ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO
Chương IV
Đối thoại để làm gì?
Đối thoại trong tinh thần đúng đắn và cởi mở
Nếu Công Đồng Vatican II chủ trương ngay cả người giáo dân huống gì các linh mục tu sĩ cũng cần phải được đào tạo để đối thoại với các lập trường tôn giáo khác, thì điều đó có nghĩa là phải phát động tinh thần đối thoại một cách rộng rãi trong Giáo Hội, và bất kỳ người Kitô hữu nào cũng được mời gọi đối thoại. Nhưng muốn đối thoại một cách có hiệu quả tốt đẹp, thì cần phải đối thoại trong tinh thần đúng đắn, cởi mở, chứ không thể đối thoại với tinh thần «thực dân», «lấy thịt đè người», chưa đối thoại, chưa biết người ta như thế nào đã tự xưng rằng chỉ có mình là đúng hoặc đúng nhất. Những tâm tình ngạo mạn như thế sẽ giết chết ngay từ đầu mọi nỗ lực đối thoại từ phía bên kia. Vậy, cần phải đối thoại trong tinh thần đúng đắn và cởi mở. Nhưng thế nào là tinh thần đứng đắn, cởi mở? Muốn đối thoại đúng đắn, trước hết ta phải đặt mục đích đúng đắn cho việc đối thoại. Và để đối thoại cởi mở, ta cần có quan niệm đúng đắn về chân lý.
Đối thoại và truyền giáo
Đối thoại đúng đắn thì đã là truyền giáo rồi, cũng tương tự như sống đúng tinh thần Tin Mừng thì đã là truyền giáo rồi. Nhiều người trở lại Kitô giáo – mà họ nhận ra được chân lý tối thượng trong đó – sau khi nhìn thấy người Kitô hữu sống rất hạnh phúc, rất yêu thương nhau, hoặc sau khi tiếp xúc, trao đổi, đối thoại với người Kitô hữu, nhận ra sức sống mãnh liệt và sự hợp lý, sự minh triết, cao thượng trong quan niệm của người Kitô hữu.
Sự việc xảy ra theo định luật «hữu xạ tự nhiên hương». Người ngửi thấy hương thơm hấp dẫn mình thì tự nhiên muốn tìm tới nguồn phát ra hương thơm ấy. Hoàn toàn không cần quảng cáo! Tự bản chất việc phát ra hương thơm đích thực ấy đã là cách quảng cáo tuyệt vời (par excellence) rồi! Nhưng rõ ràng việc phát ra hương thơm và việc quảng cáo hoàn toàn khác nhau. Hương thơm phát ra nhiều khi là rất tự nhiên, không hề có một chút ý đồ quảng cáo, chính vì thế nó hấp dẫn mọi người hơn tất cả mọi thứ quảng cáo. Còn quảng cáo ầm ỹ mà không có thực chất hay thực chất không được như đã quảng cáo thì chỉ là một hình thức lừa đảo!
Đối thoại và truyền giáo phần nào cũng tương tự như vậy. Vì thế, cần phân biệt hai việc ấy với nhau: đối thoại là đối thoại, truyền giáo là truyền giáo. Mỗi thứ đều có một mục đích riêng. Đối thoại đúng đắn đòi hỏi các thành viên đối thoại phải thực tâm nhắm tới chân lý chứ không phải là nhắm truyền bá hay quảng cáo tôn giáo mình. Khi đối thoại chủ yếu nhắm mục đích truyền bá Kitô giáo hơn là cùng đi tới chân lý thì việc đối thoại ấy không còn là đối thoại đúng đắn nữa. Người đối thoại với ta sẽ nhận ra ngay sự thiếu đúng đắn ấy và họ sẽ nản lòng, không còn muốn đối thoại nữa. Chúng ta cứ việc truyền giáo, đó là bổn phận quan trọng của người Kitô hữu. Tôn giáo nào cũng đều chủ trương truyền giáo hay hoằng pháp. Nhưng đừng nhắm truyền giáo khi đối thoại. Kêu gọi người khác đối thoại với mình để truyền giáo cho họ chứ không phải để cùng họ đến gần chân lý hơn, thì rõ ràng là có điều gì đó không đúng đắn lắm. Khi ta đối thoại một cách đúng đắn, ý kiến của ta có giá trị và trọng lượng hơn, người đối thoại với ta dễ nhận ra chân lý nơi ta, họ sẽ quyết tâm đi theo và sống theo chân lý đó. Đó là kết quả của việc đối thoại đúng đắn.
Về vấn đề này, thiết tưởng ta nên áp dụng câu Tin Mừng: «Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy» (Mt 10,39; 16,25); và «Hãy tìm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người trước đã, còn mọi sự khác Người sẽ thêm cho sau» (Mt 6,33). Khi đối thoại, càng chú tâm tới việc truyền giáo, ta càng không đạt được kết quả ấy. Còn càng chú tâm tới chân lý và thật sự sống chân lý ấy khi đối thoại, dù không hề nhắm đến truyền giáo, thì đối thoại trở thành truyền giáo cách đúng nghĩa và hiệu quả nhất. Do đó, điều quan trọng là phải đối thoại đúng đắn.
Sự việc xảy ra theo định luật «hữu xạ tự nhiên hương». Người ngửi thấy hương thơm hấp dẫn mình thì tự nhiên muốn tìm tới nguồn phát ra hương thơm ấy. Hoàn toàn không cần quảng cáo! Tự bản chất việc phát ra hương thơm đích thực ấy đã là cách quảng cáo tuyệt vời (par excellence) rồi! Nhưng rõ ràng việc phát ra hương thơm và việc quảng cáo hoàn toàn khác nhau. Hương thơm phát ra nhiều khi là rất tự nhiên, không hề có một chút ý đồ quảng cáo, chính vì thế nó hấp dẫn mọi người hơn tất cả mọi thứ quảng cáo. Còn quảng cáo ầm ỹ mà không có thực chất hay thực chất không được như đã quảng cáo thì chỉ là một hình thức lừa đảo!
Đối thoại và truyền giáo phần nào cũng tương tự như vậy. Vì thế, cần phân biệt hai việc ấy với nhau: đối thoại là đối thoại, truyền giáo là truyền giáo. Mỗi thứ đều có một mục đích riêng. Đối thoại đúng đắn đòi hỏi các thành viên đối thoại phải thực tâm nhắm tới chân lý chứ không phải là nhắm truyền bá hay quảng cáo tôn giáo mình. Khi đối thoại chủ yếu nhắm mục đích truyền bá Kitô giáo hơn là cùng đi tới chân lý thì việc đối thoại ấy không còn là đối thoại đúng đắn nữa. Người đối thoại với ta sẽ nhận ra ngay sự thiếu đúng đắn ấy và họ sẽ nản lòng, không còn muốn đối thoại nữa. Chúng ta cứ việc truyền giáo, đó là bổn phận quan trọng của người Kitô hữu. Tôn giáo nào cũng đều chủ trương truyền giáo hay hoằng pháp. Nhưng đừng nhắm truyền giáo khi đối thoại. Kêu gọi người khác đối thoại với mình để truyền giáo cho họ chứ không phải để cùng họ đến gần chân lý hơn, thì rõ ràng là có điều gì đó không đúng đắn lắm. Khi ta đối thoại một cách đúng đắn, ý kiến của ta có giá trị và trọng lượng hơn, người đối thoại với ta dễ nhận ra chân lý nơi ta, họ sẽ quyết tâm đi theo và sống theo chân lý đó. Đó là kết quả của việc đối thoại đúng đắn.
Về vấn đề này, thiết tưởng ta nên áp dụng câu Tin Mừng: «Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy» (Mt 10,39; 16,25); và «Hãy tìm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người trước đã, còn mọi sự khác Người sẽ thêm cho sau» (Mt 6,33). Khi đối thoại, càng chú tâm tới việc truyền giáo, ta càng không đạt được kết quả ấy. Còn càng chú tâm tới chân lý và thật sự sống chân lý ấy khi đối thoại, dù không hề nhắm đến truyền giáo, thì đối thoại trở thành truyền giáo cách đúng nghĩa và hiệu quả nhất. Do đó, điều quan trọng là phải đối thoại đúng đắn.
Đối thoại trước tiên là để hiểu nhau, yêu nhau
Muốn đối thoại đúng đắn, trước hết, phải có mục đích đúng đắn. Mục đích thứ nhất là tìm hiểu và thông cảm nhau, biết những cái hay cái đẹp của nhau, hầu yêu thương và đoàn kết với nhau. Tôn giáo nào cũng chủ trương đoàn kết yêu thương nhau, nhất là Kitô giáo. Trong Kitô giáo, Thiên Chúa được định nghĩa là tình yêu (x.1 Ga 4,8). Và tình yêu - chứ không phải dấu thánh giá - chính là dấu chứng của người Kitô hữu: «Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em yêu thương nhau» (Ga 13,35). Không phải chỉ yêu thương nhau mà thôi, mà còn yêu thương cả người ngoài, thậm chí cả kẻ thù nữa (x. Mt 5,44-47; Lc 6,27-36).
Vì thế, đối với người Kitô hữu, vấn đề quan trọng nhất của người theo Chúa chưa phải là truyền giáo, chưa phải là làm cho thế giới trở thành Kitô giáo, mà là sống có tình yêu: tình yêu đối với nhau, và tình yêu đối với những người không phải là Kitô giáo. Và nếu người Kitô hữu lo tìm cách thể hiện tình yêu thương đó trước đã, thì việc truyền giáo hay biến thế giới thành Kitô giáo tuy dù không đặt nặng, vẫn có thể tự nhiên thành tựu mỹ mãn. Đó mới là truyền giáo và đối thoại hữu hiệu hơn cả. Đó chính là làm chứng cách sống động nhất cho Đức Kitô. Vì những cuộc trở lại từ tôn giáo này qua tôn giáo kia thường do gương sáng về tình yêu thương mà người của tôn giáo này cảm nhận được nơi người của tôn giáo kia, hơn là do bị thuyết phục về sự siêu việt của giáo lý tôn giáo ấy.
Vả lại, những người trong các tôn giáo khác phải dựa vào đâu để biết Kitô giáo là chính đạo, khi mà người Kitô giáo không có quan hệ yêu thương cụ thể giữa họ với nhau, giữa họ và những người khác tôn giáo với họ? Mahatma Gandhi (*1) đã lên tiếng, có vẻ như thách thức người Kitô hữu, cụ thể là những người Anh đô hộ họ: Người Ấn Độ sẽ theo Kitô giáo hết nếu chính người Kitô hữu sống đúng tinh thần yêu thương mà họ rao giảng trước đã. Trước mắt ông, người Kitô hữu - cụ thể là người Anh - cũng tham lam, bất công và tàn bạo không kém gì những kẻ xâm lăng khác. Sự siêu việt Kitô giáo nằm ở đâu? Sự siêu việt đó có phải chỉ có thể dùng đức tin mới thấy được, chứ không thể chứng tỏ cụ thể bằng thực tế hay bằng hành động được?
Không theo Kitô giáo thì có thể vẫn được cứu độ (quan niệm của Công Đồng Vatican II), nhưng không có tình yêu thương thì dứt khoát không thể được cứu độ. Vì Thiên Đàng hay Niết Bàn không thể có mặt những người không có tình yêu thương. Đó là điều ta có thể xác quyết (x. Mt 25,31-46; 1 Cr 13,13.8.13). Cứ theo tinh thần của Đức Kitô được thể hiện qua lời của Ngài thì rõ ràng là «ngoài tình thương, không có ơn cứu độ», đúng hơn là «ngoài Kitô giáo không có ơn cứu độ». Người trong các tôn giáo khác, nếu họ có nhiều tình thương hơn chúng ta, có thể hy sinh cho tha nhân nhiều hơn chúng ta, thì chắc chắn họ gần Thiên Chúa và Đức Kitô hơn chúng ta, họ giống Thiên Chúa và Đức Kitô hơn chúng ta, họ là «Kitô hữu đích thực» hơn chúng ta (x. Rm 2,2829) và họ sẽ vào Nước Trời trước chúng ta (x. Mt 21,31).
Vì thế, mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của việc đối thoại với các tôn giáo khác phải là tạo một quan hệ tốt đẹp, yêu thương với các tôn giáo khác, chứ chưa phải là để họ trở lại Kitô giáo, lại càng không phải là tranh biện hơn thua với họ, xem tôn giáo nào đúng hơn tôn giáo nào. Tôn giáo nào cũng dạy yêu thương đoàn kết, và trong tôn giáo nào cũng có những vị thánh sống đúng tinh thần yêu thương ấy. Nhưng giữa các tôn giáo với nhau, giữa các tín đồ khác tôn giáo nhau, tinh thần yêu thương ấy dường như chưa phát triển. Vì thế, các tôn giáo cần đối thoại trước hết để xích lại gần nhau hơn, để cảm thông, yêu thương và đoàn kết với nhau, để thể hiện tinh thần yêu thương mà vị giáo chủ tôn giáo nào cũng đề cao coi như quan trọng nhất.
Vì thế, đối với người Kitô hữu, vấn đề quan trọng nhất của người theo Chúa chưa phải là truyền giáo, chưa phải là làm cho thế giới trở thành Kitô giáo, mà là sống có tình yêu: tình yêu đối với nhau, và tình yêu đối với những người không phải là Kitô giáo. Và nếu người Kitô hữu lo tìm cách thể hiện tình yêu thương đó trước đã, thì việc truyền giáo hay biến thế giới thành Kitô giáo tuy dù không đặt nặng, vẫn có thể tự nhiên thành tựu mỹ mãn. Đó mới là truyền giáo và đối thoại hữu hiệu hơn cả. Đó chính là làm chứng cách sống động nhất cho Đức Kitô. Vì những cuộc trở lại từ tôn giáo này qua tôn giáo kia thường do gương sáng về tình yêu thương mà người của tôn giáo này cảm nhận được nơi người của tôn giáo kia, hơn là do bị thuyết phục về sự siêu việt của giáo lý tôn giáo ấy.
Vả lại, những người trong các tôn giáo khác phải dựa vào đâu để biết Kitô giáo là chính đạo, khi mà người Kitô giáo không có quan hệ yêu thương cụ thể giữa họ với nhau, giữa họ và những người khác tôn giáo với họ? Mahatma Gandhi (*1) đã lên tiếng, có vẻ như thách thức người Kitô hữu, cụ thể là những người Anh đô hộ họ: Người Ấn Độ sẽ theo Kitô giáo hết nếu chính người Kitô hữu sống đúng tinh thần yêu thương mà họ rao giảng trước đã. Trước mắt ông, người Kitô hữu - cụ thể là người Anh - cũng tham lam, bất công và tàn bạo không kém gì những kẻ xâm lăng khác. Sự siêu việt Kitô giáo nằm ở đâu? Sự siêu việt đó có phải chỉ có thể dùng đức tin mới thấy được, chứ không thể chứng tỏ cụ thể bằng thực tế hay bằng hành động được?
Không theo Kitô giáo thì có thể vẫn được cứu độ (quan niệm của Công Đồng Vatican II), nhưng không có tình yêu thương thì dứt khoát không thể được cứu độ. Vì Thiên Đàng hay Niết Bàn không thể có mặt những người không có tình yêu thương. Đó là điều ta có thể xác quyết (x. Mt 25,31-46; 1 Cr 13,13.8.13). Cứ theo tinh thần của Đức Kitô được thể hiện qua lời của Ngài thì rõ ràng là «ngoài tình thương, không có ơn cứu độ», đúng hơn là «ngoài Kitô giáo không có ơn cứu độ». Người trong các tôn giáo khác, nếu họ có nhiều tình thương hơn chúng ta, có thể hy sinh cho tha nhân nhiều hơn chúng ta, thì chắc chắn họ gần Thiên Chúa và Đức Kitô hơn chúng ta, họ giống Thiên Chúa và Đức Kitô hơn chúng ta, họ là «Kitô hữu đích thực» hơn chúng ta (x. Rm 2,2829) và họ sẽ vào Nước Trời trước chúng ta (x. Mt 21,31).
Vì thế, mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của việc đối thoại với các tôn giáo khác phải là tạo một quan hệ tốt đẹp, yêu thương với các tôn giáo khác, chứ chưa phải là để họ trở lại Kitô giáo, lại càng không phải là tranh biện hơn thua với họ, xem tôn giáo nào đúng hơn tôn giáo nào. Tôn giáo nào cũng dạy yêu thương đoàn kết, và trong tôn giáo nào cũng có những vị thánh sống đúng tinh thần yêu thương ấy. Nhưng giữa các tôn giáo với nhau, giữa các tín đồ khác tôn giáo nhau, tinh thần yêu thương ấy dường như chưa phát triển. Vì thế, các tôn giáo cần đối thoại trước hết để xích lại gần nhau hơn, để cảm thông, yêu thương và đoàn kết với nhau, để thể hiện tinh thần yêu thương mà vị giáo chủ tôn giáo nào cũng đề cao coi như quan trọng nhất.
Đối thoại để cùng cộng tác với nhau xây dựng lợi ích chung
Một khi các tôn giáo đã gần gũi và yêu thương nhau, thì lúc đó các tôn giáo nên đối thoại để có thể cùng biểu lộ tình yêu thương của mình đối với tất cả mọi người, đối với thế giới, nhất là đối với người nghèo khổ, cùng cực, bị áp bức. Các tôn giáo nên hợp tác với nhau để cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, trong đó không còn bất công, không còn người bóc lột người, mọi người yêu thương nhau hơn. Tôn giáo nào cũng đều có mục đích «siêu nhiên» riêng của mình mà chúng ta nên tôn trọng. Nhưng ngay trước mắt, tôn giáo nào cũng phải có mục đích «tự nhiên» này là phục vụ hạnh phúc cụ thể của xã hội (cứu khổ, cứu đói, cứu nghèo, giáo dục, chống bất công, giải phóng những ai đang bị áp bức… ). Đây không hẳn là mục đích chính của các tôn giáo, nhưng tôn giáo nào làm ngơ hay im lặng trước những vấn đề này, hoặc một cách nào đó đồng lõa với những cái xấu đó (như đứng về phe kẻ áp bức, khai thác niềm tin của dân chúng để thủ lợi, bóc lột… ), thì tôn giáo đó đã đi ngược lại lý tưởng của mình. Chính Đức Kitô đã thực hiện những việc cụ thể và thực tế này trong thời gian rao giảng của Ngài (chữa bệnh, cứu khổ, cứu đói… ). Chính nhờ những việc cụ thể này mà người ta mới nhận ra được sứ điệp cao cả của tôn giáo. Các tôn giáo có thể đối thoại với nhau để đi đến chỗ cùng hợp tác trong những công việc «cứu thế» rất cụ thể này.
Rất tiếc các tôn giáo đã lo những chuyện «thiêng liêng» nhiều quá và không mấy chú tâm tới những nhu cầu cụ thể và cấp bách của những người sống chung quanh mình. «Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra» (Mt 4,4). Đúng thật như vậy. Nhưng câu ngược lại còn đúng một cách cụ thể hơn: Người ta sống không chỉ nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra, mà còn nhờ cơm bánh nữa. Thật là rõ ràng! Cơm bánh, sự an ninh, và rất nhiều nhu cầu cụ thể khác còn cấp bách hơn những nhu cầu tâm linh mà các tôn giáo đang mưu cầu cho nhân loại. Thực tế trước mắt cho thấy người ta thường ai cũng ưu tiên lo những chuyện cấp bách phần xác tới một mức độ tối thiểu nào đó, rồi mới lo tới chuyện phần linh hồn. Những người phản đối lại điều này, cho dù phản đối mạnh mẽ tới đâu, cũng không bao giờ muốn để bụng mình đói khi đi rao giảng Tin Mừng cả.
Các giám mục và linh mục tu sĩ ở Mỹ Châu Latinh là những gương mẫu sống động trong việc này, họ đã dấn thân thực sự để đáp ứng những nhu cầu cụ thể này cho dân chúng, cùng một lúc với việc rao giảng Tin Mừng. Nhiều vị đã hy sinh cả mạng sống vì tranh đấu cho những nhu cầu cụ thể của những người dân bị gạt ra ngoài lề xã hội (quyền sống, quyền sở hữu, công bằng… ). Một chủ chiên đích thực làm sao có thể an tâm rao giảng Tin Mừng đang khi mình lúc nào cũng no đủ, còn những người nghe mình rao giảng phải lo lắng đủ thứ vì những nhu cầu căn bản nhất của họ vẫn chưa được thỏa mãn?
Nếu mọi tôn giáo đều thật sự quan tâm về những nhu cầu cụ thể của dân chúng, thì các tôn giáo sẽ dễ gặp nhau, gần nhau, dễ đối thoại, cộng tác với nhau lắm! Cùng có mối quan tâm đó, họ sẽ cảm thấy có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi, đối thoại để có thể cộng tác với nhau lo cho dân chúng một cách hữu hiệu hơn. Từ sự cộng tác với nhau đó, các tôn giáo mới nhận ra được yếu tố thần linh, siêu nhiên ở nơi nhau. Lúc đó, người Kitô hữu mới dễ nhận ra rằng cũng có Chúa Kitô, cũng có Thánh Linh hoạt động nơi các tín đồ tôn giáo khác, đúng như Công Đồng Vatican II cũng như các thần học gia Á châu chủ trương. Lúc đó, người Phật tử mới dễ nhận ra giáo pháp của Đức Kitô hết sức gần gũi với giáo pháp của Phật: một giáo pháp có sức giải phóng và giải thoát con người. Chỉ lúc đó, người Kitô hữu mới chứng tỏ mình là Kitô hữu đích thực và mới thực sự làm chứng cho Chúa Kitô: «Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em yêu thương nhau» (Ga 13,35).
Rất tiếc các tôn giáo đã lo những chuyện «thiêng liêng» nhiều quá và không mấy chú tâm tới những nhu cầu cụ thể và cấp bách của những người sống chung quanh mình. «Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra» (Mt 4,4). Đúng thật như vậy. Nhưng câu ngược lại còn đúng một cách cụ thể hơn: Người ta sống không chỉ nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra, mà còn nhờ cơm bánh nữa. Thật là rõ ràng! Cơm bánh, sự an ninh, và rất nhiều nhu cầu cụ thể khác còn cấp bách hơn những nhu cầu tâm linh mà các tôn giáo đang mưu cầu cho nhân loại. Thực tế trước mắt cho thấy người ta thường ai cũng ưu tiên lo những chuyện cấp bách phần xác tới một mức độ tối thiểu nào đó, rồi mới lo tới chuyện phần linh hồn. Những người phản đối lại điều này, cho dù phản đối mạnh mẽ tới đâu, cũng không bao giờ muốn để bụng mình đói khi đi rao giảng Tin Mừng cả.
Các giám mục và linh mục tu sĩ ở Mỹ Châu Latinh là những gương mẫu sống động trong việc này, họ đã dấn thân thực sự để đáp ứng những nhu cầu cụ thể này cho dân chúng, cùng một lúc với việc rao giảng Tin Mừng. Nhiều vị đã hy sinh cả mạng sống vì tranh đấu cho những nhu cầu cụ thể của những người dân bị gạt ra ngoài lề xã hội (quyền sống, quyền sở hữu, công bằng… ). Một chủ chiên đích thực làm sao có thể an tâm rao giảng Tin Mừng đang khi mình lúc nào cũng no đủ, còn những người nghe mình rao giảng phải lo lắng đủ thứ vì những nhu cầu căn bản nhất của họ vẫn chưa được thỏa mãn?
Nếu mọi tôn giáo đều thật sự quan tâm về những nhu cầu cụ thể của dân chúng, thì các tôn giáo sẽ dễ gặp nhau, gần nhau, dễ đối thoại, cộng tác với nhau lắm! Cùng có mối quan tâm đó, họ sẽ cảm thấy có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi, đối thoại để có thể cộng tác với nhau lo cho dân chúng một cách hữu hiệu hơn. Từ sự cộng tác với nhau đó, các tôn giáo mới nhận ra được yếu tố thần linh, siêu nhiên ở nơi nhau. Lúc đó, người Kitô hữu mới dễ nhận ra rằng cũng có Chúa Kitô, cũng có Thánh Linh hoạt động nơi các tín đồ tôn giáo khác, đúng như Công Đồng Vatican II cũng như các thần học gia Á châu chủ trương. Lúc đó, người Phật tử mới dễ nhận ra giáo pháp của Đức Kitô hết sức gần gũi với giáo pháp của Phật: một giáo pháp có sức giải phóng và giải thoát con người. Chỉ lúc đó, người Kitô hữu mới chứng tỏ mình là Kitô hữu đích thực và mới thực sự làm chứng cho Chúa Kitô: «Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em yêu thương nhau» (Ga 13,35).
Đối thoại để bổ túc quan điểm của nhau về Thực Tại Tối Hậu
Mục đích đúng đắn thứ ba của đối thoại tôn giáo là tìm hiểu giáo lý, quan điểm cũng như những kinh nghiệm của nhau về Tuyệt Đối, về Chân Lý Tối Hậu, vốn rất đa diện và phong phú vô tận, để có thể bổ túc và phong phú hóa quan điểm chắc chắn còn thiếu sót và phiến diện của mình về Thực Tại Tối Hậu ấy. Không một tôn giáo nào lại không lấy Thực Tại Tối Hậu ấy làm trọng tâm của mình, và không một tôn giáo nào lại không có những giáo thuyết hay kinh nghiệm rất sống động về Thực Tại Tối Hậu ấy. Cùng nói về Thực Tại Tối Hậu duy nhất ấy, nhưng mỗi tôn giáo đều có giáo thuyết hay kinh nghiệm thực tế rất khác nhau. Tôn giáo nào cũng đều đưa ra một hình ảnh, một quan niệm, một cách mô tả về Thực Tại Tối Hậu dựa trên những kinh nghiệm tâm linh riêng biệt và những điều kiện đặc thù về văn hóa hay triết lý của mình. Tuy nhiên, không tôn giáo nào nên cho rằng Thực Tại Tối Hậu chỉ có thể là như thế, ai quan niệm khác là sai.
Thật là «hợm hĩnh» khi nghĩ rằng mình đã có một quan niệm hoàn bị, tuyệt hảo, «viên mãn» về Thực Tại ấy, để cuối cùng chỉ coi những cuộc đối thoại ấy như một phương tiện truyền giáo hay hoằng pháp, cố thuyết phục người trong tôn giáo kia theo mình, biến cuộc đối thoại thành một cuộc tranh luận hơn thua, cao thấp, luôn luôn tìm mọi cách để dành phần thắng về mình. Đối thoại như thế thì chỉ đi đến xa nhau, ngăn cách nhau, và rõ ràng là thiếu khách quan và đúng đắn. Một cuộc đối thoại đúng đắn phải đi đến chỗ làm cho các thành viên đối thoại gần gũi, thông cảm và yêu thương nhau hơn.
Nếu tôn giáo nào tự hào mình là một tôn giáo được mặc khải, thì nên hiểu rằng những gì được mặc khải cũng chỉ là một cách diễn tả về Thực Tại Tối Hậu ấy theo những yếu tố văn hóa đặc thù của dân tộc hay của người được trực tiếp mặc khải thôi (*2). Và đó có thể là cách diễn tả đúng nhưng không hẳn là duy nhất đúng về Thực Tại Tối Hậu ấy. Một thực tại cụ thể mà còn có thể được diễn tả thật đúng bằng nhiều cách rất khác nhau, huống gì một thực tại vô hình và phong phú, làm sao lại chỉ có một cách diễn tả duy nhất đúng?
Để đối thoại đúng đắn và cởi mở, mọi thành viên đối thoại phải tôn trọng lẫn nhau, phải coi nhau như bình đẳng trước chân lý, không ai được coi mình như có ưu quyền về chân lý, hay đòi hỏi mọi người phải coi tiếng nói của mình có giá trị về chân lý hơn những thành viên khác. Đây là một đòi hỏi mà nhiều Kitô hữu khó có thể chấp nhận được. Tốt nhất, mỗi thành viên nên trình bày quan điểm của tôn giáo mình và trả lời những thắc mắc hay vấn nạn của những thành viên khác. Không nên làm tổn thương tự ái của nhau, nhất là khi có người bị đuối lý.
Hãy làm cho người khác giác ngộ được «chân lý» mình trình bày, và chính mình cũng phải sẵn sàng giác ngộ «chân lý» của người khác. Thật là bất công khi mình chỉ muốn việc giác ngộ đó được thực hiện theo một chiều. Không nên cố chấp vào một niềm tin đã có sẵn, mà nên sẵn sàng xóa bỏ những thành kiến, định kiến đã có từ lâu. Không nên để cho lòng yêu thương sùng mộ tôn giáo của mình khiến mình mất đi tính khách quan là điều kiện rất cần thiết để nhận ra chân lý.
Thật là «hợm hĩnh» khi nghĩ rằng mình đã có một quan niệm hoàn bị, tuyệt hảo, «viên mãn» về Thực Tại ấy, để cuối cùng chỉ coi những cuộc đối thoại ấy như một phương tiện truyền giáo hay hoằng pháp, cố thuyết phục người trong tôn giáo kia theo mình, biến cuộc đối thoại thành một cuộc tranh luận hơn thua, cao thấp, luôn luôn tìm mọi cách để dành phần thắng về mình. Đối thoại như thế thì chỉ đi đến xa nhau, ngăn cách nhau, và rõ ràng là thiếu khách quan và đúng đắn. Một cuộc đối thoại đúng đắn phải đi đến chỗ làm cho các thành viên đối thoại gần gũi, thông cảm và yêu thương nhau hơn.
Nếu tôn giáo nào tự hào mình là một tôn giáo được mặc khải, thì nên hiểu rằng những gì được mặc khải cũng chỉ là một cách diễn tả về Thực Tại Tối Hậu ấy theo những yếu tố văn hóa đặc thù của dân tộc hay của người được trực tiếp mặc khải thôi (*2). Và đó có thể là cách diễn tả đúng nhưng không hẳn là duy nhất đúng về Thực Tại Tối Hậu ấy. Một thực tại cụ thể mà còn có thể được diễn tả thật đúng bằng nhiều cách rất khác nhau, huống gì một thực tại vô hình và phong phú, làm sao lại chỉ có một cách diễn tả duy nhất đúng?
Để đối thoại đúng đắn và cởi mở, mọi thành viên đối thoại phải tôn trọng lẫn nhau, phải coi nhau như bình đẳng trước chân lý, không ai được coi mình như có ưu quyền về chân lý, hay đòi hỏi mọi người phải coi tiếng nói của mình có giá trị về chân lý hơn những thành viên khác. Đây là một đòi hỏi mà nhiều Kitô hữu khó có thể chấp nhận được. Tốt nhất, mỗi thành viên nên trình bày quan điểm của tôn giáo mình và trả lời những thắc mắc hay vấn nạn của những thành viên khác. Không nên làm tổn thương tự ái của nhau, nhất là khi có người bị đuối lý.
Hãy làm cho người khác giác ngộ được «chân lý» mình trình bày, và chính mình cũng phải sẵn sàng giác ngộ «chân lý» của người khác. Thật là bất công khi mình chỉ muốn việc giác ngộ đó được thực hiện theo một chiều. Không nên cố chấp vào một niềm tin đã có sẵn, mà nên sẵn sàng xóa bỏ những thành kiến, định kiến đã có từ lâu. Không nên để cho lòng yêu thương sùng mộ tôn giáo của mình khiến mình mất đi tính khách quan là điều kiện rất cần thiết để nhận ra chân lý.
Đối thoại là để «hòa» chứ không phải để «đồng» với nhau
Kết quả đối thoại có thể là những quyết định chung, nhưng không nhất thiết cứ phải đi đến một niềm tin chung. Mỗi tôn giáo cần giữ lấy sắc thái riêng, bản chất riêng và độc đáo của mình. «Hãy trở nên chính mình», «hãy là chính mình», đó là những lời khuyên rất tốt cho mọi tôn giáo cũng như cho các cá nhân. Vì «khẩu vị tâm linh» của con người hết sức đa dạng và khác biệt nhau, cần có rất nhiều «món ăn tâm linh» khác nhau để thỏa mãn vô số những «khẩu vị» khác biệt ấy. Không nên biến các món ăn trong một quán ăn thành một món ăn duy nhất có tính tổng hợp. Món ăn thập cẩm đó rồi cũng chỉ thích hợp với một loại khẩu vị nào đó, chứ không thích hợp với tất cả mọi khẩu vị đâu!
Mục đích của đối thoại không phải là hòa đồng tôn giáo, biến các tôn giáo trở thành một tôn giáo duy nhất mang tính tổng hợp. Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên muôn vật đa hình đa dạng, chắc hẳn không bao giờ chủ trương chúng phải trở nên đơn hình đơn dạng mới có thể hòa hợp với nhau được. Hòa hợp trong đa dạng mới chính là ý muốn của Ngài. Về mặt tôn giáo cũng vậy. Không phải cứ đồng với nhau thì mới hòa hợp với nhau được. Khổng Tử nói: «Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa».
Tóm lại, đối thoại để hiểu nhau, để «hòa» với nhau, chứ không phải để «đồng» với nhau. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy: hễ khác nhau mà càng cố gượng ép để «đồng» với nhau bao nhiêu, thì càng trở nên khó «hòa» với nhau bấy nhiêu. Càng muốn thống nhất bằng cách xóa bỏ mọi khác biệt, mọi «bất đồng» bao nhiêu, thì lại càng gây nên chia rẽ bấy nhiêu. Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, các vị thủ lãnh Giáo Hội càng muốn thống nhất đức tin bao nhiêu, thì càng đánh mất sự hiệp nhất bấy nhiêu. Thật vậy, mỗi lần đưa ra một tín điều nào để ép buộc những người nghĩ khác nhau phải theo một lập trường nào đó, thì bình thường lại có một số Kitô hữu phải rời khỏi Giáo Hội để lập thành những giáo phái mới. Do đó, muốn hòa với nhau, muốn đoàn kết và hiệp nhất với nhau, nếu không thể cùng tự nguyện chấp nhận một lập trường dung hòa, thì thay vì ép buộc mọi người theo lập trường của nhóm mạnh nhất hay theo một lập trường tổng hợp, ta nên tôn trọng sự khác biệt giữa nhau và tôn trọng quyền được khác biệt của nhau. Tôn trọng sự khác biệt chính là bí quyết để hiệp nhất: hiệp nhất trong đa dạng.
Các tôn giáo lớn, một cách nào đó là do Thiên Chúa tạo dựng, vì chính Ngài là Người hướng dẫn lịch sử nhân loại. Chính Thánh Linh của Ngài đã thúc đẩy các vị giáo chủ các tôn giáo đi tìm chân lý, và soi sáng cho các vị ấy tìm ra và diễn tả chân lý theo những điều kiện triết lý và văn hóa của dân tộc mình. Những chân lý thâm sâu của Đức Phật, Đức Khổng, hay những chân lý trong các kinh Veda, Upanishad…, những chân lý siêu việt ấy làm sao có thể tìm thấy được nếu không nhờ Thánh Linh là «Thần Chân lý» soi sáng hướng dẫn? Nếu «Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được!» (Ga 15,5), thì những điều tốt đẹp như là các tôn giáo, làm sao có thể thành tựu được nếu không có bàn tay của Thiên Chúa? Nếu «Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em» (Mt 10,29), lẽ nào sự xuất hiện và phát triển của các tôn giáo tốt lành đã từng góp phần vô cùng to lớn vào việc giáo hóa nhân loại, lại ra ngoài thánh ý Thiên Chúa được?
Thiên Chúa dựng nên các tôn giáo khác nhau, cũng như Ngài đã tạo dựng nên những nền văn hóa khác nhau, để làm thế giới thêm phong phú. Các Kitô hữu có ý thức như thế sẽ tránh được rất nhiều khó khăn và dễ có những phản ứng hay thái độ thích hợp trong khi đối thoại. Nếu các tôn giáo không thể hòa hợp với nhau được là do đầu óc bè phái, ngạo mạn, tự kiêu không chấp nhận sự khác biệt, do óc «tiểu nhân», do não trạng «chủ đồng» mà không «chủ hòa» của con người.
Mục đích của đối thoại không phải là hòa đồng tôn giáo, biến các tôn giáo trở thành một tôn giáo duy nhất mang tính tổng hợp. Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên muôn vật đa hình đa dạng, chắc hẳn không bao giờ chủ trương chúng phải trở nên đơn hình đơn dạng mới có thể hòa hợp với nhau được. Hòa hợp trong đa dạng mới chính là ý muốn của Ngài. Về mặt tôn giáo cũng vậy. Không phải cứ đồng với nhau thì mới hòa hợp với nhau được. Khổng Tử nói: «Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa».
Tóm lại, đối thoại để hiểu nhau, để «hòa» với nhau, chứ không phải để «đồng» với nhau. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy: hễ khác nhau mà càng cố gượng ép để «đồng» với nhau bao nhiêu, thì càng trở nên khó «hòa» với nhau bấy nhiêu. Càng muốn thống nhất bằng cách xóa bỏ mọi khác biệt, mọi «bất đồng» bao nhiêu, thì lại càng gây nên chia rẽ bấy nhiêu. Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, các vị thủ lãnh Giáo Hội càng muốn thống nhất đức tin bao nhiêu, thì càng đánh mất sự hiệp nhất bấy nhiêu. Thật vậy, mỗi lần đưa ra một tín điều nào để ép buộc những người nghĩ khác nhau phải theo một lập trường nào đó, thì bình thường lại có một số Kitô hữu phải rời khỏi Giáo Hội để lập thành những giáo phái mới. Do đó, muốn hòa với nhau, muốn đoàn kết và hiệp nhất với nhau, nếu không thể cùng tự nguyện chấp nhận một lập trường dung hòa, thì thay vì ép buộc mọi người theo lập trường của nhóm mạnh nhất hay theo một lập trường tổng hợp, ta nên tôn trọng sự khác biệt giữa nhau và tôn trọng quyền được khác biệt của nhau. Tôn trọng sự khác biệt chính là bí quyết để hiệp nhất: hiệp nhất trong đa dạng.
Các tôn giáo lớn, một cách nào đó là do Thiên Chúa tạo dựng, vì chính Ngài là Người hướng dẫn lịch sử nhân loại. Chính Thánh Linh của Ngài đã thúc đẩy các vị giáo chủ các tôn giáo đi tìm chân lý, và soi sáng cho các vị ấy tìm ra và diễn tả chân lý theo những điều kiện triết lý và văn hóa của dân tộc mình. Những chân lý thâm sâu của Đức Phật, Đức Khổng, hay những chân lý trong các kinh Veda, Upanishad…, những chân lý siêu việt ấy làm sao có thể tìm thấy được nếu không nhờ Thánh Linh là «Thần Chân lý» soi sáng hướng dẫn? Nếu «Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được!» (Ga 15,5), thì những điều tốt đẹp như là các tôn giáo, làm sao có thể thành tựu được nếu không có bàn tay của Thiên Chúa? Nếu «Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em» (Mt 10,29), lẽ nào sự xuất hiện và phát triển của các tôn giáo tốt lành đã từng góp phần vô cùng to lớn vào việc giáo hóa nhân loại, lại ra ngoài thánh ý Thiên Chúa được?
Thiên Chúa dựng nên các tôn giáo khác nhau, cũng như Ngài đã tạo dựng nên những nền văn hóa khác nhau, để làm thế giới thêm phong phú. Các Kitô hữu có ý thức như thế sẽ tránh được rất nhiều khó khăn và dễ có những phản ứng hay thái độ thích hợp trong khi đối thoại. Nếu các tôn giáo không thể hòa hợp với nhau được là do đầu óc bè phái, ngạo mạn, tự kiêu không chấp nhận sự khác biệt, do óc «tiểu nhân», do não trạng «chủ đồng» mà không «chủ hòa» của con người.
Phải nói lên được tính ưu việt của tôn giáo mình
Trong khi đối thoại, mỗi thành viên cần phải khiêm nhường và khéo léo cho mọi người thấy tính ưu việt và độc đáo của tôn giáo mình. Tôn giáo nào cũng đều có những đặc tính ưu việt và độc đáo riêng mà những tôn giáo khác không có. Và mỗi tôn giáo nên bảo vệ, duy trì, và phát triển tính ưu việt và độc đáo đó. Chính vì tính ưu việt này mà các tôn giáo mới có thể tồn tại và phát triển qua dòng thời gian, đồng thời có thể bổ túc lẫn cho nhau. Do đó, các thành viên đối thoại cần nắm vững tôn giáo của mình ưu việt ở chỗ nào, và phải trình bày làm sao để các thành viên khác nhận ra được sự ưu việt đó. Nếu câu «Hãy tự biết mình» là một lời khuyên tốt đối với các cá nhân, thì nó cũng là một lời khuyên tốt đối với các tôn giáo.
Nhưng muốn biết được chính mình thì mình cũng phải biết nhiều người khác nữa. Làm sao ta có thể biết rõ vị thế của mình ở chỗ nào nếu không thấy được vị thế của những người khác. Làm sao ta biết được mình hay nhất, giỏi nhất, nếu mình không biết người khác hay, giỏi như thế nào? «Biết người biết ta», «Có người mà cũng có ta». Chỉ biết được mình thì chính cái biết đó còn rất thiếu xót. Do đó, nắm vững tính ưu việt và độc đáo của tôn giáo mình, ta cũng phải đồng thời thấy được và nhìn nhận tính ưu việt của các tôn giáo khác qua sự trình bày của họ. Mỗi thành viên đối thoại nên khiêm nhường nhìn nhận rằng tôn giáo lớn nào cũng đều có những mặt mạnh mà tôn giáo của mình không có và cần được bổ túc hay củng cố thêm. Nhưng đồng thời cũng nên thấy rằng tôn giáo của mình cũng có những mặt mạnh mà các tôn giáo khác không có.
«Biết người biết ta» thì ta mới có đủ khách quan và khiêm nhường để trình bày tính ưu việt của tôn giáo mình. Não trạng cho rằng tôn giáo của mình hơn tất cả các tôn giáo khác về tất cả mọi mặt là một não trạng hợm hĩnh một cách thơ ngây, chứng tỏ mình thiếu hiểu biết về các tôn giáo khác. Hay ngược lại cho rằng tôn giáo mình kém những tôn giáo khác là một mặc cảm tự ty, bệnh hoạn.
Nhưng muốn biết được chính mình thì mình cũng phải biết nhiều người khác nữa. Làm sao ta có thể biết rõ vị thế của mình ở chỗ nào nếu không thấy được vị thế của những người khác. Làm sao ta biết được mình hay nhất, giỏi nhất, nếu mình không biết người khác hay, giỏi như thế nào? «Biết người biết ta», «Có người mà cũng có ta». Chỉ biết được mình thì chính cái biết đó còn rất thiếu xót. Do đó, nắm vững tính ưu việt và độc đáo của tôn giáo mình, ta cũng phải đồng thời thấy được và nhìn nhận tính ưu việt của các tôn giáo khác qua sự trình bày của họ. Mỗi thành viên đối thoại nên khiêm nhường nhìn nhận rằng tôn giáo lớn nào cũng đều có những mặt mạnh mà tôn giáo của mình không có và cần được bổ túc hay củng cố thêm. Nhưng đồng thời cũng nên thấy rằng tôn giáo của mình cũng có những mặt mạnh mà các tôn giáo khác không có.
«Biết người biết ta» thì ta mới có đủ khách quan và khiêm nhường để trình bày tính ưu việt của tôn giáo mình. Não trạng cho rằng tôn giáo của mình hơn tất cả các tôn giáo khác về tất cả mọi mặt là một não trạng hợm hĩnh một cách thơ ngây, chứng tỏ mình thiếu hiểu biết về các tôn giáo khác. Hay ngược lại cho rằng tôn giáo mình kém những tôn giáo khác là một mặc cảm tự ty, bệnh hoạn.
Nguyễn Chính Kết
_____________________
Chú thích:
(*1) Mahatma Gandhi (1869-1948), một luật sư Ấn Độ – tốt nghiệp tại Anh quốc – tranh đấu thành công cho nền độc lập của Ấn Độ khỏi ách thống trị của người Anh bằng chủ trương bất bạo động. Ông rất say mê Đức Giêsu và tinh thần của Ngài, nên rất thích đọc Kinh Thánh. Có thể nói ông cũng sống theo tinh thần «Bát Phúc» của Ngài một cách rất gương mẫu. Nhưng ông không chấp nhận theo Kitô giáo, mà một trong những lý do là ông không thấy người Kitô hữu sống tốt hơn những người theo Ấn Độ giáo của ông.
(*2) Trong Kitô giáo, dân tộc được Đức Giêsu trực tiếp mặc khải là dân Do Thái. Mặc khải của Đức Giêsu chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những yếu tố đặc thù của dân tộc Do Thái.
(*2) Trong Kitô giáo, dân tộc được Đức Giêsu trực tiếp mặc khải là dân Do Thái. Mặc khải của Đức Giêsu chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những yếu tố đặc thù của dân tộc Do Thái.
Đọc tiếp:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét