Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Một Nửa Sự Thật



Nửa sự thật

 «Nửa cái bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật!» 
 
 

Những bức ảnh, có thể, hay chắc chắn, là «sự thật hiển nhiên», nhưng nó chỉ phản ánh cái «sự thật» trong một thời điểm «tích tắc» nhất định, và trong một không gian nhất định, còn trước và sau cái thời điểm «tích tắc» ấy, và trong những không gian đồng thời khác, thì, nhiều khi, rất nhiều khi, không ai biết rõ, kể cả người chụp ảnh.
 Khi «sự thật» bị cắt xén, lắp ghép, thì nó chỉ bị dùng cho mục đích tuyên truyền, định hướng đám đông mà thôi…
- Trước đó, việc tướng Loan cho rút 2 trung đội Cảnh Sát Dã Chiến đang bảo vệ bên ngoài Tòa Đại Sứ Mỹ về tăng cường cho Dinh Độc Lập với lý do đó «là nơi sẽ diễn ra thương thảo giữa cộng sản và Mỹ thì Việt Nam Cộng Hòa cần gì phải canh gác, đó là trách nhiệm của Mỹ», khiến cho tổ đặc công C-10 của cộng sản có thể tấn công và xâm nhập, không phải là một hành động khôn ngoan và thiện chí.
 Tôi cũng không hề binh vực ông Loan trong trường hợp bắn Bảy Lốp. Dù đã có lệnh giới nghiêm, ông Loan vẫn không được phép bắn tội phạm trong lúc đã bị bắt, một vị tướng phải biết nêu gương chấp hành pháp luật, quân luật. Bảy Lốp có thể không được coi là tù binh chiến tranh vì không mặc quân phục, nhưng có thể được coi là tội phạm dân sự lợi dụng sự hỗn loạn để cướp của, giết người, khi đã bị bắt, không còn khả năng gây nguy hiểm nữa, thì phải bị giam giữ và chịu sự xét xử của tòa án, dù cho sau đó vẫn bị xử tử hình… Tội phạm phải được sự bảo vệ của pháp luật, dù đang ở trong tù hay cả khi ra pháp trường…
 Nhưng, trong cuộc chiến ở Việt Nam, chiến tranh mà cộng sản đã tiến hành là «phi quy ước», nhất là trong trận Mậu Thân, lực lượng mở đường, dẫn đường và đánh phá ác liệt nhất là «biệt động thành», những người ăn mặc hoàn toàn như thường dân, cầm vũ khí lên thì thành lính, bỏ vũ khí xuống thì thành dân. Hãy thử đặt ta vào vị trí của người lính Cộng Hòa: ta xông vào chiến địa mà chỉ thấy toàn «thường dân», nhưng khi vừa quay lưng đi thì đạn lại bắn ra xối xả từ chính những «thường dân» ấy, đồng đội ta gục ngã, ta lại xông vào thì lại chỉ thấy toàn «thường dân»… Vậy ta đang chiến đấu với kẻ «vô hình» ư! ? Phải chiến đấu trong hoàn cảnh như vậy, những người lính hoàn toàn có thể mất tự chủ, khủng hoảng tinh thần, thậm chí trở nên điên loạn…
 Chính đường lối «chiến tranh nhân dân» là nguyên nhân gây ra những hậu quả như trường hợp này, hay như trường hợp điển hình là «Thảm Sát Mỹ Lai»…
 Trong chiến tranh, những trường hợp như vậy hoàn toàn không phải là ít, vấn đề là có «khéo léo» che dấu được hay không mà thôi. Lính Cộng Hòa đi hành quân thường có phóng viên chiến trường hay phóng viên tự do đi theo, kể cả phóng viên nước ngoài, «phản chiến» hay «cánh tả», nên những hình ảnh này mới được ghi lại. Nhưng biết bao nhiêu lính Cộng Hòa đã bị bắt làm tù binh, nhưng lính cộng sản làm sao có thể dẫn giải khi đường hành quân quá gian nan, lính cộng sản làm sao có thể nuôi ăn khi chính họ còn không đủ ăn, lính cộng sản làm sao có thể giam giữ khi căn cứ của họ quá sơ sài… !? Và tù binh Cộng Hòa đã… biến mất, không vết tích, không một ống kính máy ảnh nào có thể ghi lại được, bởi vì hoàn toàn không có phóng viên tự do…
 Phía Mỹ «khôn ngoan» hơn khi đã hạn chế những trường hợp này lọt vào ống kính phóng viên, như trường hợp cũng trong trận Mậu Thân, toàn bộ «biệt động thành» tấn công vào sứ quán Mỹ đều bị bắn hạ ngay tại nơi tác chiến. Hay như trường hợp tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden, chắc chắn rằng toán biệt kích đã được lệnh bắn hạ tại chỗ, bất kể lúc đó Bin Laden đang chống trả, hay đã bị thương, đầu hàng, hay thậm chí đang… ngủ,
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia «Nguyễn Ngọc Loan» 
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ng%E1%BB%8Dc_Loan):
 Về sau, Eddie Adams viết trong tạp chí Time về sự ân hận đối với Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh của ông:
 «Tôi đã giành được giải Pulitzer năm 1969 cho một bức ảnh chụp một người đàn ông bắn một người khác. Hai người đã chết trong bức ảnh: người nhận viên đạn đó và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Viên tướng giết người của Việt Cộng bằng súng, tôi giết ông ta bằng máy ảnh. Đến nay, những bức ảnh vẫn là vũ khí quyền lực nhất trên thế giới. Mọi người tin chúng; nhưng những bức ảnh cũng có thể nói dối, thậm chí ngay cả không hề bị thao tác ngụy tạo. Chúng chỉ là một nửa sự thật. Điều mà bức ảnh không nói là “Bạn sẽ làm gì nếu bạn là vị tướng đó, vào thời điểm đó, ở đó trong một ngày chiến tranh nóng bỏng và bạn tóm được một gã bị coi là một tên ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hoặc ba người Mỹ?” Tướng Loan là một mẫu người mà người ta có thể gọi là một người chiến binh đúng nghĩa, và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông đã làm là đúng, nhưng bạn phải đặt mình vào vị trí của ông. Bức ảnh cũng không nói được rằng viên tướng đã dành nhiều thời gian của mình để cố gắng xây được thêm các bệnh viện tại Việt Namcho nạn nhân chiến tranh. Bức ảnh này đã làm đảo lộn cuộc đời ông. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi rằng nếu tôi không chụp bức ảnh đó, người khác cũng sẽ làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy áy náy về ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi vẫn giữ liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện đã được khoảng sáu tháng trước đây, khi ông bị bệnh nặng. Tôi đã gửi hoa khi tôi nghe nói rằng ông đã chết và đã viết: "Tôi rất ân hận. Có những giọt nước mắt trong mắt tôi." 
.
- Bức ảnh thứ hai này lại ít ai biết tới. Nó cho thấy Nick Út (người mặc áo trắng cầm máy chụp ở bên phải bức ảnh) và các binh sĩ Mỹ đã cố gắng dùng nước đọng trên đường làm dịu vết bỏng cho Kim Phúc và ngay lập tức đưa thẳng Phúc vào bệnh viện dã chiến của quân đội Mỹ.  

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia "Phan Thị Kim Phúc"» (http: //vi. wikipedia.org/wiki/Phan_Th%E1%BB%8B_Kim_Ph%C3%BAc):  Kim Phúc chán bị liên tục bắt trả lời phỏng vấn và chụp hình, lạm dụng là «nhân chứng chiến tranh» nên khi có cơ hội du học sang Cuba, bà nhận lấy ngay. Năm 1986, các viên chức chính quyền Việt Nam đã gửi Kim Phúc sang Cuba học ngành y. Tại đây bà gặp Bùi Huy Toàn, cũng là một sinh viên du học. Năm 1992, hai người kết hôn và sau tuần trăng mật ở Moskva, trên đường về, khi máy bay đang tiếp nhiên liệu tại Gander, Newfoundland, bà và chồng rời máy bay và xin tị nạn chính trị với chính phủ Canada.
 Hiện Kim Phúc đang sống với chồng và hai con trai ở Ajax, Ontario. Năm 1996, Kim Phúc gặp lại những nhà phẫu thuật đã cứu sống cô. Năm sau, cô nhận quốc tịch Canada. - Theo «CÔ NHÍP: CÓ AI CÒN NHỚ?» - Kim Chi (Sài Gòn Báo – facebook) (http: //vongngayxanh-vongngayxanh. blogspot. com/2015/03/co-nhip-co-ai-con-nho. html):
Ngày 29/4/1975, xe tăng của phe Cách Mạng đã vào đến cửa ngõ Sài Gòn theo hướng Tây Bắc. Trên xe có một cô gái trẻ, xinh đẹp, đầu đội mũ tai bèo, dẫn đường. Sau này, đạo diễn Nguyễn Trí Việt của Hãng phim Giải Phóng đã dựa vào hình tượng đó để dựng thành phim: Cô Nhíp!
Cô Nhíp (Cao Thị Nhíp – cách mạng thì gọi cô là Nguyễn Trung Kiên), tên thật, người thật, việc thật (có nhiệm vụ dẫn xe tăng của phe Cách Mạng vào Sài Gòn) giờ cô ở đâu? Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả đó, cô được gì? cô làm gì? cô ra sao?
Trả lời: cô Nhíp đã qua Mỹ sống từ lâu. Cô đã mang quốc tịch Mỹ với tên họ khác. Một khoảng đời với cái tên Nhíp trước đây, cô đã tự chôn vùi.  Mùa hè cách đây vài năm, ở thành phố Garden Grove, Nam California, tôi gặp lại Nhíp. Vẫn xinh đẹp như xưa nhưng khi được hỏi về ngày 29/4/1975, Nhíp trả lời: «Tôi đã quên rồi. Quên lâu lắm rồi».  Một buổi sáng thượng tuần tháng 10 năm ngoái, «Cô Nhíp» đến nhà thăm tôi khi vừa từ Cali về lại Việt Nam. Tôi và nó là đôi bạn thân trước khi nó rời bỏ Sài Gòn để đến nước Mỹ xa xôi và trở thành cư dân ở đó. Hai mươi năm có lẽ. «Cô Nhíp» năm xưa đã mất dấu thật rồi. Chỉ còn đây, một người Mỹ gốc Việt.  Chuyện gì đã xảy ra trên quê hương Việt Namtôi vậy? Sử sách sẽ ghi chép thế nào đây? Cả tôi lẫn nó đều không ai nhắc về «Cô Nhíp» với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ Việt Nam và quên đi quá khứ «hào hùng» của nó. Có nỗi xót xa không thể nói thành lời.  Đọc những bình luận trên Trang «Dựng nước - Giữ nước, Tiêu đề: An Lộc - Bình Long - Bình Phước» (http: //www. vnmilitaryhistory. net/index. php? action=printpage%3Btopic%3D994. 0):  Theo bài báo «Về Bình Long thăm di tích mộ chôn 3000 người» (http: //baokinhteht. com. vn/home/20090504100531907_p0_c137/ve-binh-long-tham-di-tich-mo-chon-3000-nguoi. htm):  «Ngày 7/4/1972, khi Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng, quân ta tấn công như vũ bão nhằm giải phóng Bình Long. Địch ra sức giữ Bình Long vì “Bình Long mất, Sài Gòn không còn”. Suốt 32 ngày đêm (từ 13/4 - 15/5/1972), chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt, một bên là ta quyết tâm giải phóng Bình Long và một bên là địch quyết giữ Bình Long bằng mọi giá. Địch tập trung vào đây mọi hoả lực hiện có kể cả máy bay B52 thả bom rải thảm cày nát mặt đất, chúng thả bom vào cả bệnh viện thị trấn An Lộc nơi mà phần lớn nhân dân tập trung tránh đạn pháo và kể cả lính địch bị thương đang điều trị khiến hàng ngàn người bị chết, nhà cửa hư hại. Để giải quyết số người chết trong 32 ngày đêm đó, địch dùng xe ủi, ủi bốn rãnh lớn chôn các xác chết sau khi gom lại, hình thành ngôi mộ tập thể trên 3000 người.»
Đã được phản biện như sau:
«Thông tin trên hoàn toàn không đúng sự thật. Diện tích khu phòng thủ của cả thị xã An Lộc vào lúc đó chưa đầy 2 km vuông. Vòng đai phòng thủ thu hẹp lại, mỗi bề chỉ hơn một cây số. Nhà thương đó nằm ngay trung tâm phòng thủ, ngay bên cạnh trung tâm chỉ huy của tướng Lê Văn Hưng (đã tự sát vào năm 1975). Nếu B52 trải thảm vào nhà thương, thì coi như thiêu hủy không những toàn bộ chỉ huy, mà thiêu hủy toàn bộ phòng thủ.
«Đêm 13 tháng 5, 1972, thị xã bị tấn công dữ dội nhất. Đêm đó có thể nói là đêm kinh hoàng nhất trong toàn thời gian hơn 100 ngày phòng thủ. Đạn pháo rót vào thị xã nổ với tốc độ có thể nói là đếm không kịp. Cộng thêm rất nhiều chiến xa T54 nằm phía bên kia đường Trần hưng Đạo bắn đại bác trực xạ vào vòng đai phòng thủ.
«Nhà thương, nằm tại trung tâm, là nơi bị trúng nhiều đạn pháo nhất. Trong căn hầm của nhà thương, hơn 90% là thương binh không di tản được. Đêm đó, hầm bị sập một góc, bị cháy, và hầu hết các thương binh, cũng như một số khá đông những thường dân và binh lính chung quanh phạm vi của nhà thương đều bị chết. Tuy nhiên, con số 3000 nhiều hơn hay ít hơn đều không kiểm chứng được.  Sáng ngày hôm sau, có tất cả 18 phi vụ B52, mỗi phi vụ gồm có 3 chiếc B52, tới thả bom mặt Tây và Tây Bắc của vòng đai phòng thủ. Theo quy tắc, khoảng cách an toàn tối thiểu cho đơn vị trú đóng khi B52 thả bom là 1, 5 km. Nhưng buổi sáng hôm đó, quy tắc này bắt buộc phải vi phạm vì quân đội miền Bắc bám quá gần, nên có những phi vụ B52 đã thả bom gần vòng đai phòng thủ khoảng 500m. Tuy nhiên, không một quả bom nào rớt vào bên trong vòng đai phòng thủ cả.»
Vậy, đâu là sự thật! ?
Thường thì lính Cộng Hòa chỉ gọi bom hay pháo dội thẳng lên đầu mình khi căn cứ đã bị địch quân tràn ngập bằng chiến thuật «biển người», chấp nhận hy sinh cùng với địch quân đông hơn mình gấp nhiều lần!
Hay đây là hành vi «đổ vấy» tội ác chiến tranh! ?
Khi những người trong cuộc không còn, thì sự «đổ vấy» này sẽ thành «sự thật»!
Đã có bao nhiêu «sự thật» kiểu đó rồi!?


Sau chiến tranh, biết bao nhiêu quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Hòa bị tù đày nhục nhằn cả về thể xác lẫn tinh thần, bị lao động khổ sai, bị bỏ mặc trong bệnh tật, thậm chí bị tử hình không bản án, chết mất xác; người nào may mắn còn sống sót trở về thì bị quản thúc tại gia, bị phân biệt đối xử… ; thân nhân của họ bị cưỡng đoạt nhà cửa, tài sản và bị đưa đi «kinh tế mới», bị phân biệt đối xử bằng «lý lịch», bị triệt tiêu mọi cơ hội học hành, làm việc vươn lên tìm nguồn sống, buộc phải tìm đường vượt biên dù phải chấp nhận đối mặt với sóng gió, đói khát, biên phòng, hải tặc, chết mất xác trên biển hoặc trên bộ… vv…
Không như người phương Tây, khái niệm quê hương khá lõng lẻo: cha là người nước này, mẹ là người nước kia, sinh ra ở một nước thứ ba, lớn lên sinh sống ở một nước thứ tư, nhập quốc tịch ở một nước thứ năm… vv… là chuyện bình thường; theo tập quán của người Việt nói riêng, và người Á Đông nói chung, quê hương bản quán là nơi «chôn nhau cắt rún», gắn bó rất bền chặt, chỉ việc rời làng đi tha phương cầu thực đã là một điều vô cùng hệ trọng, các làng ở miền Bắc đến nay vẫn còn phân biệt dân «ngụ cư» và «chính cư»… , nên chuyện người dân Việt Nam, khắp cả Nam - Trung - Bắc, «Vượt Biên» sau 1975, đi sang một đất nước khác cách xa hàng ngàn dặm, dù phải đánh đổi cả sinh mạng của chính mình và người thân, khó có ngày về… chắc chắn phải là do một hoàn cảnh vô cùng bức bí, kinh khủng, tàn bạo…
Người ta thà chấp nhận một cái chết trong phập phồng may rủi, còn hơn phải chấp nhận nỗi tủi nhục và một cái chết mỏi mòn chắc chắn…
«Nếu cây cột điện mà có chân thì nó cũng bỏ nước ra đi» - Võ Văn Kiệt.
HÀ CHÍNH MÃNH Ư HỔ là vậy, không thể phủ nhận… !…
 
Nhờ cộng đồng mạng kiểm chứng giùm nội dung này!
Dù vẫn biết đây là «đao phủ» trong các cuộc «đánh tư sản» từ Bắc vô Nam, nhưng tôi vẫn ngạc nhiên khó tin trước mức độ ngu xuẩn và tàn bạo của một tên «đồ tể» khi nói ra một cách công khai như vầy…
«SỰ THẬT» mà cộng sản đã làm trên khắp đất nước Việt Nam thì đã rõ, nhưng chúng vốn khéo mị dân nên luôn dấu diếm tội ác dưới những «LỜI NÓI» tốt đẹp… Nên tôi mới thấy khó tin những lời này lại được nói công khai… Nhờ cộng đồng mạng kiểm chứng giùm nội dung này! Dù vẫn biết đây là «đao phủ» trong các cuộc «đánh tư sản» từ Bắc vô Nam, nhưng tôi vẫn ngạc nhiên khó tin trước mức độ ngu xuẩn và tàn bạo của một tên «đồ tể» khi nói ra một cách công khai như vầy… «SỰ THẬT» mà cộng sản đã làm trên khắp đất nước Việt Nam thì đã rõ, nhưng chúng vốn khéo mị dân nên luôn dấu diếm tội ác dưới những «LỜI NÓI» tốt đẹp… Nên tôi mới thấy khó tin những lời này lại được nói công khai…











Nay, Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam còn đó:




Mà «sử gia» cộng sản vũ quang hiển lại «nghĩ rằng» «không có ngược đãi sau 30/4» (http: //www. bbc. co. uk/vietnamese/multimedia/2015/04/150418_vuquanghien_vietnamwar).
Quốc gia Canada thông qua đạo luật S-219 «Hành Trình Đến Tự Do» thì bộ ngoại giao cộng sản lại «kiên quyết phản đối» «một đạo luật hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, trong đó có Canada ủng hộ» (http: //vov. vn/chinh-tri/viet-nam-kien-quyet-phan-doi-viec-canada-thong-qua-dao-luat-s219-397152. vov).
Vậy, đâu là sự thật! ?
Không bị ngược đãi và bị phân biệt đối xử đến mức tàn tệ mà con người có thể xé lòng từ bỏ quê cha đất tổ, đứt ruột chấp nhận đánh cược mạng sống của gia đình và bản thân để ra đi sao! ?
Hay đây là hành vi «lấp liếm» tội ác trả thù! ?
Khi những người trong cuộc không còn, thì sự «lấp liếm» này sẽ thành «sự thật»!
Đã có bao nhiêu «sự thật» kiểu đó rồi! ?
Gần đây, theo «CSVN tìm cách ém nhẹm thất bại việc kiện Hoa Kỳ về chất độc màu da cam» (http: //www. cdnvqglbhk. org/csvn-tim-cach-em-nhem-that-bai-viec-kien-hoa-ky-ve-chat-doc-mau-da-cam/)
Cộng sản thất bại trong vụ «ăn vạ» về «chất độc màu da cam» vì thiếu bằng chứng khoa học khách quan về sự tác hại của dioxin có trong chất khai quang trên cơ thể con người. Không có đủ bằng chứng về liên hệ nhân quả giữa sản phẩm thuốc khai quang rải hay phun và các bệnh tật của người dân trong các khu vực rải hay phun thuốc đó. Những «người thật việc thật» được đưa ra thì đa số lại nằm ở Bắc Việt, ngu dốt oái ăm là lại đưa ra những trường hợp của bộ đội Bắc Việt, lại «phản tác dụng» vì là minh chứng hùng hồn cho sự vi phạm Hiệp Định Genève 1954 và Hiệp Định Paris 1973, còn nếu ở Nam Việt thì lại không nằm trong bản đồ khai quang của quân đội Mỹ còn lưu lại…
Song song với vụ «ăn vạ», có giả thuyết cho rằng những tác hại đó đã đến từ CHẤT BẢO QUẢN CÓ TRONG LƯƠNG KHÔ DO TÀU KHỰA «VIỆN TRỢ», binh lính bị nhiều hơn sĩ quan do lương khô dành cho binh lính có thời hạn bảo quản lâu hơn, nên chất bảo quản nhiều hơn, so với lương khô dành cho sĩ quan. Ngoài ra, cũng có nhận định cho rằng, hiện nay các CÁC CHẤT KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG, BẢO VỆ THỰC VẬT, BẢO QUẢN THỰC PHẨM… VV… CÓ NGUỒN GỐC TÀU KHỰA còn độc hại hơn dioxin gấp nhiều lần, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam theo một vài nhận định quốc tế là đã đến «điểm tới hạn» (threshold limit) rồi, nghĩa là đã đến lúc thiên nhiên không còn đủ khả năng để tự điều tiết và làm sạch môi trường tự nhiên được nữa, hay nói một cách khác là đã hết thuốc chữa. Việc khai thác bừa bãi và quá tải, tàn phá môi trường thiên nhiên vô tội vạ cũng khiến khoảng 8 triệu mẫu đất đang bị hoang hoá và sa mạc hoá. Sau khi chấm dứt thời kỳ «cấm vận» từ năm 1986 trở đi, cộng sản đã để lỡ nhiều cơ hội cho quốc tế có thể giúp đỡ qua các viện trợ nhân đạo, đặc biệt về tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em sau chiến tranh. Qua nhiều cuộc nghiên cứu quốc tế như UNICEF, Ngân Hàng Thế Giới, trẻ em Việt Nam trong giai đoạn đầu đời thiếu nhiều vitamin cần thiết cho dinh dưỡng như các loại Vitamin B và Acid Folic… vv… Đó mới chính là những lý do khiến bệnh tật, dị dạng và ung thư đang ngày càng gia tăng khủng khiếp ở Việt Nam…
Nếu nhận thức được những điều nầy, thì con số trên dưới 5 triệu nạn nhân Việt Nam bị gán cho là nạn nhân của chất độc màu da cam sẽ không hiện diện trên dãy đất thân yêu của chúng ta ngày hôm nay nữa. Cộng sản đã lợi dụng câu chuyện Dioxin / Da cam để đánh động dư luận thế giới với mưu đồ chính trị hơn là nhân đạo.
 Tôi không có đủ trình độ để kiểm chứng, nhưng có thể coi những giả thuyết và nhận định trên là những lời CẢNH BÁO NGUY CẤP!! !
 Trách nhiệm kiểm chứng thuộc về các «lương tâm thời đại», «đỉnh cao trí tuệ» đang «lãnh đạo toàn diện», «lãnh đạo duy nhất» đất nước Việt Nam!! !
 Đừng lẫn trốn TRÁCH NHIỆM!! !
 Vậy, đâu là sự thật! ?
 Hay đây là hành vi «ém nhẹm» tội ác ngu dốt! ?
 Khi những người trong cuộc không còn, thì sự «ém nhẹm» này sẽ thành «sự thật»!
 Đã có bao nhiêu «sự thật» kiểu đó rồi! ?
 Và,
 Phải chăng…
«THẾ HỆ TRẺ» SẼ ĐƯỢC HỌC «LỊCH SỬ» TỪ NHỮNG «SỰ THẬT» ĐÓ… ! ?!… ! ?!… ! ?!…




Chính trị − Văn hóa − Xã hội
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét