ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO
Phần III
Chương 2
Tại sao vũ trụ lại hiện hữu thay vì không hiện hữu?
Trong tất cả những bí ẩn hay thắc mắc ấy, thì bí ẩn đầu tiên «Tại sao vũ trụ lại hiện hữu thay vì không hiện hữu? Nó tự hữu hay có ai tạo dựng nên nó?» là bí ẩn căn bản nhất, giải đáp được bí ẩn đó thì những bí ẩn sau cũng có thể nhờ đó mà giải đáp được. Không giải đáp được bí ẩn đó thì dường như những bí ẩn sau cũng đi vào bế tắc.
Cứ theo sự hợp lý mà đầu óc con người đòi hỏi, thì vũ trụ này phải không hiện hữu mới đúng và dễ hiểu, vì như thế thì chẳng có gì phi lý, chẳng có gì phải thắc mắc hay đặt thành vấn đề. Còn nếu nó hiện hữu thì sẽ phát sinh ra những thắc mắc thật khó giải đáp:
Cứ theo sự hợp lý mà đầu óc con người đòi hỏi, thì vũ trụ này phải không hiện hữu mới đúng và dễ hiểu, vì như thế thì chẳng có gì phi lý, chẳng có gì phải thắc mắc hay đặt thành vấn đề. Còn nếu nó hiện hữu thì sẽ phát sinh ra những thắc mắc thật khó giải đáp:
– Nếu nó hiện hữu, thì nó hiện hữu như thế nào?
– Làm sao nó hiện hữu được? Nó từ đâu ra?
– Trước khi hiện hữu thì nó là gì?
– Nếu nó đã từng bắt đầu hiện hữu, thì trước đó nó đã không hiện hữu. Làm sao có thể từ không có gì mà biến thành một cái gì đó hiện hữu được?
– Nếu nó đã bắt đầu hiện hữu, thì liệu nó có hiện hữu mãi mãi không?
− Nếu có lúc nó hết hiện hữu, vậy nó hiện hữu đến bao giờ?
– Vân vân và vân vân…
Hai cách giải đáp khác nhau
Vì thế, từ xưa đến nay đã có nhiều nỗ lực tìm cách giải đáp loạt thắc mắc căn bản này, và đã có nhiều giải đáp khác nhau. Mỗi tôn giáo hay mỗi nền văn hóa có thể có một vài cách giải đáp. Giải đáp nào cũng chỉ có thể thỏa mãn một số người và không thỏa mãn được một số người khác. Không một giải đáp nào đủ sức thuyết phục tất cả mọi người theo mình, hay thuyết phục được đa số những người chân thành, thiện chí và đầy đủ lý trí nhất – vốn đang theo lập trường ngược lại – theo mình.
Tuy nhiên, tất cả những cách giải đáp nào tương đối hữu lý đều có thể xếp vào một trong hai cách chính:
Tuy nhiên, tất cả những cách giải đáp nào tương đối hữu lý đều có thể xếp vào một trong hai cách chính:
– hoặc cho rằng vũ trụ tự hiện hữu,
– hoặc cho rằng vũ trụ được một hiện hữu khác sinh ra hay tạo dựng nên.
Cách thứ nhất:
Cách thứ nhất chủ trương: Vũ trụ - xét như một toàn thể - tự nó hiện hữu, không có một thực tại nào khác sinh ra hay tạo dựng nên nó cả.
Nếu vũ trụ tự hiện hữu, tất nó phải hiện hữu từ đời đời, nghĩa là vũ trụ đã có sẵn, không lúc nào mà không có nó, và cũng không bao giờ mất nó được. Vì không thể hiểu nổi việc nó bắt đầu hiện hữu. Bắt đầu hiện hữu có nghĩa là đã có lúc nó biến từ không ra có. Biến từ không ra có, nghĩa là đã có lúc không có nó, và đã có một lúc nào đó bắt đầu có nó. Từ không mà tự biến thành có là một điều hết sức phi lý, không thể hiểu nổi. Vì thế, nếu vũ trụ đã hiện hữu, thì theo sự đòi hỏi của lý luận, nó phải hiện hữu từ trước muôn đời, nghĩa là không có lúc nào, thời điểm nào mà nó không hiện hữu. Còn nếu nó đã không hiện hữu, thì nó sẽ vĩnh viễn không hiện hữu, chứ không thể từ không hiện hữu mà tự động biến thành hiện hữu được.
Vũ trụ từ không mà tự biến thành có là điều phi lý, không thể chấp nhận được. Nhưng vũ trụ tự nhiên có, và có từ trước đời đời, tuy đỡ phi lý hơn «từ không biến thành có», vẫn là một điều hết sức khó hiểu, khó giải thích, thậm chí đối với nhiều đầu óc thì đó cũng là một điều phi lý. Nhưng dù thấy phi lý đến đâu, thì ai cũng phải nhìn nhận là vũ trụ ấy đã có, và đang có một cách cụ thể, trước mắt, muốn phủ nhận cũng không được. Phủ nhận vũ trụ hiện hữu thì còn phi lý và điên rồ hơn là nhìn nhận nó hiện hữu, dù không thể giải thích được, hay không thể hiểu nổi!
Vũ trụ đã hiện hữu từ trước muôn đời. Đây là giải đáp của nhiều tôn giáo Đông phương (chẳng hạn Phật giáo, của một số giáo phái theo phiếm thần luận hoặc vô thần luận trong Ấn giáo), và những người có khuynh hướng vô thần. Giải đáp này hầu như không giải đáp gì cả cái thắc mắc căn bản: «Tại sao vũ trụ lại hiện hữu thay vì không hiện hữu?», mà chỉ nhìn nhận thực tế là vũ trụ đang hiện hữu, và nhìn nhận sự bất lực của mình trong việc giải thích tại sao. Đây là thái độ đầu hàng ngay từ đầu, nhìn nhận rằng vấn đề không thể giải thích được. Chính Đức Phật – một hiền triết đưa ra biết bao nhiêu điều hiểu biết mới lạ vào thời của ngài, với những giải thích hết sức khôn ngoan và đầy tính thuyết phục, mà khoa học ngày nay đã nhìn nhận là đúng (*1) – nhưng cũng không đưa ra một cách giải thích nào về nguồn gốc của vũ trụ: vũ trụ do đâu mà có và có như thế nào? (*2)
Nếu vũ trụ tự hiện hữu, tất nó phải hiện hữu từ đời đời, nghĩa là vũ trụ đã có sẵn, không lúc nào mà không có nó, và cũng không bao giờ mất nó được. Vì không thể hiểu nổi việc nó bắt đầu hiện hữu. Bắt đầu hiện hữu có nghĩa là đã có lúc nó biến từ không ra có. Biến từ không ra có, nghĩa là đã có lúc không có nó, và đã có một lúc nào đó bắt đầu có nó. Từ không mà tự biến thành có là một điều hết sức phi lý, không thể hiểu nổi. Vì thế, nếu vũ trụ đã hiện hữu, thì theo sự đòi hỏi của lý luận, nó phải hiện hữu từ trước muôn đời, nghĩa là không có lúc nào, thời điểm nào mà nó không hiện hữu. Còn nếu nó đã không hiện hữu, thì nó sẽ vĩnh viễn không hiện hữu, chứ không thể từ không hiện hữu mà tự động biến thành hiện hữu được.
Vũ trụ từ không mà tự biến thành có là điều phi lý, không thể chấp nhận được. Nhưng vũ trụ tự nhiên có, và có từ trước đời đời, tuy đỡ phi lý hơn «từ không biến thành có», vẫn là một điều hết sức khó hiểu, khó giải thích, thậm chí đối với nhiều đầu óc thì đó cũng là một điều phi lý. Nhưng dù thấy phi lý đến đâu, thì ai cũng phải nhìn nhận là vũ trụ ấy đã có, và đang có một cách cụ thể, trước mắt, muốn phủ nhận cũng không được. Phủ nhận vũ trụ hiện hữu thì còn phi lý và điên rồ hơn là nhìn nhận nó hiện hữu, dù không thể giải thích được, hay không thể hiểu nổi!
Vũ trụ đã hiện hữu từ trước muôn đời. Đây là giải đáp của nhiều tôn giáo Đông phương (chẳng hạn Phật giáo, của một số giáo phái theo phiếm thần luận hoặc vô thần luận trong Ấn giáo), và những người có khuynh hướng vô thần. Giải đáp này hầu như không giải đáp gì cả cái thắc mắc căn bản: «Tại sao vũ trụ lại hiện hữu thay vì không hiện hữu?», mà chỉ nhìn nhận thực tế là vũ trụ đang hiện hữu, và nhìn nhận sự bất lực của mình trong việc giải thích tại sao. Đây là thái độ đầu hàng ngay từ đầu, nhìn nhận rằng vấn đề không thể giải thích được. Chính Đức Phật – một hiền triết đưa ra biết bao nhiêu điều hiểu biết mới lạ vào thời của ngài, với những giải thích hết sức khôn ngoan và đầy tính thuyết phục, mà khoa học ngày nay đã nhìn nhận là đúng (*1) – nhưng cũng không đưa ra một cách giải thích nào về nguồn gốc của vũ trụ: vũ trụ do đâu mà có và có như thế nào? (*2)
Cách thứ hai
Cách thứ hai chủ trương: Vũ trụ được một thực tại khác sinh ra hay tạo dựng nên. Ta tạm gọi thực tại này là «Hữu-Thể-Có-Trước». Bản chất của Hữu-Thể-Có-Trước này là «tự hữu», nghĩa là tự nhiên mà có, và có từ trước muôn đời, chứ không do thực tại nào khác sinh ra, nhưng lại sinh ra hay tạo dựng nên tất cả những thực tại khác. Đây là chủ trương của những người có khuynh hướng hữu thần, đặc biệt của Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, của một số giáo phái theo nhất thần luận trong Ấn giáo, v. v…
Những người theo chủ trương thứ hai này lý luận: thực tế trước mắt cho thấy, bất kỳ một vật gì hiện hữu cũng đều sinh ra từ một vật khác. Kinh nghiệm cho thấy không một vật nào – mà người ta kinh nghiệm được – lại tự mình hiện hữu được, nhưng luôn luôn do vật khác sinh ra hay tạo dựng nên. Cuốn sách tôi đang cầm trên tay phải có người viết ra, phải có người in, phải có người bán hay tặng cho tôi, thì nó mới hiện hữu trên tay của tôi được. Tất cả những vật khác cũng vậy: cái nhà, cái cây, núi, sông, trái đất, v. v… Tất cả những vật mà người ta kinh nghiệm được – không trừ một vật nào – đều thuộc diện «ngẫu nhiên» (contingent), nghĩa là có thể hiện hữu, có thể không, và nếu hiện hữu thì tất nhiên phải hiện hữu do hay từ một vật khác.
Lý trí đòi buộc mọi người phải chấp nhận rằng mọi sự mọi vật đều có nguyên nhân. Đó là «nguyên lý nhân quả» (principe de causalité), một trong 5 nguyên lý mà Triết lý Hy lạp xưa gọi là «Những Nguyên Lý của Lý Trí» (Les Principes de la Raison) (xem cước chú [*1], ở chương 6). Thế thì vũ trụ cũng vậy, phải có nguyên nhân. Nghĩa là phải có một hữu thể nào đó đã có trước sinh ra hay tạo dựng nên, không thể tự hữu hay từ không biến thành có được. Và Hữu-Thể-Có-Trước ấy tất nhiên phải tự hữu, và hữu thể này không thuộc diện «ngẫu nhiên» (contingent), mà thuộc diện «tất yếu» (nécessaire), nghĩa là tự mình hiện hữu, không hiện hữu từ bất kỳ một hữu thể nào khác. Chính Hữu-Thể-Có-Trước này là hữu thể đầu tiên, cũng là nguyên nhân đầu tiên của tất cả mọi hữu thể khác.
Những người theo chủ trương thứ hai này lý luận: thực tế trước mắt cho thấy, bất kỳ một vật gì hiện hữu cũng đều sinh ra từ một vật khác. Kinh nghiệm cho thấy không một vật nào – mà người ta kinh nghiệm được – lại tự mình hiện hữu được, nhưng luôn luôn do vật khác sinh ra hay tạo dựng nên. Cuốn sách tôi đang cầm trên tay phải có người viết ra, phải có người in, phải có người bán hay tặng cho tôi, thì nó mới hiện hữu trên tay của tôi được. Tất cả những vật khác cũng vậy: cái nhà, cái cây, núi, sông, trái đất, v. v… Tất cả những vật mà người ta kinh nghiệm được – không trừ một vật nào – đều thuộc diện «ngẫu nhiên» (contingent), nghĩa là có thể hiện hữu, có thể không, và nếu hiện hữu thì tất nhiên phải hiện hữu do hay từ một vật khác.
Lý trí đòi buộc mọi người phải chấp nhận rằng mọi sự mọi vật đều có nguyên nhân. Đó là «nguyên lý nhân quả» (principe de causalité), một trong 5 nguyên lý mà Triết lý Hy lạp xưa gọi là «Những Nguyên Lý của Lý Trí» (Les Principes de la Raison) (xem cước chú [*1], ở chương 6). Thế thì vũ trụ cũng vậy, phải có nguyên nhân. Nghĩa là phải có một hữu thể nào đó đã có trước sinh ra hay tạo dựng nên, không thể tự hữu hay từ không biến thành có được. Và Hữu-Thể-Có-Trước ấy tất nhiên phải tự hữu, và hữu thể này không thuộc diện «ngẫu nhiên» (contingent), mà thuộc diện «tất yếu» (nécessaire), nghĩa là tự mình hiện hữu, không hiện hữu từ bất kỳ một hữu thể nào khác. Chính Hữu-Thể-Có-Trước này là hữu thể đầu tiên, cũng là nguyên nhân đầu tiên của tất cả mọi hữu thể khác.
Giải đáp thứ nhất thì rõ ràng là chẳng giải đáp được gì cả. Người đồng ý với giải đáp này mặc nhiên chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, để rồi sau đó dành năng lực giải quyết những vấn đề khác hữu ích hơn (*3). Và khi đã chấp nhận vô điều kiện, thì chính vấn đề căn bản đó không còn phát sinh thêm vấn đề nào khác rắc rối nữa.
Còn giải đáp thứ hai thì bị một số người theo giải đáp thứ nhất cho rằng: giải đáp như thế thì chỉ là chuyển vấn đề đi chỗ khác, chứ cũng chẳng phải là giải đáp. Vì khi chủ trương vũ trụ hiện hữu do một thực tại khác, tức Hữu-Thể-Có-Trước, thì lại nẩy sinh ra một thắc mới mới tương tự như thắc mắc cũ: «Tại sao Hữu-Thể-Có-Trước ấy lại hiện hữu thay vì không hiện hữu?». Thế là vấn đề lại còn y nguyên, mà lại còn gây ra nhiều thắc mắc rắc rối khác cũng không phải là dễ dàng giải quyết một cách thỏa đáng: Làm sao Hữu-Thể-Có-Trước kia lại có thể tạo dựng nên từ hư không một vũ trụ vô cùng to tát như hiện nay? Tạo dựng như thế để làm gì? Tạo dựng thế nào? v. v…
Vấn đề này tương tự như trường hợp anh A nợ chị B một số tiền, chị B đòi lại. Anh A giải quyết món nợ ấy bằng cách mượn của ông C cũng số tiền bằng đó để trả cho chị B. Như thế, tuy trả được nợ cho chị B, nhưng món nợ của anh A vẫn còn y nguyên, nó chỉ chuyển từ người này sang người khác mà thôi. Không những thế, anh A còn phải hàm ơn ông C nữa, nghĩa là phải hàm ơn tới hai người thay vì chỉ một người.
Như vậy thì rốt cuộc nếu không gán đặc tính «tự hữu» cho vũ trụ thì vẫn phải gán đặc tính đó cho một thực tại khác. Mà điều bí ẩn cần được giải đáp – là vấn đề «tự hữu» – thì vẫn còn y nguyên, chẳng giải đáp được chút nào.
Như vậy, vấn đề «tự hữu», nghĩa là tự nhiên mà có, quả là một điều khó hiểu, không sao giải đáp được một cách thỏa mãn. Cả hai giải đáp trên đều nhìn nhận có một thực tại nào đó có tính «tự hữu». Nhưng khác nhau ở chỗ:
● Một đằng coi thực tại ấy chính là vũ trụ, hay là một với vũ trụ. Giải đáp kiểu này dễ đi đến chủ trương vô thần hay phiếm thần:
● Và đằng kia coi thực tại tự hữu ấy khác biệt hẳn hay là hai với vũ trụ. Giải đáp này dẫn đến chủ trương hữu thần, cho rằng phải có một thực tại tự hữu từ nguyên thủy, và thực tại này đã sinh ra hay tạo dựng nên tất cả những gì hiện hữu khác, đương nhiên từ hư vô, vì lúc ấy còn gì hiện hữu ngoài thực tại ấy đâu!
Còn giải đáp thứ hai thì bị một số người theo giải đáp thứ nhất cho rằng: giải đáp như thế thì chỉ là chuyển vấn đề đi chỗ khác, chứ cũng chẳng phải là giải đáp. Vì khi chủ trương vũ trụ hiện hữu do một thực tại khác, tức Hữu-Thể-Có-Trước, thì lại nẩy sinh ra một thắc mới mới tương tự như thắc mắc cũ: «Tại sao Hữu-Thể-Có-Trước ấy lại hiện hữu thay vì không hiện hữu?». Thế là vấn đề lại còn y nguyên, mà lại còn gây ra nhiều thắc mắc rắc rối khác cũng không phải là dễ dàng giải quyết một cách thỏa đáng: Làm sao Hữu-Thể-Có-Trước kia lại có thể tạo dựng nên từ hư không một vũ trụ vô cùng to tát như hiện nay? Tạo dựng như thế để làm gì? Tạo dựng thế nào? v. v…
Vấn đề này tương tự như trường hợp anh A nợ chị B một số tiền, chị B đòi lại. Anh A giải quyết món nợ ấy bằng cách mượn của ông C cũng số tiền bằng đó để trả cho chị B. Như thế, tuy trả được nợ cho chị B, nhưng món nợ của anh A vẫn còn y nguyên, nó chỉ chuyển từ người này sang người khác mà thôi. Không những thế, anh A còn phải hàm ơn ông C nữa, nghĩa là phải hàm ơn tới hai người thay vì chỉ một người.
Như vậy thì rốt cuộc nếu không gán đặc tính «tự hữu» cho vũ trụ thì vẫn phải gán đặc tính đó cho một thực tại khác. Mà điều bí ẩn cần được giải đáp – là vấn đề «tự hữu» – thì vẫn còn y nguyên, chẳng giải đáp được chút nào.
Như vậy, vấn đề «tự hữu», nghĩa là tự nhiên mà có, quả là một điều khó hiểu, không sao giải đáp được một cách thỏa mãn. Cả hai giải đáp trên đều nhìn nhận có một thực tại nào đó có tính «tự hữu». Nhưng khác nhau ở chỗ:
● Một đằng coi thực tại ấy chính là vũ trụ, hay là một với vũ trụ. Giải đáp kiểu này dễ đi đến chủ trương vô thần hay phiếm thần:
– (a) hoặc phủ nhận không có thực tại nào sinh ra hay tạo dựng nên vũ trụ, nghĩa là vũ trụ này vốn đã có từ muôn đời, chẳng do một thực tại nào khác sinh ra. Đây là chủ trương của những người vô thần.
– (b) hoặc đồng hóa thực tại tự hữu ấy với chính vũ trụ cách này hay cách khác. Đây là chủ trương của nhiều tôn giáo Đông phương.
Nguyễn Chính Kết
_____________________
Chú thích:
(*1) Chẳng hạn, trước Công Nguyên cả 500 năm, Đức Phật (563–483) đã cho biết vũ trụ này gồm hằng hà sa số thế giới đang khi khoa học thời đó mới chỉ biết có trái đất, mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao mà họ chưa xác định được là những thiên thể to lớn như người thời nay xác định. Ngày nay khoa vũ trụ học đã nhìn nhận vũ trụ này gồm hàng tỷ tỷ thiên thể, trong đó trái đất chỉ là một thiên thể hết sức nhỏ bé so với vô số thiên thể khác. Hay ngài cho biết rằng khi uống nước, thì người ta uống vào bụng vô số sinh linh nhỏ bé mà mắt không thấy được. Điều này hơn 2000 năm sau đã được Pasteur (1822–1895) chứng nhận là đúng: có vô số vi sinh vật sống trong nước lấy từ thiên nhiên.
(*2) Có một người hỏi Đức Phật về nguồn gốc của vũ trụ vạn vật, xin Ngài giải thích. Ngài khuyên người ấy không nên lãng phí thì giờ và năng lực trong những việc chỉ làm chậm trễ sự tiến bộ tinh thần của mình. Theo Ngài, điều quan trọng phải làm là tu tập cho có trí tuệ để nhờ đó mà được giải thoát, chứ không phải là tìm cho ra giải đáp của những thắc mắc ấy. Ngài nói: «Giả như có người kia bị một mũi tên có tẩm thuốc độc bắn vào mình. Bạn bè thân quyến chạy đi tìm lương y để cứu chữa anh. Nhưng anh ta nói: “Tôi sẽ không cho ai rút mũi tên này ra trước khi được nghe giải thích tận tường về nguồn gốc và bản chất của mũi tên, người nào bắn tôi, tại sao lại bắn tôi..." Như thế, người ấy sẽ chết trước khi được nghe giải thích… Cũng vậy, người nào đòi phải hiểu được về nguồn gốc của vũ trụ mới chịu tu tập để đi đến giải thoát, cũng sẽ chết trước khi được nghe giải thích».
(*3) Tương tự như chủ trương của Đức Phật trong cước chú trên.
(*2) Có một người hỏi Đức Phật về nguồn gốc của vũ trụ vạn vật, xin Ngài giải thích. Ngài khuyên người ấy không nên lãng phí thì giờ và năng lực trong những việc chỉ làm chậm trễ sự tiến bộ tinh thần của mình. Theo Ngài, điều quan trọng phải làm là tu tập cho có trí tuệ để nhờ đó mà được giải thoát, chứ không phải là tìm cho ra giải đáp của những thắc mắc ấy. Ngài nói: «Giả như có người kia bị một mũi tên có tẩm thuốc độc bắn vào mình. Bạn bè thân quyến chạy đi tìm lương y để cứu chữa anh. Nhưng anh ta nói: “Tôi sẽ không cho ai rút mũi tên này ra trước khi được nghe giải thích tận tường về nguồn gốc và bản chất của mũi tên, người nào bắn tôi, tại sao lại bắn tôi..." Như thế, người ấy sẽ chết trước khi được nghe giải thích… Cũng vậy, người nào đòi phải hiểu được về nguồn gốc của vũ trụ mới chịu tu tập để đi đến giải thoát, cũng sẽ chết trước khi được nghe giải thích».
(*3) Tương tự như chủ trương của Đức Phật trong cước chú trên.
Đọc tiếp:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét