ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO
Kết luận
Cần vượt qua những trở ngại để đối thoại cởi mở
Các tôn giáo càng ngày càng nên xích lại gần nhau hơn, càng nên thể hiện giữa nhau tình yêu thương mà mình hằng rao giảng cho các tín đồ của mình. Do đó, các tôn giáo nên thường xuyên đối thoại với nhau. Nhưng cản trở lớn nhất cho một cuộc đối thoại đích thật là mặc cảm tự tôn, và kế đó là nỗi sợ đánh mất chân tính riêng của mình khi đối thoại. Một vài tôn giáo còn có những nỗi e ngại khác như phải tự đặt mình ngang hàng với mọi tôn giáo khác, hay ngại rơi vào chủ nghĩa hòa đồng tôn giáo:
Tất cả những cản trở trên đều bắt nguồn sâu xa từ quan điểm về thực tại và chân lý: Một đàng thì quan niệm rằng: thực tại chỉ có một mặt, nên cho rằng chỉ có một cách nhìn duy nhất về thực tại là đúng mà thôi, và ai cũng muốn tranh dành cái đúng ấy về phía mình, khiến phát sinh ra đấu tranh, ghen ghét; Đàng khác thì lẫn lộn giữa cách diễn tả chân lý với chính chân lý, làm như Chân Lý Tối Thượng ở cùng một bình diện với những chân lý bình thường khác, và nhất là ở cùng một bình diện với ngôn ngữ của con người. Người ta bắt đầu dừng ở từ ngữ, ý niệm, và chỉ tranh luận trên những từ ngữ và ý niệm. Chẳng khác gì hai ông sư giành nhau một cái lược: sứt đầu chảy máu, mà ai có chiếm được cái lược thì cũng chẳng để làm gì! Nếu không vượt qua được những trở ngại đó, các tôn giáo khó có thể đối thoại với nhau một cách chân tình và thành công được.
Đối thoại không chỉ tạo điều kiện để các tôn giáo hiểu nhau, xích lại gần nhau, yêu thương nhau và cộng tác với nhau xây dựng những thiện ích chung, mà còn làm cho các tôn giáo phong phú hóa lẫn nhau, giúp nhau hiểu một cách toàn diện hơn những chân lý bao la và thâm sâu mà mỗi tôn giáo chỉ đào sâu được một vài khía cạnh đặc thù nào đó thôi. Khi mỗi tôn giáo đều đưa ra được sự ưu việt và độc đáo riêng của mình, thì những tôn giáo khác đều được bổ túc và phong phú hơn.
Tất cả những cản trở trên đều bắt nguồn sâu xa từ quan điểm về thực tại và chân lý: Một đàng thì quan niệm rằng: thực tại chỉ có một mặt, nên cho rằng chỉ có một cách nhìn duy nhất về thực tại là đúng mà thôi, và ai cũng muốn tranh dành cái đúng ấy về phía mình, khiến phát sinh ra đấu tranh, ghen ghét; Đàng khác thì lẫn lộn giữa cách diễn tả chân lý với chính chân lý, làm như Chân Lý Tối Thượng ở cùng một bình diện với những chân lý bình thường khác, và nhất là ở cùng một bình diện với ngôn ngữ của con người. Người ta bắt đầu dừng ở từ ngữ, ý niệm, và chỉ tranh luận trên những từ ngữ và ý niệm. Chẳng khác gì hai ông sư giành nhau một cái lược: sứt đầu chảy máu, mà ai có chiếm được cái lược thì cũng chẳng để làm gì! Nếu không vượt qua được những trở ngại đó, các tôn giáo khó có thể đối thoại với nhau một cách chân tình và thành công được.
Đối thoại không chỉ tạo điều kiện để các tôn giáo hiểu nhau, xích lại gần nhau, yêu thương nhau và cộng tác với nhau xây dựng những thiện ích chung, mà còn làm cho các tôn giáo phong phú hóa lẫn nhau, giúp nhau hiểu một cách toàn diện hơn những chân lý bao la và thâm sâu mà mỗi tôn giáo chỉ đào sâu được một vài khía cạnh đặc thù nào đó thôi. Khi mỗi tôn giáo đều đưa ra được sự ưu việt và độc đáo riêng của mình, thì những tôn giáo khác đều được bổ túc và phong phú hơn.
Đối thoại là một cơ hội tốt để loan báo Tin Mừng
Riêng đối với Kitô giáo, đối thoại có thể là một bước ngoặt trong hoạt động truyền giáo của mình, vì đối thoại là một cơ hội tốt và rất thuận lợi để chúng ta giới thiệu và loan báo sứ điệp Tin Mừng của Đức Kitô, đồng thời trình bày tính ưu việt và độc đáo của Kitô giáo với các tôn giáo khác.
Hội Nghị đầu tiên của Liên Minh Các Hội Đồng Giám Mục Á châu tại Đài Bắc năm 1978 cho rằng: chính nhờ những cuộc đối thoại mà Giáo Hội địa phương mới có cơ tồn tại và phát triển trong lòng dân tộc mình, bằng cách trở thành «một Giáo Hội đối thoại liên tục, một cách khiêm tốn và linh động, với những truyền thống đương thời, với những nền văn hóa, với những tôn giáo khác; nói tóm lại là với tất cả mọi thực tại của đời sống ở những nơi mà Giáo Hội đã bám rễ sâu, với những người mà Giáo Hội đã vui mừng đón nhận lịch sử và đời sống của họ làm của mình» (do Đức ông ANGELO FERNANDES ghi lại trong La Documentation Catholique, số 1887,6.1.1985, trang 68)
Bàn về công cuộc truyền giáo, Hội Nghị trên đã xác định rõ: «Đối thoại tôn giáo không chỉ là một phương tiện dùng thay, hay chỉ là phần mào đầu cho việc loan báo Đức Kitô, mà còn phải là một hình thức rao giảng Tin Mừng lý tưởng, trong đó, với tinh thần khiêm nhu và tương thân tương ái, chúng ta cùng với các anh chị em của chúng ta tìm kiếm sự viên mãn của Đức Kitô trong tất cả sự toàn vẹn và đa dạng tuyệt vời. Đó cũng chính là kế hoạch của Thiên Chúa dành cho hết mọi tạo vật» (nt).
Tuy nhiên, nếu ta cứ quan trọng hóa việc truyền giáo hơn là sự đúng đắn trong việc đối thoại, thì việc đối thoại sẽ trở thành «phản truyền giáo». Chẳng những ta không truyền giáo được, mà việc đối thoại của ta trở thành một phản chứng cho tôn giáo của chúng ta (*1).
Hội Nghị đầu tiên của Liên Minh Các Hội Đồng Giám Mục Á châu tại Đài Bắc năm 1978 cho rằng: chính nhờ những cuộc đối thoại mà Giáo Hội địa phương mới có cơ tồn tại và phát triển trong lòng dân tộc mình, bằng cách trở thành «một Giáo Hội đối thoại liên tục, một cách khiêm tốn và linh động, với những truyền thống đương thời, với những nền văn hóa, với những tôn giáo khác; nói tóm lại là với tất cả mọi thực tại của đời sống ở những nơi mà Giáo Hội đã bám rễ sâu, với những người mà Giáo Hội đã vui mừng đón nhận lịch sử và đời sống của họ làm của mình» (do Đức ông ANGELO FERNANDES ghi lại trong La Documentation Catholique, số 1887,6.1.1985, trang 68)
Bàn về công cuộc truyền giáo, Hội Nghị trên đã xác định rõ: «Đối thoại tôn giáo không chỉ là một phương tiện dùng thay, hay chỉ là phần mào đầu cho việc loan báo Đức Kitô, mà còn phải là một hình thức rao giảng Tin Mừng lý tưởng, trong đó, với tinh thần khiêm nhu và tương thân tương ái, chúng ta cùng với các anh chị em của chúng ta tìm kiếm sự viên mãn của Đức Kitô trong tất cả sự toàn vẹn và đa dạng tuyệt vời. Đó cũng chính là kế hoạch của Thiên Chúa dành cho hết mọi tạo vật» (nt).
Tuy nhiên, nếu ta cứ quan trọng hóa việc truyền giáo hơn là sự đúng đắn trong việc đối thoại, thì việc đối thoại sẽ trở thành «phản truyền giáo». Chẳng những ta không truyền giáo được, mà việc đối thoại của ta trở thành một phản chứng cho tôn giáo của chúng ta (*1).
Để cuộc đối thoại có kết quả tốt đẹp…
Để cuộc đối thoại không bị rơi vào những tranh luận mang tính thuần lý thuyết, kinh viện, các thành viên nên ý thức rõ chân lý của tôn giáo mình, đồng thời trình bày dựa trên kinh nghiệm tôn giáo của chính bản thân. Các thành viên phải tham gia với niềm tin riêng của mình, không ngần ngại nêu ra cho mình và cho người khác những gì mà mình cảm thấy chân lý đòi buộc. Họ phải chia sẻ và đóng góp con người thực của mình, nghĩa là «cái tôi tôn giáo» của mình, những gì phát xuất từ trái tim chứ không phải là một mớ lý thuyết chưa được áp dụng thực sự trong đời sống.
Cuộc đối thoại cần được thực hiện trong tinh thần nhìn nhận rằng mọi tôn giáo đều có chân lý, đều có chung một nền tảng và một mục đích. Các Kitô hữu càng tin có một mặc khải phổ quát do Thiên Chúa bao nhiêu, thì họ càng dễ chấp nhận tinh thần này bấy nhiêu. Từ đó, các thành viên có thể và nên nội tâm hóa kinh nghiệm tôn giáo của những truyền thống khác. Nếu chỉ khép kín trong một hệ thống giáo lý nào, ta sẽ không thể hiểu được những hệ thống giáo lý khác.
Mọi thành viên đối thoại cần có một tinh thần cởi mở, sẵn sàng chấp nhận cải cách, cho dẫu có phải từ bỏ một vài điều mà họ hằng tin tưởng. Đừng tiên thiên quả quyết một cách diễn tả chân lý nào là trọn vẹn, dứt khoát, không thể sửa đổi được. Thiên Chúa có thể dùng những thành viên tôn giáo khác để mặc khải thêm cho chúng ta những điều chúng ta còn thiếu xót về chân lý. Chúng ta nên khiêm nhường nhìn nhận rằng cách hiểu của chúng ta về chân lý luôn luôn cục bộ và bất toàn. YVES RAGUIN viết: «Chúng ta không thể tuyên bố rằng Đức Kitô mà chúng ta trình bày là Đấng Kitô trong con người viên mãn của Ngài. Ngay cả chúng ta, chúng ta còn phải đối thoại với Đấng Kitô, khao khát biết Ngài là ai… Những người có niềm tin khác sẽ giúp chúng ta đào sâu thêm cách hiểu về Đấng Kitô» (Bulletin du Sécrétariat pour les NonChrétiens,1977, trong.145).
Cuộc đối thoại cần được thực hiện trong tinh thần nhìn nhận rằng mọi tôn giáo đều có chân lý, đều có chung một nền tảng và một mục đích. Các Kitô hữu càng tin có một mặc khải phổ quát do Thiên Chúa bao nhiêu, thì họ càng dễ chấp nhận tinh thần này bấy nhiêu. Từ đó, các thành viên có thể và nên nội tâm hóa kinh nghiệm tôn giáo của những truyền thống khác. Nếu chỉ khép kín trong một hệ thống giáo lý nào, ta sẽ không thể hiểu được những hệ thống giáo lý khác.
Mọi thành viên đối thoại cần có một tinh thần cởi mở, sẵn sàng chấp nhận cải cách, cho dẫu có phải từ bỏ một vài điều mà họ hằng tin tưởng. Đừng tiên thiên quả quyết một cách diễn tả chân lý nào là trọn vẹn, dứt khoát, không thể sửa đổi được. Thiên Chúa có thể dùng những thành viên tôn giáo khác để mặc khải thêm cho chúng ta những điều chúng ta còn thiếu xót về chân lý. Chúng ta nên khiêm nhường nhìn nhận rằng cách hiểu của chúng ta về chân lý luôn luôn cục bộ và bất toàn. YVES RAGUIN viết: «Chúng ta không thể tuyên bố rằng Đức Kitô mà chúng ta trình bày là Đấng Kitô trong con người viên mãn của Ngài. Ngay cả chúng ta, chúng ta còn phải đối thoại với Đấng Kitô, khao khát biết Ngài là ai… Những người có niềm tin khác sẽ giúp chúng ta đào sâu thêm cách hiểu về Đấng Kitô» (Bulletin du Sécrétariat pour les NonChrétiens,1977, trong.145).
Đối thoại giúp ta hiểu biết thêm về Thiên Chúa và Đức Kitô
Với lòng chân thành đối với chân lý, qua những cuộc đối thoại tôn giáo, chúng ta sẽ cảm thấy bớt tự mãn hơn khi khám phá ra khuôn mặt đa diện của Thiên Chúa và của Đức Kitô do những chia sẻ và đóng góp của những thành viên khác. Chỉ khi khám phá ra khuôn mặt của Ngài là đa diện, người Kitô hữu mới nhận ra giáo lý của tôn giáo mình không thể bao trùm được toàn diện khuôn mặt đó.
Thiên Chúa vẫn luôn muốn chúng ta cần lẫn nhau trong việc khám phá ra khuôn mặt của Ngài. Ngài không dựng nên một loại người nam không cần tới người nữ, nhưng lại dựng nên một người nam cần được giúp đỡ và bổ túc bởi người nữ: «Người nam sống một mình thì không tốt, Ta hãy dựng nên cho nó một người trợ tá giống như nó» (St 2,18). Cũng thế, Ngài không muốn dựng nên một thứ Kitô giáo hoàn toàn đầy đủ, có thể tự hào tự mãn, không cần tới những tôn giáo khác. Vì thế, Ngài cũng dựng nên các tôn giáo khác để giúp Kitô giáo khám phá và hiểu biết về Ngài trọn vẹn hơn. Ngài muốn các tôn giáo cần lẫn nhau, để họ có thể yêu thương nhau, cùng giúp nhau hiểu biết và cùng vươn tới Thiên Chúa. Đó là ý muốn của Ngài. Vì thế, Kitô giáo nên từ bỏ ảo vọng «một mình mình là đủ, không cần tới ai cả»! Trong mọi lãnh vực của cuộc sống, từ nhỏ tới lớn, Thiên Chúa đều sắp đặt để mọi người cần lẫn nhau và hợp tác với nhau thì mới thành tựu mỹ mãn. Chẳng lẽ lãnh vực cao cả nhất là việc khám phá và hiểu biết Ngài lại ra ngoài quy luật ấy?
Khi ý thức được sự hiểu biết rất giới hạn của mỗi tôn giáo cũng như toàn thể các tôn giáo về chân lý, về Mầu Nhiệm Thiên Chúa hay Thực Tại Tối Hậu, mỗi tôn giáo mới bớt tự hào về chính mình để dành chỗ đứng cho các tôn giáo khác trong lãnh vực chân lý. Càng học hỏi nhiều, càng nhận ra mình dốt. Cũng vậy, càng hiểu biết nhiều về chân lý, ta sẽ càng cảm thấy những hiểu biết của mình hay của tôn giáo mình về chân lý là quá ít ỏi, và càng nhận ra sự hiểu biết của người khác hay tôn giáo khác là cần thiết để bổ túc phần nào cho những gì mình chưa biết.
Thiên Chúa vẫn luôn muốn chúng ta cần lẫn nhau trong việc khám phá ra khuôn mặt của Ngài. Ngài không dựng nên một loại người nam không cần tới người nữ, nhưng lại dựng nên một người nam cần được giúp đỡ và bổ túc bởi người nữ: «Người nam sống một mình thì không tốt, Ta hãy dựng nên cho nó một người trợ tá giống như nó» (St 2,18). Cũng thế, Ngài không muốn dựng nên một thứ Kitô giáo hoàn toàn đầy đủ, có thể tự hào tự mãn, không cần tới những tôn giáo khác. Vì thế, Ngài cũng dựng nên các tôn giáo khác để giúp Kitô giáo khám phá và hiểu biết về Ngài trọn vẹn hơn. Ngài muốn các tôn giáo cần lẫn nhau, để họ có thể yêu thương nhau, cùng giúp nhau hiểu biết và cùng vươn tới Thiên Chúa. Đó là ý muốn của Ngài. Vì thế, Kitô giáo nên từ bỏ ảo vọng «một mình mình là đủ, không cần tới ai cả»! Trong mọi lãnh vực của cuộc sống, từ nhỏ tới lớn, Thiên Chúa đều sắp đặt để mọi người cần lẫn nhau và hợp tác với nhau thì mới thành tựu mỹ mãn. Chẳng lẽ lãnh vực cao cả nhất là việc khám phá và hiểu biết Ngài lại ra ngoài quy luật ấy?
Khi ý thức được sự hiểu biết rất giới hạn của mỗi tôn giáo cũng như toàn thể các tôn giáo về chân lý, về Mầu Nhiệm Thiên Chúa hay Thực Tại Tối Hậu, mỗi tôn giáo mới bớt tự hào về chính mình để dành chỗ đứng cho các tôn giáo khác trong lãnh vực chân lý. Càng học hỏi nhiều, càng nhận ra mình dốt. Cũng vậy, càng hiểu biết nhiều về chân lý, ta sẽ càng cảm thấy những hiểu biết của mình hay của tôn giáo mình về chân lý là quá ít ỏi, và càng nhận ra sự hiểu biết của người khác hay tôn giáo khác là cần thiết để bổ túc phần nào cho những gì mình chưa biết.
Thái độ căn bản là tự khiêm
Và thái độ thích hợp của mỗi tôn giáo sẽ là tự khiêm, tự đặt mình ở dưới những tôn giáo khác để học hỏi, để làm cho tình hữu nghị và đoàn kết giữa các tôn giáo ngày càng thắm thiết hơn. Đó cũng chính là thái độ mà Đức Giêsu đã dạy chúng ta: «Khi anh được mời, thì hãy ngồi vào chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: ‘Xin mời ông bạn lên trên cho’. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên» (Lc 14,1011). «Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em, thì phải làm đầy tớ anh em» (Mt 20,2627). Tôn giáo nào càng khiêm nhường, càng sống tinh thần tự hủy của Đức Kitô, thì càng chứng tỏ được sự cao quí và siêu việt của mình. Ngược lại, càng tự tôn mình lên, thì càng chứng tỏ tinh thần kém cỏi của mình.
Nguyễn Chính Kết
_____________________
Chú thích:
(*1) Về vấn đề này, xin xem lại vấn đề «Đối thoại và truyền giáo» ở phần 1, chương 4, và đoạn về «Văn kiện Đối thoại và truyền giáo» ở phần 1, chương 3.
Đọc tiếp:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét