CHIA SẺ TIN MỪNG
Chúa Nhật thứ 5 Phục Sinh
(14-5-2017)
(14-5-2017)
(Bài đào sâu)
Có đúng không khi nói: «Ai thấy tha nhân là thấy Chúa Cha»?
Có đúng không khi nói: «Ai thấy tha nhân là thấy Chúa Cha»?
• TIN MỪNG: Ga 14,1-12
Những lời cáo biệt
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nói về hai thực tại siêu hình mà không ai ở trần gian này có thể hiểu thấu hay kinh nghiệm trực tiếp được. Trước hết Ngài nói về Nhà Cha Ngài, nơi Ngài và những kẻ theo Ngài sẽ đến. Ngài đã đến đó trước để chuẩn bị cho chúng ta, những người sẽ đến sau này. Kế đó, Ngài nói đến chính Thiên Chúa, Cha của Ngài.
1. Đức Giêsu nói về Nhà Cha Ngài, hay thiên đàng
Ngài nói: «Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở» (Ga 14,2). Nếu Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa với Ba Ngôi khác nhau nhưng lại bằng nhau, đã tạo dựng nên một vũ trụ hết sức đa dạng với đủ mọi giống loài khác nhau, ắt Thiên Chúa của chúng ta phải là một Thiên Chúa rất thích sự đa dạng và bình đẳng.
Tất cả mọi sự Ngài dựng nên đều đa dạng, đều gồm nhiều loại khác nhau. Riêng con người, là «hình ảnh của Ngài» (St 1,27), thì có nam có nữ, có nhiều chủng loại (da trắng, da đen, da màu), nhiều dân tộc, nhiều quốc gia, nhiều tôn giáo, nhiều nền văn hóa, nhiều tính tình, nhiều khuynh hướng khác nhau. Ngay trong cơ thể một con người thì cũng gồm nhiều cơ quan rất khác nhau. Như thế, ắt ở trên thiên đàng, Ngài cũng phải tạo lập nhiều «chỗ ở» rất khác nhau phù hợp với sự đa dạng của con người.
Thiên Chúa của chúng ta vốn đa dạng ngay từ bản tính (vì là Ba Ngôi khác nhau), và sự đa dạng ắt phải là bản chất mọi đường lối của Ngài. Thế nhưng con người – vốn được tạo dựng nên rất đa dạng – do lòng ích kỷ, tự kiêu và óc bè phái của mình, lại có khuynh hướng thích độc dạng. Họ không muốn những ai khác mình, có niềm tin, chủ trương hay đường lối khác mình… được tồn tại và phát triển. Họ chỉ muốn bè phái mình, văn hóa của mình, ý thức hệ của mình, tôn giáo của mình tồn tại và phát triển mà thôi. Vì thế, họ tìm cách thuyết phục hoặc ép buộc người khác phải giống mình, theo mình. Họ muốn thống nhất mọi sự trong sự đồng dạng hay độc dạng, và dạng mà họ muốn mọi người đều có chính là dạng của họ.
Đó chính là một ước muốn đi ngược lại tự nhiên, ngược lại đường lối của Thiên Chúa. Vì thế, càng muốn thống nhất, càng không chấp nhận sự khác biệt của nhau, thì con người càng bị chia rẽ. Câu chuyện về tháp Baben (x. St 11,1-9) là một bài học điển hình mà con người suốt bao thế hệ học mãi vẫn không thuộc. Con người muốn thống nhất mọi sự: «Ta hãy xây cho mình một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời. Ta phải làm cho danh ta lẫy lừng, để khỏi bị phân tán trên khắp mặt đất» (St 11,4). Nhưng điều đó ngược lại thánh ý Thiên Chúa, nên Ngài đã quyết định «làm xáo trộn tiếng nói của mọi người, và phân tán họ ra khắp nơi trên mặt đất» (St 11,9).
Trong quá khứ, Giáo Hội Công giáo cũng đã từng bị cám dỗ muốn thống nhất trong đồng dạng hơn là hiệp nhất trong đa dạng. Lịch sử cho thấy mỗi lần Giáo Hội thống nhất thêm một chi tiết về đức tin thì lại có thêm một bè rối hoặc một giáo phái ly khai. Vì thế, hiện nay sự hiệp nhất trong Giáo Hội đã bị sứt mẻ rất nhiều. Do đó, trong Tông Thư «Tiến Tới Thiên Niên Kỷ Thứ Ba» (Tertio Millennio Adveniente), Đức Gioan-Phaolô II đã kêu gọi Giáo Hội sám hối vì trong các thiên niên kỷ trước, Giáo Hội một phần nào đã «phá hỏng sự hiệp nhất mà Thiên Chúa muốn có nơi Dân Ngài» (số 34). Và hiện nay Giáo Hội đang muốn sửa chữa lại những sứt mẻ ấy. Nhưng thiết tưởng Giáo Hội chỉ có thể thành công nếu chủ trương hiệp nhất chứ không thống nhất.
Hiệp nhất là tập hợp những con người hay tập thể khác nhau, có chủ trương khác nhau thành một tập thể lớn có một đường hướng chung, nhưng vẫn tôn trọng sự khác biệt của nhau. Còn thống nhất là dẹp bỏ tất cả những khác biệt để trở nên một khối đồng nhất, đồng dạng. Hiện nay, sau Công đồng Vatican II, trên lý thuyết, Giáo Hội đang chủ trương hiệp nhất trong đa dạng. Ước mong chủ trương ấy đang được thực hiện.
Đang khi Đức Giêsu muốn dọn chỗ cho mọi người trên thiên đàng, thì lại có nhiều người muốn hạn chế số người được vào thiên đàng vì họ mong rằng chỉ những ai cùng tôn giáo, cùng niềm tin, cùng chủ trương với mình mới được vào đấy mà thôi. Tôi e rằng chính những người này sẽ không thích hợp với một thiên đàng «có nhiều chỗ ở», rất phong phú và đa dạng theo ý của Thiên Chúa.
2. Đức Giêsu nói về Thiên Chúa hay Cha của Ngài
Chẳng ai thấy được Thiên Chúa vì Ngài vô hình đối với mọi giác quan con người. Nhưng kinh nghiệm về Thiên Chúa thì ai cũng có thể có được. Tương tự như dòng điện chẳng ai có thể thấy được, nhưng thời nay, ai cũng có đầy ắp kinh nghiệm về điện, cho dù là trẻ con. Thật vậy, khi cả phố đang bị cúp điện mà bắt đầu có điện lại, là ta thấy đám trẻ con trong xóm la ầm lên ngay: «Có điện rồi!»
Dòng điện không thể thấy được, vậy tại sao khi có điện chúng lại nhận ra ngay? Chính vì chúng thấy dòng điện biểu hiện thành đèn sáng, quạt quay, tivi có hình, v.v… Cũng vậy đối với Thiên Chúa. Tất cả những gì hiện hữu và hoạt động ở trong bản thân ta và chung quanh ta đều là những biểu hiện của Thiên Chúa. Vì không có Thiên Chúa thì không thể có tất cả những thứ ấy. Vì thế, thật là ngớ ngẩn khi Philípphê yêu cầu Đức Giêsu: «Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha». Yêu cầu ấy cũng ngớ ngẩn y như yêu cầu của một em bé đang coi tivi dưới ánh đèn sáng choang: «Bố ơi, xin cho con thấy điện là gì? ở đâu?» Bố em sẽ chỉ vào tivi đang có hình và bóng đèn đang sáng ngay trước mặt, nói: «Điện đấy con!».
Thiên Chúa không thể thấy được, nhưng biểu hiện rõ nét nhất của Ngài là Đức Giêsu, Con yêu quý của Ngài. Thánh Phaolô viết: «Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa» (Dt 1,3; x. Cl 1,15). Vì thế, Đức Giêsu mới nói với Philípphê: «Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha» (Ga 14,9), phần nào tương tự như: ai thấy đèn sáng là thấy dòng điện.
Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, Ngài giống Thiên Chúa Cha chắc chắn không phải ở thân xác, mà chủ yếu là ở tình yêu vô biên của Ngài đối với nhân loại và vũ trụ. Không gì biểu hiện Thiên Chúa cách trung thực cho bằng tình yêu chân thật, nhất là thứ «tình thương của người dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình» (Ga 15,13). Ai càng có nhiều tình yêu chân thật thì càng giống Thiên Chúa; vì từ bản chất, «Thiên Chúa là tình yêu» (1Ga 4,8.16), mà Đức Giêsu là người có tình yêu cao cả nhất. Vì thế, tình yêu mới chính là bản chất cốt yếu của sự thánh thiện, hơn là việc có nhiều nhân đức hay sự trong sạch. Trong sạch như thiên thần, đầy nhân đức như Đức Mẹ mà thiếu tình yêu thì cũng chỉ như một dãy số không thiếu số 1 đứng đầu.
Tuy nhiên, biểu hiện của Thiên Chúa không chỉ có Đức Giêsu, mà còn là tất cả những gì hiện hữu và hoạt động trong vũ trụ, vì không gì có thể hiện hữu hay hoạt động mà không do Thiên Chúa, hoặc không có nền tảng là Thiên Chúa. Nhưng một trong những biểu hiện rất rõ nét và cụ thể của Thiên Chúa chính là những người sống chung quanh ta, những người mà ta gặp trong cuộc đời. Họ cũng chính là hiện thân và là hình ảnh của Thiên Chúa đối với ta (x. St 1,27). Kinh Thánh đã xác nhận điều đó trong rất nhiều câu như: «Mỗi lần các ngươi làm (/không làm) điều gì cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm (/không làm) cho chính Ta» (Mt 25,40.45).
Vì thế, ta không cần phải tìm gặp Thiên Chúa ở đâu xa. Lời Đức Giêsu nói với Philípphê (Ga 14,9) có thể đổi lại thành: «Ai thấy tha nhân là thấy Chúa Cha». Vì thế, tình yêu và cách đối xử của ta đối với tha nhân sẽ được Thiên Chúa chính thức coi là tình yêu và cách đối xử thực tế nhất với chính Ngài, hơn là những biểu lộ tình yêu đối với Ngài trong những nghi thức tôn giáo bề ngoài (x. Mt 25,40.45). Rất nhiều Kitô hữu không nắm được điều cốt yếu và cần thiết này, nên có thể họ sẽ rất ngạc nhiên khi thấy Chúa nói với họ trong ngày phán xét: «Ta không hề biết các ngươi; hỡi bọn làm điều gian ác» (Mt 7,23).
Lạy Cha, con cảm nghiệm về Cha cách sâu xa và dễ dàng nhất khi con cảm nghiệm về chính bản thân con. Bản thân con chính là tác phẩm của Cha với biết bao kỳ diệu hàm ẩn trong đó. Vì thế, biểu hiện cụ thể nhất, dễ cảm nghiệm nhất về sự hiện hữu của Cha đối với con chính là sự hiện hữu đầy kỳ diệu của chính bản thân con và của bao người khác mà con gặp hằng ngày. Con và họ cũng chính là biểu hiện của Cha. Xin Cha hãy biến con thành một biểu hiện trung thực của Cha trước mặt mọi người bằng cách đổ tràn tình yêu chân thật của Cha vào trong con, để con yêu thương mọi người như chính Cha và Đức Giêsu yêu thương con. Để qua tình yêu chân thật của con, mọi người đều nhận ra Cha ở nơi con.
Câu hỏi gợi ý:
1. Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa Ba Ngôi, Ba Ngôi đa dạng và khác biệt nhau, Ngài tạo dựng nên vũ trụ cũng vô cùng đa dạng và đầy khác biệt. Điều đó có ý nghĩa gì? Trong bối cảnh ấy, câu nói của Đức Giêsu: «Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở» có ý nghĩa gì?
2. Đức Giêsu nói: «Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha». Chúa Cha vô hình, Đức Giêsu hữu hình, sao lại nói như thế được? Câu này phải hiểu thế nào?
3. Bây giờ đâu ai thấy Đức Giêsu nữa. Vậy thì có cách gì khác để thấy Thiên Chúa? Có thể nói: «Ai thấy tha nhân là thấy Chúa Cha» không? Tại sao?
Suy tư gợi ý:
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nói về hai thực tại siêu hình mà không ai ở trần gian này có thể hiểu thấu hay kinh nghiệm trực tiếp được. Trước hết Ngài nói về Nhà Cha Ngài, nơi Ngài và những kẻ theo Ngài sẽ đến. Ngài đã đến đó trước để chuẩn bị cho chúng ta, những người sẽ đến sau này. Kế đó, Ngài nói đến chính Thiên Chúa, Cha của Ngài.
1. Đức Giêsu nói về Nhà Cha Ngài, hay thiên đàng
Ngài nói: «Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở» (Ga 14,2). Nếu Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa với Ba Ngôi khác nhau nhưng lại bằng nhau, đã tạo dựng nên một vũ trụ hết sức đa dạng với đủ mọi giống loài khác nhau, ắt Thiên Chúa của chúng ta phải là một Thiên Chúa rất thích sự đa dạng và bình đẳng.
Tất cả mọi sự Ngài dựng nên đều đa dạng, đều gồm nhiều loại khác nhau. Riêng con người, là «hình ảnh của Ngài» (St 1,27), thì có nam có nữ, có nhiều chủng loại (da trắng, da đen, da màu), nhiều dân tộc, nhiều quốc gia, nhiều tôn giáo, nhiều nền văn hóa, nhiều tính tình, nhiều khuynh hướng khác nhau. Ngay trong cơ thể một con người thì cũng gồm nhiều cơ quan rất khác nhau. Như thế, ắt ở trên thiên đàng, Ngài cũng phải tạo lập nhiều «chỗ ở» rất khác nhau phù hợp với sự đa dạng của con người.
Thiên Chúa của chúng ta vốn đa dạng ngay từ bản tính (vì là Ba Ngôi khác nhau), và sự đa dạng ắt phải là bản chất mọi đường lối của Ngài. Thế nhưng con người – vốn được tạo dựng nên rất đa dạng – do lòng ích kỷ, tự kiêu và óc bè phái của mình, lại có khuynh hướng thích độc dạng. Họ không muốn những ai khác mình, có niềm tin, chủ trương hay đường lối khác mình… được tồn tại và phát triển. Họ chỉ muốn bè phái mình, văn hóa của mình, ý thức hệ của mình, tôn giáo của mình tồn tại và phát triển mà thôi. Vì thế, họ tìm cách thuyết phục hoặc ép buộc người khác phải giống mình, theo mình. Họ muốn thống nhất mọi sự trong sự đồng dạng hay độc dạng, và dạng mà họ muốn mọi người đều có chính là dạng của họ.
(Hiện nay, một số nước Âu Châu như Đức, Pháp, Thụy Điển, v.v... đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với sự hỗn loạn do não trạng "độc tôn tôn giáo" của các tín đồ Hồi giáo mà các nước ấy chấp nhận cho họ vào tị nạn gây nên. Họ quyết tâm biến những nước chấp nhận cho họ vào tị nạn [thậm chí cả thế giới] thành những quốc gia Hồi giáo. Dường như họ chỉ biết yêu Thiên Chúa mà họ gọi là Allah, chứ không chấp nhận yêu đồng loại)
(Mời xem: "Vấn Đề Di Dân Hồi Giáo": http://www.chinhphuong.net/van-de-di-dan-hoi-giao/)
Đó chính là một ước muốn đi ngược lại tự nhiên, ngược lại đường lối của Thiên Chúa. Vì thế, càng muốn thống nhất, càng không chấp nhận sự khác biệt của nhau, thì con người càng bị chia rẽ. Câu chuyện về tháp Baben (x. St 11,1-9) là một bài học điển hình mà con người suốt bao thế hệ học mãi vẫn không thuộc. Con người muốn thống nhất mọi sự: «Ta hãy xây cho mình một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời. Ta phải làm cho danh ta lẫy lừng, để khỏi bị phân tán trên khắp mặt đất» (St 11,4). Nhưng điều đó ngược lại thánh ý Thiên Chúa, nên Ngài đã quyết định «làm xáo trộn tiếng nói của mọi người, và phân tán họ ra khắp nơi trên mặt đất» (St 11,9).
Trong quá khứ, Giáo Hội Công giáo cũng đã từng bị cám dỗ muốn thống nhất trong đồng dạng hơn là hiệp nhất trong đa dạng. Lịch sử cho thấy mỗi lần Giáo Hội thống nhất thêm một chi tiết về đức tin thì lại có thêm một bè rối hoặc một giáo phái ly khai. Vì thế, hiện nay sự hiệp nhất trong Giáo Hội đã bị sứt mẻ rất nhiều. Do đó, trong Tông Thư «Tiến Tới Thiên Niên Kỷ Thứ Ba» (Tertio Millennio Adveniente), Đức Gioan-Phaolô II đã kêu gọi Giáo Hội sám hối vì trong các thiên niên kỷ trước, Giáo Hội một phần nào đã «phá hỏng sự hiệp nhất mà Thiên Chúa muốn có nơi Dân Ngài» (số 34). Và hiện nay Giáo Hội đang muốn sửa chữa lại những sứt mẻ ấy. Nhưng thiết tưởng Giáo Hội chỉ có thể thành công nếu chủ trương hiệp nhất chứ không thống nhất.
Hiệp nhất là tập hợp những con người hay tập thể khác nhau, có chủ trương khác nhau thành một tập thể lớn có một đường hướng chung, nhưng vẫn tôn trọng sự khác biệt của nhau. Còn thống nhất là dẹp bỏ tất cả những khác biệt để trở nên một khối đồng nhất, đồng dạng. Hiện nay, sau Công đồng Vatican II, trên lý thuyết, Giáo Hội đang chủ trương hiệp nhất trong đa dạng. Ước mong chủ trương ấy đang được thực hiện.
Đang khi Đức Giêsu muốn dọn chỗ cho mọi người trên thiên đàng, thì lại có nhiều người muốn hạn chế số người được vào thiên đàng vì họ mong rằng chỉ những ai cùng tôn giáo, cùng niềm tin, cùng chủ trương với mình mới được vào đấy mà thôi. Tôi e rằng chính những người này sẽ không thích hợp với một thiên đàng «có nhiều chỗ ở», rất phong phú và đa dạng theo ý của Thiên Chúa.
2. Đức Giêsu nói về Thiên Chúa hay Cha của Ngài
Chẳng ai thấy được Thiên Chúa vì Ngài vô hình đối với mọi giác quan con người. Nhưng kinh nghiệm về Thiên Chúa thì ai cũng có thể có được. Tương tự như dòng điện chẳng ai có thể thấy được, nhưng thời nay, ai cũng có đầy ắp kinh nghiệm về điện, cho dù là trẻ con. Thật vậy, khi cả phố đang bị cúp điện mà bắt đầu có điện lại, là ta thấy đám trẻ con trong xóm la ầm lên ngay: «Có điện rồi!»
Dòng điện không thể thấy được, vậy tại sao khi có điện chúng lại nhận ra ngay? Chính vì chúng thấy dòng điện biểu hiện thành đèn sáng, quạt quay, tivi có hình, v.v… Cũng vậy đối với Thiên Chúa. Tất cả những gì hiện hữu và hoạt động ở trong bản thân ta và chung quanh ta đều là những biểu hiện của Thiên Chúa. Vì không có Thiên Chúa thì không thể có tất cả những thứ ấy. Vì thế, thật là ngớ ngẩn khi Philípphê yêu cầu Đức Giêsu: «Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha». Yêu cầu ấy cũng ngớ ngẩn y như yêu cầu của một em bé đang coi tivi dưới ánh đèn sáng choang: «Bố ơi, xin cho con thấy điện là gì? ở đâu?» Bố em sẽ chỉ vào tivi đang có hình và bóng đèn đang sáng ngay trước mặt, nói: «Điện đấy con!».
Thiên Chúa không thể thấy được, nhưng biểu hiện rõ nét nhất của Ngài là Đức Giêsu, Con yêu quý của Ngài. Thánh Phaolô viết: «Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa» (Dt 1,3; x. Cl 1,15). Vì thế, Đức Giêsu mới nói với Philípphê: «Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha» (Ga 14,9), phần nào tương tự như: ai thấy đèn sáng là thấy dòng điện.
Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, Ngài giống Thiên Chúa Cha chắc chắn không phải ở thân xác, mà chủ yếu là ở tình yêu vô biên của Ngài đối với nhân loại và vũ trụ. Không gì biểu hiện Thiên Chúa cách trung thực cho bằng tình yêu chân thật, nhất là thứ «tình thương của người dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình» (Ga 15,13). Ai càng có nhiều tình yêu chân thật thì càng giống Thiên Chúa; vì từ bản chất, «Thiên Chúa là tình yêu» (1Ga 4,8.16), mà Đức Giêsu là người có tình yêu cao cả nhất. Vì thế, tình yêu mới chính là bản chất cốt yếu của sự thánh thiện, hơn là việc có nhiều nhân đức hay sự trong sạch. Trong sạch như thiên thần, đầy nhân đức như Đức Mẹ mà thiếu tình yêu thì cũng chỉ như một dãy số không thiếu số 1 đứng đầu.
Tuy nhiên, biểu hiện của Thiên Chúa không chỉ có Đức Giêsu, mà còn là tất cả những gì hiện hữu và hoạt động trong vũ trụ, vì không gì có thể hiện hữu hay hoạt động mà không do Thiên Chúa, hoặc không có nền tảng là Thiên Chúa. Nhưng một trong những biểu hiện rất rõ nét và cụ thể của Thiên Chúa chính là những người sống chung quanh ta, những người mà ta gặp trong cuộc đời. Họ cũng chính là hiện thân và là hình ảnh của Thiên Chúa đối với ta (x. St 1,27). Kinh Thánh đã xác nhận điều đó trong rất nhiều câu như: «Mỗi lần các ngươi làm (/không làm) điều gì cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm (/không làm) cho chính Ta» (Mt 25,40.45).
Vì thế, ta không cần phải tìm gặp Thiên Chúa ở đâu xa. Lời Đức Giêsu nói với Philípphê (Ga 14,9) có thể đổi lại thành: «Ai thấy tha nhân là thấy Chúa Cha». Vì thế, tình yêu và cách đối xử của ta đối với tha nhân sẽ được Thiên Chúa chính thức coi là tình yêu và cách đối xử thực tế nhất với chính Ngài, hơn là những biểu lộ tình yêu đối với Ngài trong những nghi thức tôn giáo bề ngoài (x. Mt 25,40.45). Rất nhiều Kitô hữu không nắm được điều cốt yếu và cần thiết này, nên có thể họ sẽ rất ngạc nhiên khi thấy Chúa nói với họ trong ngày phán xét: «Ta không hề biết các ngươi; hỡi bọn làm điều gian ác» (Mt 7,23).
«Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Ðấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?” Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!"» (Mt 7,21-23)
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, con cảm nghiệm về Cha cách sâu xa và dễ dàng nhất khi con cảm nghiệm về chính bản thân con. Bản thân con chính là tác phẩm của Cha với biết bao kỳ diệu hàm ẩn trong đó. Vì thế, biểu hiện cụ thể nhất, dễ cảm nghiệm nhất về sự hiện hữu của Cha đối với con chính là sự hiện hữu đầy kỳ diệu của chính bản thân con và của bao người khác mà con gặp hằng ngày. Con và họ cũng chính là biểu hiện của Cha. Xin Cha hãy biến con thành một biểu hiện trung thực của Cha trước mặt mọi người bằng cách đổ tràn tình yêu chân thật của Cha vào trong con, để con yêu thương mọi người như chính Cha và Đức Giêsu yêu thương con. Để qua tình yêu chân thật của con, mọi người đều nhận ra Cha ở nơi con.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét