-Phaolô II chủ trương đấu tranh cho công bằng xã hội và phẩm giá con người, và ngài coi sự đấu tranh này là bộ phận tất yếu của công cuộc phúc âm hóa. Đức Gioan-Phaolô II cũng tố cáo chủ nghĩa mácxít đã quan niệm sai lầm và lệch lạc về con người và xã hội, làm mất đi nhân cách của cá nhân và xã hội, đồng hóa lợi ích của Đảng và Nhà nước độc tôn với lợi ích của xã hội hoặc công ích. (thông điệp «Bách Chu Niên» (Centesimus Annus)
Như vậy rõ ràng là việc đấu tranh của hàng giáo sĩ cho công bằng xã hội và phẩm giá con người, cũng như tố cáo những quan niệm sai lầm của thể chế chính trị không hề bị cấm, mà trái lại, chính Đức Gioan-Phaolô II đã làm gương cho chúng ta.
Tục ngữ ca dao thường nói: «con không khóc thì mẹ không cho bú». Trước tình trạng nguy ngập sắp mất nước vào tay Tàu Cộng và hiện tình bất ổn do CS tiếp tục thói lề ăn cướp của chúng ở hải ngoại. Chúng tôi xin được phép trình bày về tình hình đất nước và Hiệp Định Paris (HĐP) theo trình tự: Tại sao lại cần vận động để tái họp Hội nghị Quốc tế xử lý việc TC và CSVN vi phạm HĐP vào thời điểm này? Vấn đề pháp lý của HĐP so với đạo luật mà TT. Trump ký để yểm trợ Hồng Kong? Tái phục hợp HĐP mang lại lợi ích nào cho Việt Nam trong thời điểm này?
1. Tại sao lại cần vận động để tái họp Hội nghị Quốc tế xử lý việc TC và CSVN vi phạm HĐP vào thời điểm này?
A) Vì Tổ Quốc VN đang lâm nguy:
TT Ngô Đình Diệm khi còn đương nhiệm đã nói: «Nếu miền Nam VN thất thủ thì VN sẽ trở thành một tỉnh của Tàu.» Ngày nay chúng ta đều nghe nói về Mật Ước Thành Đô về việc Đảng CSVN ký kết để Việt Nam trở thành một vùng tự trị của Trung cộng vào năm 2020. Có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa tin có Mật Ước này, và CSVN cũng phủ nhận điều này. Nhưng nếu chúng ta quan sát những điều đang xảy ra trên đất nước thì chúng ta không thể không tin. 

Trước tiên là việc CSVN cắt đất, bán đảo cho Trung Cộng (TC). Gần đây là việc nhượng ba đặc khu và kiểm soát an ninh mạng. Việc đổi chữ tiếng Việt kiểu Bùi Hiền theo âm vận Hoa văn. Mặc cho dân chúng phản đối, CSVN vẫn đưa kiểu chữ này vào chương trình giáo dục. Và mới đây họ còn cho thi đua dạy Hoa văn trong hệ thống giáo dục. Để chuẩn bị cho việc sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc năm 2020, CSVN đã mở toang 6 cửa ải biên giới với TC, làm đường cao tốc thông thương giữa VN và TQ. Tin mới đây cho biết thành phố HCM đang chuẩn bị để đón tiếp hơn một triêu người TQ vào thành phố này năm 2020. Tin này cũng như những tin khác được bọn CSVN tung ra như tin đồn rồi thấy quần chúng không phản ứng, hoặc chỉ có một thiểu số can đảm phản đối mà chúng sẽ tìm cách tiêu diệt, rồi sẽ tiếp tục thực hiện. 


Việc TC kiểm soát và bổ nhiệm các thành phần trọng yếu của Đảng CSVN là có thật. Đảng Cộng sản TQ cũng kểm kẹp Đảng CSVN y hệt như Đảng CSVN kềm kẹp các tôn giáo ở VN. Việc TC đưa tàu vào bãi Tư Chính như đang đi trong ao nhà, thế mà CSVN không có phản ứng nào hay lời nói hữu hiệu phản đối việc TC vi phạm lãnh hải của VN. Còn nữa, hễ có cuộc nổi dậy của người dân chống lại TC thì CSVN lại đàn áp dã man. Như thể phải chăng Đảng CSVN là người của TC chứ không phải là người VN? Nguyễn Phú Trọng đang thực sự thi hành chính sách: «tằm ăn dâu» của TC nhằm xâm chiếm VN. Nguyễn Phú Trong chỉ đóng vai trò của một thái thú đúng nghĩa. 


Đấy là câu chuyện ở VN còn ở hải ngoại thì sao? Bọn truyền thông đỏ đã và đang tuyên truyền cho cái gọi là «Hòa hợp hòa giải». Những tên ngông cuồng như tỉ phú Hoàng Kiều và bọn nghị viên của Westminter bị mua chuộc đã tuyên bố chúng muốn biến Little Saigon thành thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ngang nhiên đánh phá thành trì chống Cộng của người Việt tị nạn làm rối loạn gây chia rẽ bằng cách «đăm bị thóc, chọc bị gạo», một thói quen của CSVN. Chúng mở chiến dịch ăn cướp cộng đồng hải ngoại bằng cách sử dụng truyền thông đỏ (tại nhiều nơi như California, Texas, Washington DC, v.v...) để hạ bệ đánh phá bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào bất lợi cho chúng. Đây cũng là những chiêu trò «Fake News», mị dân và lừa phinh quần chúng. Nếu đồng bào tin chúng thì chúng có lợi hoặc giả không tin thì ít nhất chúng cũng gây ra xáo trộn nghi ngờ, tạo vết thương mới cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
 Câu hỏi được đặt ra ở đây là các đảng viên CS có biết việc này không? Cứ xem các đảng viên CS đang chuẩn bị những gì? Các đảng viên CS từ cỡ nhỏ cho đến cả những thành phần làm ủy viên bộ chính trị rất nhiều tên có hai quốc tịch ở Việt Nam và ở hải ngoại như Mỹ, Canada và Âu Châu; nhiều đảng viên có nhà và tài sản ở hải ngoại. Vợ con chúng đều được gởi ra ngoại quốc và định cư ở những nước tư do. Tại sao chúng lại làm việc này? Vì chúng biết TC đang dần xâm nhập vào lãnh thổ cơ quan của guồng máy cai trị của CSVN, kẻ nào dám tri hô lên thì sẽ bị cho đi nghỉ mát hoặc bị mất tích hoặc bị ăn virus lạ như trường hợp của tướng Công An Trương Văn Long và tướng Quân đội Lê Mã Lương. Những vị tướng này là người hiểu rất rõ sự nguy vong của đất nước. Họ đã liều mạng lên tiếng dù biết họ và gia đình họ sẽ gặp nguy hiểm.
Một câu hỏi khác được đặt ra có liên quan đến chính sách «tằm ăn dâu» của TC: tại sao dân số của VN từ 43 triệu dân vào năm 1976 tăng vọt tới nay 2019 là 98 triêu dân, tức tăng hơn gấp đôi chỉ trong 43 năm? Trong số này có bao nhiêu người Tàu? Từ năm 1976, CSVN đã giới hạn sinh sản. Mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con; nếu sinh đứa thứ 3 thì bị phạt tiền «ngu», chưa kể hàng triệu người bỏ nước ra đi. Rồi nạn phá thai ở VN được xếp vào hạng nhất trên thế giới. Rồi việc đầu độc vào những thực phẩm đến nỗi mọi thực phẩm nhập cảng từ Trung Quốc, thậm chí sản xuất tại Việt Nam đều khả nghi có hóa chất làm cho người Việt nào bán rau cũng có hai vườn rau, một để ăn, một để bán. Dân chúng chết dần chết mòn. Vậy lấy đâu ra thêm vào con số 55 triệu người? 

Người Tàu bây giờ tràn ngập trên quê hương ta. Chúng không chỉ ở ba đặc khu nổi tiếng mới đây, mà còn ở những đặc khu khác trên khắp 64 tỉnh thành trọng yếu của VN. Trong nhiều vùng của những đặc khu này, người Việt không có quyền lai vãng. Cứ đà này thì chỉ cần trong khoảng 10 cho tới 20 năm nữa, TC sẽ lấy VN không cần bắn một phát đạn nào.
B) Đây là một bất công lớn trắng trợn nhất trong lịch sử Việt Nam:
Khi TC và CSVN đã trắng trợn vi phạm Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng giêng năm 1973 là họ không chịu ngưng bắn, ngưng chiến để tiến tới bầu cử tự do (tìm giải pháp tự do trong hòa bình). Lợi dụng quy định ngưng chiến trong Hiệp Định Paris, CSVN với sự yểm trợ ồ ạt của TC gồm hơn 20 tỉ dollars và 320,000 binh sĩ TC đã cưỡng chiếm Miền Nam VN năm 1975. Biến cố này đã khiến hàng triệu người ở Miền Nam VN đi tù cải tạo và chết trong tủi nhục - cùng với những thống khổ tủi hờn và đáng khinh bỉ nhất lịch sử nhân loại là chủ trương của đảng CSVN đã chơi trò dùng các đảng viên làm đủ mọi cách để chiếm đoạt vợ con của những người tù nhân này, sinh con và gởi hình của những đứa con ngoại hôn này cho những nạn nhân ở trong tù (xem chính sách đối xử với các tù nhân chính trị của TBT Đỗ Mười.) 

Dưới thể chế độc tài toàn trị của Đảng CSVN, hàng triệu người VN đã bỏ nước ra đi tìm tự do; trong đó hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng trên biển cả và rừng sâu nước độc. Hàng triệu các bất công khác đã và đang đổ trên đầu của những người VN vẫn còn đang bị kềm kẹp dưới sự cai trị của CSVN. Họ hiện không thể có được quyền sống xứng đáng làm con người dù đó là nhân quyền căn bản nhất như quyền bầu cử, quyền hội họp, quyền phát biểu, quyền tự do tôn giáo… Những bất công này xảy ra và tồn tại mãi vì sự vi phạm trắng trợn của TC và CSVN là những thành phần đã ký kết vào Hiệp Định Paris.
2. Vấn đề pháp lý của Hiệp Định Paris 
HĐP được ký kết vào ngày 27 tháng giêng năm 1973 với mục đích là giải quyết chiến tranh VN theo giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, HĐP đã bị TC và CSVN vi phạm bằng việc xua quân cưỡng chiếm Miền Nam VN bằng vũ lực, và đây được coi như là một cuộc xâm lăng có tính toán từ TC nhằm sát nhập VN vào TQ. Đây là một bất công lớn nhất đối với dân tộc VN. Vì tính chất pháp lý của HĐP vẫn còn sờ sờ. Đa số người Việt chúng ta chỉ nghe phong thanh về HĐP nhưng chưa hề đọc HĐP hoặc giả chỉ nghe phản ảnh tiêu cực về HĐP. Nhưng nếu chúng ta chịu tìm hiểu về HĐP thì phải tìm hiểu cả 3 văn bản mang tính chất pháp lý vững chắc của hiệp định này. 

Văn bản thứ nhất là Hiệp Định Paris được ký kết ngày 27 tháng giêng năm1973 giữa bốn bên gồm Cộng Hòa Dân Chủ VN (Bắc Cộng), Mặt Trận Giả Phóng Miền Nam (Nam Cộng), Hoa Kỳ, và Viet Nam Cộng Hòa. Hiệp định này nhằm ngưng chiến để tìm giải pháp hòa bình bằng việc bầu cử tự do quyết định bởi dân chúng. 

Văn bản thứ hai là Định ước Quốc tế được ký kết ngày 2 tháng 3 năm 1973 do 12 nước ký tên nhằm cứu xét và trừng phạt khi HĐP bị vi phạm. Theo định ước này, hội nghị sẽ được triệu tập nếu Hoa Kỳ và Bắc Cộng đồng ý, hoặc một quốc gia nào đó cùng với 5 quốc gia thành viên khác đã ký kết trong văn bản nảy, thì theo định ước này hội nghị phải được triệu tập lại để giải quyết việc HĐP bị vi phạm. 

Văn bản thứ ba là Đạo luật Public Law 93-559. Đạo luật này đã được quốc hội HK thông qua và TT Gerald Ford đã ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1974, trong đó điều 34-b-4  nhằm thi hành việc triệu tập hội nghị để luận tội CSVN đã vi phạm HĐP. Đạo luật này đã thành luật được ban hành và hành pháp là cơ chế thi hành luật.
Sau khi xé HĐP và cưỡng chiếm Miền Nam VN, CSVN đã lộ rõ bộ mặt thật xảo trá, độc tài toàn trị đã gây ra biết bao thảm cảnh cho VN. Ngày nay CSVN đã rước Tàu Cộng vào nhà để dâng quê hương đất nước cho bọn ác ôn này. Đã đến lúc chúng ta phải đứng lên đòi lại công đạo cho đất nước và dân tộc. Để làm việc này tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước hãy cùng nhau ký vào Thỉnh nguyện thư gởi TT Donald Trump để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ thi hành Đạo luật PL 93-559 để tái triệu tập Hội nghị Quốc tế để xử lý việc HĐP bị vi phạm. Hội nghị Quốc tế này đã được họp lần đầu một tháng sau khi Hiệp Định Paris được ký kết để đề phòng trường hợp Hiệp Định Paris bị vi phạm. Nếu TT Trump đồng ý tái triệu tập Hội nghị Quốc tế ấy thì những nước như Canada đã sẵn sàng, nước Anh với vị thủ tướng mới Boris Johnson rất ủng hộ TT Trump cũng không thành vần đề, nước Pháp chính là nước đã đề nghị tái hoạt định ước quốc tế nhưng đã bị Kissiger đơn phương gạt bỏ cũng sẽ sẵn sàng, Balan cũng là nước sẵn sàng tham gia, chưa kể đến Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng là kẻ bị bọn Bắc Cộng lừa cũng sẽ ngả về phía dân tộc. Như vậy điều còn lại là người VN chúng ta có muốn lấy lại công đạo cho dân tộc hay làm thinh để CSVN dâng đất nước ta cho TC.
3. Vận động Quốc tế xử lý việc cộng sản vi phạm HĐP mang lại lợi ích nào cho Việt Nam trong thời điểm này?
Từ khi cộng sản ra đời cho tới nay đã gần một trăm năm. Thể chế CS đã đem đến cho thế giới biết bao nhiêu thảm cảnh: hàng 100 triệu người đã chết tức tưởi oan nghiệt dưới chế độ độc tài toàn trị này, hàng triệu gia đình ly tán, hàng triệu người chịu cảnh tù đày, hàng triệu người mất cha me anh em, con cái vì chế độ CS quái thai của thời đại. Thế lực CS ngày càng bành trướng tưởng chừng như bách thắng vì không có sức mạnh quân đội, chính trị, súng đạn nào có thể giải thể được CS - ngoại trừ một thế lực duy nhất có thể giải thể được CS đó chính là tôn giáo hay nói đúng hơn chính là giáo hội Công Giáo. Tuy nhiên hiện nay GHCGVN cũng đang bị CSVN kiểm soát chặt chẽ nên không vị mục tử nào dám đứng ra hiệu triệu quốc dân đồng bào.
4. Đấu Tranh Bằng Pháp Lý
Từ trước đến nay chúng ta đã có nhiều cách đấu tranh chống Cộng Sản: như việc biểu tình phản đối, thắp nến cầu nguyện, phản ảnh bằng các văn thư yêu cầu các dân cử tố cáo việc vi phạm nhân quyền của CS… Tất cả các phương thức đấu tranh này chúng ta đã thực hiện với tất cả nhiệt huyết ngõ hầu giải thể đảng CSVN. Những phương thức đấu tranh này không thể lay chuyển nổi CS. Vì thế chúng ta phải thay đổi chiến thuật đấu tranh mới bằng pháp lý. Đấu tranh bằng pháp lý lúc này vì văn bản pháp lý của HĐP bị vi phạm bởi TC và CSVN cùng các văn bản pháp lý khác như PL 93-559 đang nói lên một cách rõ ràng là chúng ta đang nắm giữ phần thắng về mặt pháp lý. 

Điểm thứ hai là chúng ta đang có thiên thời, có nghĩa là chính sách của Hoa Kỳ qua TT Trump và cả QH đồng lòng tiêu diệt Cộng Sản Trung Quốc. Vì vậy HK đang cho tiến hành giúp cho các nước bị TC chiếm đóng hoặc kềm kẹp có cơ hội lên tiếng để HK có lý do yểm trơ họ dựa trên những văn bản pháp lý mà họ đang có để đòi công lý, công đạo. HK làm như vậy là họ cũng vì quyền lợi của HK muốn bao vây để tiêu diệt Trung Cộng. Nhưng các nước như Đài Loan, Tây Tạng, Mông Cổ (Ngô Duy Nhĩ), Venezuala cũng nhân yếu tố thiên thời này mà có cơ hội thoát khỏi sự khống chế của Trung Cộng.
Có kẻ nói HĐP đã bị CS vi phạm hơn 46 năm rồi làm sao có thể cải sửa được? Mọi người có tin không khi nhà Thanh của TQ nợ Hoa kỳ 1 ngàn tỉ dollars để xây dựng đường xe lửa mà nay TT Trump vẫn có thể đòi lại, chính vì chính phủ Hoa Kỳ vẫn còn văn bản pháp lý trong ngân khố. Vụ Phi Luật Tân kiện Trung Cộng khiến TC thua, và vụ thương gia Trịnh Vĩnh Bình kiện CSVN khiến CSVN thua to và phải bồi thường 45 triệu dollars. Vì luật vẫn là luật trừ phi luật ấy chính thức bị bãi bỏ một cách công khai.
Tham gia để vận động Quốc tế xử lý vi phạm HĐP là bước đầu pháp lý cần thiết cho một Việt Nam tự do và độc lập. 

˗ Việc làm này trước hết sẽ cho người Việt Nam yêu nước không phân biệt đảng phái chính trị, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt vùng miền sẽ có chung một điểm tựa, một niềm tin tạo nên một sức mạnh dân tộc để giải thể đảng CS độc tài. Điều này các đảng phái chính trị, quân đội VNCH và các tôn giáo khác đã làm nhưng không có kết quả vì tính chất không thuần nhất và vì quyền lợi riêng tư. 

˗ Thứ hai, cái thế pháp lý của HĐP cũng cho Hoa Kỳ một bửu bối trong tay để thương lượng với CSVN ngả về phía HK và như thế rất có lợi cho HK trong việc bao vây TC. Đó cũng là thế đứng pháp lý của người Việt tự do trên thế giới và với toàn dân Việt Nam. Một khi việc vi phạm HĐP được xử lý theo Định ước Quốc tế được ký kết bởi 12 nước sau khi HĐP được ký kết một tháng, thì TC sẽ không nuốt được khúc xương pháp lý này và khối đoàn kết dân tộc «bất chiến tự nhiên thành» có một thế đứng vững chắc để hình thành một thể chế dân chủ kiểu HK có tam quyền phân lập. 

˗ Thứ ba, khi mọi người đồng thuận hay đa số đồng thuận, tự nhiên người Việt ở hải ngoại có một con số cử tri vĩ đại (powerful) rất cần thiết cho những chương trình kế tiếp. 

˗ Cái ích lợi sau cùng, đây cũng là phương thuốc tâm linh tốt nhất để hóa giải mọi hận thù của quá khứ, để xậy dựng một tương lai Việt Nam cường thinh, phú túc, và yêu thương.
Để kết thúc chúng tôi xin đề nghị xin Quý vị tham gia ký Thỉnh nguyện thư (petition) gửi TT Donald Trump đồng thời khuyến khích và cổ võ mọi người cùng tham gia ký Thỉnh nguyện thư.
Làm tại Houstonngày 5 tháng 3, năm 2020

Share: