Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Cộng sản Bắc Việt tấn công tòa Đại sứ Mỹ dịp Tết Mậu Thân 1968



Cộng sản Bắc Việt tấn công tòa Đại sứ Mỹ dịp Tết Mậu Thân 1968.


Ở Toà đại sứ Mỹ, lúc 2 giờ 30 phút ngày 30-1-1968, 17 tên Khủng Bố số 11 do Ngô Thành Vân (Ba Đen) chỉ huy dùng xe du lịch có hoả lực B-40 yểm trợ đột nhập thẳng cổng Toà đại sứ.

Sau khi diệt 4 quân cảnh Mỹ gác ở cổng, biệt động dùng thuốc nổ phá thủng tường, tiến đánh vào bên trong, chiếm gần hết tầng 1 phát triển lên tầng 2 và 3 Toà đại sứ.

Một nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải bắt sống Đại sứ Bunker, nhưng các nhân viên an ninh sứ quán Mỹ đã lén đưa được Bunker rời khỏi biệt thự bằng một chiếc xe bọc thép sang ẩn nấp trong một hầm bí mật ở một địa điểm khác.

Chỉ 20 phút sau khi Đại sứ quán bị đánh, một toán quân cảnh Mỹ đến cứu viện, nhưng bị bọn Khủng bố VC bắn chặn nên không vào được cổng chính.

7 giờ sáng ngày 30-1-1968, một trung đội quân cảnh Mỹ lọt được vào cổng chính. Cuộc chiến đấu trong sứ quán diễn ra quyết liệt.

7 giờ 20 phút, hãng tin Mỹ AP đưa tin nhanh do ký giả Peter Arnett từ Sài Gòn điện về New York: «Việt Cộng đã chiếm lĩnh bên trong tòa Đại sứ», gây choáng váng cho Lầu Năm Góc và dư luận Mỹ. Sau đó, tờ Tin hàng ngày Washington loan báo: «Cảnh sát quân sự Mỹ đã phải đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống nóc nhà sứ quán ở Sài Gòn trong khói đạn để giành lại ngôi nhà được coi là “chống du kích” nhưng lại bị cộng sản chiếm trong hơn 6 giờ liền. Chỉ riêng cảnh tượng đó cũng đủ để buộc chính phủ Johnson dẹp bỏ những nhận định lạc quan của mình...»

9 giờ sáng ngày 30-1-1968, quân Mỹ đổ được một bộ phận lực lượng Sư đoàn dù 101 xuống sân thượng Toà đại sứ.

Lực lượng tăng viện của quân Giải phóng không đến được như kế hoạch hiệp đồng, các tên khủng bố bắn tới viên đạn cuối cùng vì ko còn đường nào để chạy, trận đánh Toà đại sứ Mỹ kết thúc, trong 17 người của khủng bố có 16 người chết, Quân Đội Mỹ cũng thiệt hại nặng: 5 lính chết tại chỗ, 17 chết tại quân y viện và 124 bị thương.


Liên kết Trang web : https://saigonxua.org/

Share:

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Thánh Phêrô-Phaolô − «Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?»




CHIA SẺ TIN MỪNG

Lễ Thánh Phêrô & Phaolô

(29-6-2018)


«Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?»



ĐỌC LỜI CHÚA

  Cv 12,1-11: (11) Lúc ấy ông Phêrô mới hoàn hồn và nói : «Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôđê, và khỏi mọi điều dân Do-thái mong muốn tôi phải chịu».

  2Tm 4,6-8.17-18: (17) Có Chúa đứng bên cạnh tôi, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng.

  TIN MỪNG: Mt 16,13-19

Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa

(13) Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: «Người ta nói Con Người là ai?» (14) Các ông thưa: «Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ». (15) Đức Giêsu lại hỏi: «Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?» (16) Ông Simôn Phêrô thưa: «Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống». (17) Đức Giêsu nói với ông: «Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy».




CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Nếu Đức Giêsu hỏi bạn: «Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?», thì bạn trả lời theo những gì bạn chứng nghiệm về Ngài, hay theo sự hiểu biết học được từ người khác? 
2. Là Kitô hữu, bạn đã có những cảm nghiệm thực tế và cụ thể về Đức Giêsu chưa, hay chỉ có một mớ những hiểu biết lý thuyết về Ngài, dù rất uyên bác sâu rộng? 
3. Bạn có muốn thật sự cảm nghiệm về Ngài không? Bạn đã từng nỗ lực làm điều này chưa? Theo bạn, phải làm sao để cảm nghiệm được Ngài?

Suy tư gợi ý:

1. «Người ta nói…», nhưng «còn anh em…» thì sao?

Khi trình bày về Thiên Chúa, về Đức Giêsu, chúng ta thường trình bày một cách lý thuyết, dựa trên những bài bản có sẵn, do người khác soạn sẵn, suy nghĩ sẵn, chúng ta chỉ việc nói theo đó. Điều đó cũng phần nào hợp lý, vì có dựa trên những bài bản có sẵn đó, thì những người nói về Thiên Chúa hay Đức Giêsu mới có sự đồng nhất với nhau. Nếu mỗi người đều nói theo quan niệm hay suy tư riêng của mình, thì sẽ thành ra mỗi người nói một kiểu, người nghe biết tin theo ai. 

Nhưng lý thuyết vẫn luôn luôn là lý thuyết, là cái gì ở ngoài mình, và được áp đặt xuống cho mình. Xét cho cùng đó chỉ là cái «người ta nói», còn ta chỉ là người nói theo thôi. Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy Đức Giêsu hỏi các môn đệ hai câu khác hẳn nhau: «Người ta nói Con Người là ai?» (Mt 16,13b) và «còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?» (Mt 16,15). Rõ ràng trong hai câu hỏi, Đức Giêsu coi câu sau quan trọng hơn câu trước rất nhiều. Ngài chỉ dựa vào câu trả lời cho câu hỏi sau để xem ai là người đáng Ngài tin cậy nhất.



2. Điều quan trọng là cảm nghiệm thực tế về Đức Giêsu

Điều quan trọng không phải là những điều chúng ta nghe biết về Thiên Chúa hay Đức Giêsu. Đó là những điều chúng ta học được trong các sách giáo lý, hay đọc được từ những tác phẩm thần học… Đó toàn là những điều «người ta nói» về Ngài, chứ không phải là những điều chính bản thân ta cảm nghiệm được về Ngài. Chính những cảm nghiệm đích thực về Ngài mới có khả năng làm ta yêu mến Ngài và dám dấn thân sống chết cho Ngài. Thật vậy, làm sao có thể yêu mến và dấn thân cho một người mà mình chỉ biết trên lý thuyết, chứ chưa từng gặp mặt, chưa từng có một quan hệ ngoại giao hay tình cảm nào? 

Nhưng làm sao có được những cảm nghiệm về Thiên Chúa hay Đức Giêsu? Làm sao có được quan hệ tình cảm riêng tư với Ngài, khi mà Ngài vô hình, ta chẳng hề thấy hay gặp bao giờ?



3. Làm sao cảm nghiệm được Ngài?

Vấn đề rất quan trọng trong đời sống Kitô hữu đích thực là phải cảm nghiệm được sự hiện diện và hoạt động của Ngài trong đời sống của ta, và có được một quan hệ riêng tư và tình cảm với Ngài. Nếu không có được cảm nghiệm và quan hệ này, Thiên Chúa hay Đức Giêsu vẫn chỉ là một ý niệm trong đầu óc ta không hơn không kém. Ý niệm ấy chẳng khác gì ý niệm về ánh sáng hay mầu sắc của một người mù bẩm sinh, sở dĩ có được là do nghe người khác nói.


a) Cần thường xuyên ý thức Ngài hiện diện trong bản thân ta

Cảm nghiệm về Thiên Chúa hay Đức Giêsu phải khởi đi từ niềm tin này, là tin Ngài thật sự hiện diện trong tâm hồn ta. Đây là sự thật làm nền tảng cho đời sống tâm linh của ta, và là một tiêu chuẩn để biết mình có đức tin Kitô hữu hay không. Thật vậy, thánh Phaolô nói: «Anh em hãy tự xét xem mình có còn sống trong đức tin hay không. Hãy tự kiểm điểm xem: anh em chẳng nhận thấy có Đức Giêsu Kitô ở trong anh em sao?» (2Cr 13,5)

Chúng ta không có may mắn gặp hay cảm nghiệm được Ngài bằng xương bằng thịt cách hữu hình như các tông đồ xưa. Tuy nhiên, dẫu có may mắn đó, chưa chắc ta đã «gặp» được Ngài thật sự. Biết bao người sống vào thời Đức Giêsu – chẳng hạn những người Pharisêu hay các kinh sư Do-thái – đã từng thấy Ngài, nói chuyện với Ngài, nhưng đâu có «gặp» được Ngài, đâu có quan hệ riêng tư và tình cảm với Ngài! Vì sao? Vì «hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng» (có duyên với nhau thì dù xa cách ngàn dặm cũng vẫn có thể gặp nhau, còn không có duyên với nhau thì có mặt chạm mặt cũng không thể gặp nhau). Hễ có duyên với Ngài thì sẽ khao khát muốn gặp Ngài và sẽ đi tìm Ngài. Mà hễ đã thật sự đi tìm thì ắt nhiên sẽ gặp, vì «ai tìm sẽ thấy» (Mt 7,8).

Sự hiện diện của Ngài trong bản thân ta đã được chính Ngài xác nhận: «Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế» (Mt 28,20). Thánh Phaolô cũng nói: «Chỉ có Đức Kitô là tất cả và ở trong mọi người» (Cl 3,11); «Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em» (Gl 4,6)

Vấn đề hết sức quan trọng là ta phải thường xuyên ý thức sự hiện diện ấy, đồng thời tin tưởng rằng Ngài là nguồn sức mạnh, nguồn yêu thương; và với Ngài, ta có thể làm được tất cả mọi sự (x. Pl 4,13).


b) Cần tạo điều kiện để Ngài tự do hoạt động trong ta

Điều quan trọng thứ hai để Ngài có thể hoạt động hữu hiệu trong ta là phải để cho Ngài được tự do hoạt động. Điều làm cho Ngài không thể tự do hoạt động trong ta chính là ý riêng của ta và sự thiếu cộng tác của ta. Nếu ta coi nhẹ ý riêng mình để lúc nào cũng sẵn sàng cộng tác với Ngài thực hiện những gì Ngài muốn làm trong ta, thì ta sẽ thấy Ngài dần dần thực hiện được trong ta những thay đổi lớn lao. 

Chính Đức Giêsu cũng coi nhẹ ý riêng của Ngài, và luôn cộng tác với thánh ý Chúa Cha: «Tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi» (Ga 6,38); «Tôi không tìm cách làm theo ý riêng tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi» (Ga 5,30); «Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy» (Ga 4,34). – Nhưng làm sao biết được ý của Ngài thế nào?

Ý của Ngài được biểu lộ:
(1) trước hết và đặc biệt trong lời của Ngài, được ghi chép trong Kinh Thánh(2) trong luật của Ngài (được tóm lại trong hai chữ yêu thương), (3) trong tiếng lương tâm của ta,(4) trong các bổn phận và trách nhiệm của ta đối với Thiên Chúa, bản thân, tha nhân, gia đình, xã hội và Giáo Hội, (5) trong các biến cố khách quan –tức xảy ra độc lập với ý muốn của ta– trong đời sống. Ngài dùng những biến cố này để thánh hóa ta.
Chỉ cần thực hiện được hai điều quan trọng trên thì tự nhiên giữa ta với Đức Giêsu càng ngày càng có một quan hệ mật thiết hơn. Dần dần, ta nhận ra Ngài đúng là một nhân vật, tuy vô hình nhưng rất «cụ thể», có thể cảm nghiệm được cách sống động và rõ rệt. Ngài đóng một vai trò quan trọng trong đời sống ta, ảnh hưởng và biến đổi đời sống ta một cách mạnh mẽ, hữu hiệu.


4. Người có đức tin sống động là nền tảng của Giáo Hội

Có cảm nghiệm được Ngài, ta mới có thể trả lời đúng ý Ngài câu hỏi: «Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?» (Mt 16,15) Ngài muốn ta trả lời dựa trên chính kinh nghiệm của ta, chứ không phải dựa trên những bài bản, hay trên những gì ta chỉ được nghe và ép lòng mình phải tin. Chỉ lúc đó, đức tin của ta mới trở thành đức tin đích thực, đến từ cảm nghiệm thực tế, chứ không chỉ đến từ một chấp nhận xuông của lý trí với tác động của ý chí. Chỉ đức tin ấy mới đủ sức mạnh để thúc đẩy ta thật sự dấn thân cho Thiên Chúa và tha nhân. Ta phải làm sao nói được như những người Samari xưa: «Không phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin, mà vì chính chúng tôi đã đích thân nghe Người nói và nhận ra rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian» (Ga 4,41).

Chỉ lúc đó, Đức Giêsu mới có thể nói với ta như đã nói với Phêrô: «Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi» (Mt 16,18). Theo ngữ cảnh của bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nói với Phêrô câu ấy vì ông là người có đức tin mạnh mẽ, chứ không phải vì ông là trưởng nhóm các tông đồ

Thật vậy, trong thực tế từ xưa đến nay, Giáo Hội được xây dựng và tồn tại trên những đá tảng vững chắcnhững người có đức tin sống động, dù họ là giáo dân, tu sĩ hay giáo sĩ. Chứ Giáo Hội không được xây trên những người đạt được những quyền cao chức trọng trong Giáo Hội nhưng lại không có đủ đức tin và tình yêu, không có một tương quan thật sự với Đức Giêsu. Lịch sử Giáo Hội đã chứng tỏ những người này chẳng những không làm vững chắc mà còn làm lung lay tòa nhà Giáo Hội nữa.

Ước gì mỗi người chúng ta có thể nói tương tự như Phêrô, nghĩa là nói bằng chính cảm nghiệm của mình, chứ không phải lập lại một cách máy móc lời của một người khác: «Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống» (Mt 16,16). Đức Giêsu mong muốn chúng ta nói được như thế!



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, đức tin và tình yêu đích thực không hề đến từ những hiểu biết có tính lý thuyết, mà đến từ khát vọng muốn cảm nghiệm được Cha và lòng quyết tâm đi tìm cảm nghiệm ấy. Xin đừng để con thỏa mãn và dừng lại nơi những hiểu biết về Cha, mà quyết tâm tìm cách cảm nghiệm Cha. Đừng để con giống như kẻ «nhai lại bã mía», thấy người ta ăn mía khen ngọt, mình cũng nhai lại những bã ấy và bắt chước họ khen ngọt. Xin hãy cho con cảm nếm được Cha, thưởng thức được sự ngọt ngào của tình yêu Cha dành cho con.

Nguyễn Chính Kết



Share:

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

TN13b − Đức tin làm nên sức mạnh




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 13 Thường Niên

(1-7-2018)

Bài đào sâu

Đức tin làm nên sức mạnh




1. Đức tin cần thiết cho đời sống

Nói đến đức tin, rất nhiều Kitô hữu nghĩ đến một số những tín điều mình đang chấp nhận là đúng. Đức tin thật sự không phải là kết quả của việc chấp nhận xuông một số tín điều nào đó là đúng, hoặc là tuyên xưng những tín điều ấy ra một cách thật mạnh mẽ, rao giảng những tín điều ấy thật hùng hồn, như rất nhiều Kitô hữu đang làm. Rất nhiều Kitô hữu có thứ đức tin kiểu ấy. Nhưng đó không phải là đức tin đích thực. 

Đức tin đích thật phải là một lực mạnh mẽ từ nội tâm, thúc đẩy người tin phải hành động, bất chấp hy sinh hay đau khổ. Thánh Giacôbê nói: «Đức tin không có việc làm là đức tin chết» (Gc 2,26). Nghĩa là đức tin đích thực thì tự nó phải hướng đến việc làm, nếu không có việc làm thì đó chỉ là thứ đức tin giả hiệu. 

Nhiều người tưởng mình có đức tin, nhưng thật ra đức tin của họ là đồ giả, vì nó chẳng đem lại một lợi ích thực tế nào cho đời sống của họ. Nghĩa là chẳng làm họ hạnh phúc hơn, mạnh mẽ hơn, yêu thương tha nhân hơn… Nếu có đức tin hay không có đức tin, đời sống của ta cũng chẳng thay đổi bao nhiêu, thì thứ đức tin ấy chỉ là đức tin giả hiệu. Nếu ta có đức tin đích thực, đức tin ấy sẽ làm đời sống ta thay đổi lớn lao.

Ta thử tưởng tượng một anh chàng chuyên môn ăn trộm. Khi có người nói cho anh biết gần nhà anh có một người rất giàu có với một gia tài kếch xù, và gia tài ấy đang được để trong một cái tủ chắc chắn trong nhà người ấy. Anh trộm ấy sẽ không hành động gì nếu anh cho rằng thông tin đó chỉ xác thực được 30, 40%. Nhưng nếu anh biết nguồn tin đó là xác thực, có thể đúng tới 80, 90%, thì anh bắt đầu ăn ngủ không yên. Lòng trí của anh không thể không tính toán xem có cách nào chiếm đoạt được kho tàng ấy. Và sau khi suy nghĩ ra kế hoạch an toàn nhất để xâm nhập nhà đó, anh ta không thể không hành động. Chắc chắn anh ta phải thực hiện dự tính của mình. 

Cũng thế, chúng ta không thể không hành động nếu chúng ta có đức tin thật sự.



2. Tác dụng của đức tin đích thực

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu cho thấy hiệu lực rõ rệt của đức tin đích thực. Nếu là đức tin đích thực, thì dù chỉ là một chút, cũng có tác dụng to lớn: «Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em» (Lc 17,6). Đương nhiên chúng ta không nên hiểu lời Kinh Thánh này theo nghĩa đen, vì Thánh Kinh hay dùng những hình ảnh cụ thể để diễn tả những thực tại trừu tượng. Câu trên có nghĩa: đức tin đích thực, dù chỉ nhỏ bé, cũng có tác dụng thật sự, khiến người có đức tin có được một năng lực hay sức mạnh tinh thần lớn lao để thực hiện được những việc mình muốn.

Không có đức tin, không cậy dựa vào Thiên Chúa, chúng ta không thể làm được gì, đúng như Đức Giêsu nói: «Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được»(Ga 15,5). Nhưng nếu tin vào Thiên Chúa, ta sẽ có năng lực để làm được tất cả mọi sự, như thánh Phaolô đã từng cảm nghiệm: «Tôi có thể làm được tất cả nhờ Đấng ban sức mạnh cho tôi» (Pl 4,13). Vì lúc đó, năng lực mà tôi sử dụng không phải đến từ bản thân bất lực của tôi, mà đến từ Thiên Chúa, nguồn của mọi sức mạnh trong vũ trụ, là Đấng «không có gì là không thể làm được» (Lc 1,37)

Lời Chúa rõ ràng như vậy, nên nếu ta không có đủ năng lực, chính là vì ta chưa có đức tin đích thực, mà chỉ có đức tin trên lý thuyết. Nghĩa là ta chỉ chấp nhận là đúng những gì Chúa hay Giáo Hội dạy, và ta chỉ tuyên xưng những điều đó ra ngoài miệng mà thôi, chứ chưa xác tín thật sự từ trong đáy lòng, và cũng chẳng biến thành hành động để đời sống ta khác với những kẻ không tin. Chỉ cần một chút thử thách là ta có thể nghi ngờ những điều đó ngay.



3.Những sự kiện trong Kinh Thánh về đức tin

Một vài sự kiện trong Kinh Thánh đáng chúng ta lưu ý suy gẫm:

a. Khi về Nazarét, Đức Giêsu không làm được nhiều phép lạ. Tin Mừng Matthêu nêu rõ lý do: «vì họ không tin» (Mt 13,58). Như vậy, điều kiện để phép lạ có thể xảy ra là phải có đức tin.

b. Khi chữa lành bệnh cho ai, Đức Giêsu không nói rằng «Tôi đã cứu anh», mà nói: «Đức tin của anh đã cứu anh» (Mt 9,22; Mc 5,34; Lc 8,48; Lc 17,19). Như vậy, đức tin là yếu tố chủ quan chính yếu nhất để ta được cứu hay làm được chuyện này việc kia.

c. Đức Maria được bà Êlizabét khen: «Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em» (Lc 1,45). Như vậy, điều khiến cho Đức Maria có phúc chính là Mẹ đã dám tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Chúng ta cũng có phúc nếu chúng ta dám thật sự tin vào Thiên Chúa như Mẹ.

d. Khi Phêrô thấy Đức Giêsu đi trên mặt biển, ông tin rằng ông cũng có thể đi trên mặt biển đến với Ngài, và với niềm tin ấy, ông đã đi trên mặt nước không khác gì đi trên mặt đất. Nhưng khi thấy gió thổi mạnh thì ông đâm ra nghi ngờ, đức tin của ông bị chao đảo. Chính vì thế ông bị chìm xuống (x. Mt 14,22-33). Điều đó cho thấy việc Phêrô đi được trên mặt nước hay bị chìm xuống là do đức tin của ông có mạnh mẽ hay không. Trường hợp này có thể nói: ông đi trên đức tin của ông, hay đức tin của ông chính là mặt đất nâng đỡ bước chân ông đi, cũng như nâng đỡ toàn bộ cuộc đời ông. Cũng vậy, khi đức tin ta vững vàng, đời sống nội tâm của ta luôn luôn an bình hạnh phúc bất chấp nghịch cảnh. Nhưng khi đức tin của ta bị chao đảo, đời sống của ta cũng bị chao đảo theo.

Phân tích những sự kiện Kinh Thánh trên, ta thấy: để thành tựu được một phép lạ, phải có hai yếu tố quan trọng: 
(1) quyền năng của Thiên Chúa và (2) lòng tin của con người vào quyền năng của Ngài. 
Thiếu một trong hai thì phép lạ không thể thành tựu được. Tuy nhiên, quyền năng của Thiên Chúa thì bao giờ cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng tác động, không bao giờ thay đổi hay mất đi. Nên yếu tố thường hằng ấy không cần xét tới nữa. Vấn đề còn lại chỉ là lòng tin của con người. Phép lạ hay điều ta cầu xin Thiên Chúa có xảy ra hay không, hoàn toàn do ta: do ta có thật sự tin vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa hay không.


4. Hãy tự xét xem mình có đức tin đích thực không

Khi nói về đức tin, người Kitô hữu nào cũng đều tưởng rằng mình có đức tin. Nhưng trong thực tế, chỉ cần trải qua một vài thử thách nho nhỏ là ta có thể chứng tỏ mình có đức tin thật sự hay không. Lúc đó, nếu hồi tâm phản tỉnh, nhiều người sẽ khám phá ra mình hành xử chẳng khác gì người không có đức tin. Thông thường, người Kitô hữu nào cũng tuyên xưng mạnh mẽ vào sự quan phòng đầy tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, thậm chí rao giảng rất hùng hồn về niềm tin ấy. Chính vì tuyên xưng và rao giảng như thế, ta cứ ngỡ rằng mình tin rất vững vào sự quan phòng của Ngài. 

Nhưng khi tình yêu hay lương tâm ta đòi buộc phải hành động, phải hy sinh, phải chấp nhận nguy hiểm, hay khi gặp những giông tố của cuộc đời, bấy giờ ta mới thấy ta lo sợ đủ thứ và hành động y hệt như những kẻ không tin. Ta không dám phó thác vận mệnh của mình trong tay Thiên Chúa để có thể an tâm làm theo đòi hỏi của tình yêu hay lương tâm mình. Lúc ấy ta mới thấy niềm tin của ta rất mong manh, chỉ mong nó lớn «bằng hạt cải» thôi cũng không chắc đã được.

Nếu «ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai?» (Nguyễn Công Trứ), thì cũng vậy, nếu không có những thử thách, khó khăn trong cuộc sống, người có đức tin và người không có đức tin chẳng khác nhau bao nhiêu. Nhưng chính trong những thử thách, giống tố của cuộc đời, người có đức tin đích thực sẽ chứng tỏ được đức tin của mình.



Share:

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội đánh giá rất chính xác tình hình thật sự tại Việt Nam



Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội đánh giá rất chính xác 
tình hình thật sự tại Việt Nam

Nhận được tập tài liệu rất đáng chú ý từ nguồn ẩn danh, theo nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm. Bên cạnh đó là những đánh giá, nhận định theo quan điểm của những người hiện đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam… Nhưng qua hình thức thì tập tài liệu này có thể xuất xứ từ Cục 16, thuộc Tổng cục 2, là các bản báo cáo. Mời qúy độc giả đọc, theo dõi và nhận xét.

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số /2012/BRC Ngày 23 tháng 4 năm 2012 Số trang:4, Nguồn: S(A.199)

Báo Cáo Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam và động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược «diễn biến hòa bình» đối với Việt Nam

I. TRƯỜNG HỢP LẤY TIN:
Tổng hợp qua quá trình tiếp xúc trực tiếp Claire Pierangelo/Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Greg/Thiếu tá pháo binh Mỹ; Chuck/Đại úy lính thủy đánh bộ Mỹ, từ 20.3.2012 đến nay.
II. NỘI DUNG TIN: Bà Claire Pierangelo
1. Về thực trạng tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam hiện nay:
Theo đánh giá của Bà Claire Pierangelo: «Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang tồn tại rất nhiều vấn đề và cần phải tốn rất nhiều thời gian để khắc phục.Vấn đề lớn nhất của Việt Nam chính là lợi ích nhóm và tính nhiệm kỳ của các lãnh đạo quá cao, quá điển hình mà không có tầm nhìn dài hạn. Tất cả các giải pháp chính sách được đưa ra chỉ có tính thời vụ, tạm thời. Các tập đoàn kinh tế của nhà nước được hưởng quá nhiều lợi ích và Chính phủ Việt Nam hầu như chỉ in tiền phục vụ nhóm này trong khi hiệu quả đầu tư công vô cùng thấp, tham nhũng tràn lan. Trong khi đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân là những người sản xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội hơn cả thì lại thiếu đi những sự hỗ trợ và gặp rất nhiều khó khăn»…
«Ở Việt Nam hiện nay, cụm từ “tái cơ cấu» được Chính phủ và báo chí nhắc tới rất nhiều nhưng không có nội dung và hành động cụ thể đi kèm. Chính phủ Việt Nam hiểu vấn đề của họ, nhưng những lợi ích nhóm và cá nhân đang làm mờ mắt và chậm bước trên con đường thay đổi”.
Claire Pierangelo phân tích: «Đáng lẽ kinh tế Việt Nam phải vững vàng hơn hiện nay rất nhiều chứ không phải ở tình trạng bưng bít và vá sửa lung tung như hiện nay. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đang cố gắng che đậy những bất cập, yếu kém của nền kinh tế nhưng người dân Việt Nam ai cũng biết nguyên căn của sự yếu kém đó. Tiền chỉ tập trung vào một số ít người và nhóm nhất định. Các nhà lãnh đạo Việt Nam ai cũng rất giầu, có tiền gửi ở khắp các Ngân hàng trên thế giới. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoặc nhiều Bộ trưởng, người nào cũng rất giầu. Tiền của họ chính là tiền của Nhà nước. Rõ ràng, tham nhũng tại Việt Nam đã trở thành một căn bệnh trầm kha, tới mức nói tới cái gì xấu người dân cũng đều gán cho cái mác “Cộng sản»…
Bên cạnh vấn đề tham nhũng thì vấn đề đất đai cũng đang gặp những bức xúc và phản ứng gay gắt từ xã hội. Chính phủ Việt Nam thực sự đang đánh mất lòng dân trong khi xã hội Việt Nam lại đang tồn tại quá nhiều vấn đề…
Nhiều nhà khoa học và học giả Việt Nam hiện nay thường đề cập tới các vấn đề của xã hội Trung Quốc và cho rằng, Trung Quốc khó có thể phát triển vì quá nhiều vấn đề và bất cập xã hội. Tuy nhiên,thực tế Chính phủ Việt Nam cũng đang gặp những vấn đề tương tự Trung Quốc, thậm chí còn tồi tệ hơn Trung Quốc, vì Chính phủ Việt Nam không dám thẳng tay làm gì, ngược lại cố tình bao che, dung túng cho các sai lầm. Đây chính là yếu tố để Việt Nam «tự diễn biến» một cách hết sức hòa bình và tự nhiên”.
Ngoài ra, qua tìm hiểu được biết: Từ 20.3.2012 đến nay, theo sự bố trí, sắp xếp và chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng Mỹ, 3 nhân viên Mỹ là Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Grek/Thiếu tá thuộc Pháo Binh và Chuck/Đại úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (đây đều là những nhân viên được đào tạo tại Đại học John Hopkins – Lò đào tạo CIA/Mỹ) đã được cử sang Việt Nam để khảo sát tình hình Việt Nam và báo cáo về Bộ Ngoại giao Mỹ.
Sau một thời gian ngắn thực hiện nhiệm vụ ở Việt Nam, những nhân viên này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tiếp tục được chỉ đạo ở lại Việt Nam để khảo sát tình hình và nắm bắt thông tin thêm một thời gian nữa. Một số vấn đề mang tính kết luận liên quan đến tình hình Việt Nam đã được 3 nhân viên này báo cáo về Mỹ gần đây như sau:
Thứ nhất, người dân Việt Nam hiện đang rất bất mãn với chế độ. Tại các quán café, quán bia, quán trà (phổ biến của giới trẻ Việt Nam)… các vấn đề mà mọi người thường đề cập là vấn đề tham nhũng, vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt – Trung với thái độ chỉ trích cách xử lý của Chính quyền.
Thứ hai, người dân Việt Nam hiện nay rất ghét Trung Quốc (Trung Quốc). Không chỉ vì Trung Quốc «chơi bẩn» trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà còn do cách hành xử của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Trung Quốc. Đáng chú ý, Mỹ và các vấn đề liên quan tới Mỹ hiện đã không còn là vấn đề thời sự được người dân Việt Nam nhắc đến. Trong khi đó, Trung Quốc mới thực sự là đối tượng hay được nhắc đến như một kẻ thù chủ yếu và trực tiếp của Việt Nam. Người Mỹ có thể yên tâm rằng Việt Nam sẽ không bao giờ thân với người Trung Quốc. Sự gần gũi của Chính phủ Việt Nam hiện nay đối với Trung Quốc chỉ mang lại những hiệu ứng tiêu cực, càng làm cho người dân Việt Nam chán ghét và phản kháng lại Chính phủ nhiều hơn.
Thứ ba, người dân Việt Nam hiện đang bị Mỹ hóa rất nhanh. Thời gian qua, cuộc cách mạng về văn hóa của Mỹ đã có sự lan tỏa và phát triển sâu rộng trong toàn xã hội Việt Nam. Người dân Việt Nam hiện không còn căm ghét Mỹ như 10 – 15 năm trước nữa, ngược lại trở nên thân thiện với Mỹ nhiều hơn. Người Việt Nam rất mến khách và dần dần đã coi người Mỹ thực sự là bạn. Đáng chú ý, không ít người Việt Nam (kể cả giới quan chức) có tư tưởng bài Trung Quốc thậm chí còn coi Mỹ là một cứu cánh cho Việt Nam.
Grek bộc lộ rằng: «Nếu như các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiểu rõ hơn về tình hình Việt Nam như cách chúng tôi hiểu thì người Mỹ chắc chắn sẽ có cách tiếp cận Việt Nam khác nhiều so với trước. Người Mỹ chưa hiểu nhiều về Việt Nam vì họ chưa có dịp sang Việt Nam và tiếp xúc với người dân Việt Nam.Nhiệm vụ của chúng tôi là sẽ làm cho người Mỹ hiểu rõ hơn về Việt Nam. Đây là một chuyến đi rất thành công của chúng tôi và khi về nước, chúng tôi sẽ giúp người Mỹ hiểu rõ hơn về Việt Nam. Việt Nam hiện đã ở rất gần Mỹ».
2. Một số động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược «diễn biến hòa bình» đối với Việt Nam thời gian tới:
Bà Claire Pierangelo cho rằng: «Vấn đề của Chính phủ Việt Nam hiện nay không phải do bên ngoài đem tới mà chính là vấn đề tự thân của Chính phủ Việt Nam. Nếu không giải quyết được các vấn đề này thì chính Việt Nam sẽ gặp rắc rối lớn mà không cần ai/nước nào can thiệp…
Trước đây, Chính phủ Mỹ từng nghĩ rằng, Mỹ sẽ phải bằng cách này hay cách khác đổ thật nhiều tiền vào Việt Nam mới có thể đạt được các mục đích của mình, nhưng hiện nay việc làm này không còn cần thiết nữa. Chính phủ Mỹ không cần phải can thiệp hoặc đổ quá nhiều tiền vào Việt Nam, chỉ cần có những tác động cụ thể trong từng giai đoạn phù hợp, những tình huống nhất định thì Mỹ có thể đạt được mọi điều mình mong muốn ở Việt Nam
».
Cơ sở để đưa ra nhận định này đó là: Giới trẻ Việt Nam hiện nay đã khác hẳn thế hệ đi trước. Tuổi 32 có thể coi là một mốc quan trọng cho ranh giới giữa các thế hệ ở Việt Nam. Theo các cuộc điều tra, khảo sát và nghiên cứu của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội: Ở Việt Nam hiện nay, những người từ 32 tuổi trở xuống là một thế hệ mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tư tưởng rất thoáng, văn hóa và cách nghĩ, cách sống gần với phương Tây và Mỹ hơn. Thậm chí một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay còn thuộc phim ảnh Mỹ, âm nhạc Mỹ, thời trang Mỹ nhiều hơn chính những người Mỹ… Đây là một thành công lớn của Mỹ trong việc truyền bá văn hóa Mỹ vào Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua.
Claire Pierangelo nói: «Không cần phải làm gì quá nhiều, biên giới Mỹ đang ngày càng tiệm cận, thâm nhập sâu và mở rộng hơn tại Việt Nam. Tình trạng “Mỹ hóa» đang xẩy ra nhanh chóng và ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Giới trẻ Việt Nam hiện nay cũng không còn chịu ảnh hưởng nhiều của thế hệ đi trước, đặc biệt về tư tưởng, thái độ, lối sống, cách suy nghĩ mà họ có xu hướng tách ra, độc lập và tự chịu trách nhiệm”… «Điều mà Mỹ lo lắng là sự bền chặt trong mối quan hệ Việt-Trung. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đã đi xa khỏi khu vực ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tư tưởng bài xích Trung Quốc luôn xuất hiện trong suy nghĩ của người dân Việt Nam, chính điều này lại giúp văn hóa Mỹ gần với văn hóa Việt Nam hơn…»
Những ưu tiên của Mỹ đối với Việt Nam trong thời gian tới là:
Thứ nhất.- trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục khai thác và tập trung vào giới trẻ Việt Nam nhiều hơn, nhất là lứa tuổi từ 32 trở xuống. Song song với đó, Mỹ cũng sẽ tìm hiểu và khai thác thông tin từ cộng đồng dân chúng để hiểu rõ hơn về thực trạng tình hình Việt Nam để có những đối sách phù hợp.
Đối với Mỹ, những thông tin có được qua quá trình tiếp xúc dân chúng là hết sức giá trị,thể hiện rõ thực trạng đất nước và xã hội Việt Nam, nó khác hẳn với những thông tin chính thống của Chính phủ. Qua tìm hiểu được biết, với các kết quả đạt được trong chuyến công tác Việt Nam vừa qua, Greg và Chuck đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ điều động ở lại Việt Nam tiếp tục hỗ trợ cho Tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trong một thời gian nữa để theo dõi sát về tình hình Việt Nam, nhất là những vấn đề liên quan đến Biển Đông và mối quan hệ Việt-Trung.
Đây là nhiệm vụ đột xuất vì Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam vừa nhận được báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi sang có đánh giá rằng: Sự căng thẳng gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan tới Biển Đông có nguy cơ bùng nổ xung đột và Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang muốn tìm hiểu quan điểm và phản ứng của Việt Nam về vấn đề này. Đặc biệt, nhiệm vụ tối quan trọng mà Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ giao cho 2 nhân viên này là tăng cường tiếp xúc các tầng lớp, đối tượng Việt Nam để xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội, tìm hiểu tâm lý và các vấn đề quan tâm của người dân Việt Nam hiện nay (tự do báo chí, tôn giáo, Intermet, vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt-Trung, Mỹ-Việt…) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam trong thời gian tới.
Vì chưa phải là giới chức ngoại giao Mỹ nên hoạt động của 2 nhân viên này ở Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi, có thể dễ dàng tiếp xúc với các đối tượng thuộc nhiều thành phần xã hội ở Việt Nam.
Thứ hai.- Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng vấn đề nhân quyền để gây sức ép mạnh mẽ lên Chính phủ Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của mình trong quan hệ Mỹ-Việt. Claire Pierangelo bộc lộ: «Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm tới tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Vấn đề này tuy luôn nóng nhưng chỉ là một phương tiện để Chính phủ Mỹ đạt được những mục đích khác chứ không phải đây là mục đích thực sự của Chính phủ Mỹ tại Việt Nam…Thực tế cho thấy, có rất nhiều chính phủ khác còn vi phạm nhân quyền nhiều hơn Việt Nam nhưng Chính phủ Mỹ không đề cập tới… Trong thời gian tới, dù chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, thậm chí mức độ vi phạm còn lớn hơn, nhưng Chính phủ Mỹ có thể sẽ không đề cập nhiều.Tuy nhiên, đó là vấn đề của sau này, còn hiện tại thì nhân quyền vẫn sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam để gây sức ép với Chính phủ Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của Mỹ».
Claire Pierangelo khẳng định: «Với những gì đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay có thể đi đến kết luận rằng: Trong 20 năm nữa, diện mạo Việt Nam sẽ thay đổi rất nhiều so với hiện nay. 10 năm tới vẫn sẽ là thời kỳ ‘hỗn loạn’, ‘tranh tối, tranh sáng’ nhưng 10 năm tiếp theo sẽ là một sự chuyển dịch ‘chóng mặt’. Rất có thể Chính phủ cộng sản cũng sẽ không còn tồn tại nữa».
III. NHẬN XÉT
Tin phản ánh một số nhận định, đánh giá của nhóm nhân vật Mỹ nhạy cảm thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam và cách tiếp cận của Mỹ đối với Việt Nam trong thời gian tới. Đáng chú ý là nhận định cho rằng: Thực trạng yếu kém, những bất cập về kinh tế-xã hội Việt Nam, cùng sự xuất hiện những tư tưởng «gần Mỹ», bài xích Trung Quốc hiện nay đang khiến người dân mất niềm tin vào Đảng, vào chế độ. Đây chính là nền tảng để Việt Nam «tự diễn biến», «tự chuyển hóa» và chỉ cần một cú hích nhẹ của Mỹ tại các thời điểm, tình huống phù hợp thì chế độ Việt Nam sẽ sụp đổ. Trước mắt, Mỹ (mà trực tiếp là Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội) đang tìm cách xây dựng các mạng lưới xã hội Việt Nam, khai thác, lôi kéo và chuyển hóa giới trẻ Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền, kích động gây chia rẽ mối quan hệ Việt-Trung… nhằm thực hiện được mục tiêu chuyển hóa, lật đổ chính quyền Việt Nam trong 20 năm tới.
IV. TÀI LIỆU KÈM THEO:
Không.
Cục trưởng Cán bộ hoạt động:
Đại tá Nguyễn Tân Tiến *
Nơi nhận:
- TT Lưu Đức Huy : 01 bản - Ban A : 01 bản

Share:

Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội đánh giá rất chính xác tình hình thật sự tại Việt Nam



Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội đánh giá rất chính xác 
tình hình thật sự tại Việt Nam

Nhận được tập tài liệu rất đáng chú ý từ nguồn ẩn danh, theo nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm. Bên cạnh đó là những đánh giá, nhận định theo quan điểm của những người hiện đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN)… Nhưng qua hình thức thì tập tài liệu này có thể xuất xứ từ Cục 16, thuộc Tổng cục 2, là các bản báo cáo. Mời qúy độc giả đọc, theo dõi và nhận xét.

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số /2012/BRC Ngày 23 tháng 4 năm 2012 Số trang:4, Nguồn: S(A.199)

Báo Cáo Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam và động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược «DBHB» đối với Việt Nam

I. TRƯỜNG HỢP LẤY TIN:
Tổng hợp qua quá trình tiếp xúc trực tiếp Claire Pierangelo/Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Greg/Thiếu tá pháo binh Mỹ; Chuck/Đại úy lính thủy đánh bộ Mỹ, từ 20.3.2012 đến nay.
II. NỘI DUNG TIN: Bà Claire Pierangelo
1. Về thực trạng tình hình kinh tế – xã hội VN hiện nay:
Theo đánh giá của Bà Claire Pierangelo: «Nền kinh tế VN hiện nay đang tồn tại rất nhiều vấn đề và cần phải tốn rất nhiều thời gian để khắc phục.Vấn đề lớn nhất của VN chính là lợi ích nhóm và tính nhiệm kỳ của các lãnh đạo quá cao, quá điển hình mà không có tầm nhìn dài hạn. Tất cả các giải pháp chính sách được đưa ra chỉ có tính thời vụ, tạm thời. Các tập đoàn kinh tế của nhà nước được hưởng quá nhiều lợi ích và Chính phủ VN hầu như chỉ in tiền phục vụ nhóm này trong khi hiệu quả đầu tư công vô cùng thấp, tham nhũng tràn lan. Trong khi đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân là những người sản xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội hơn cả thì lại thiếu đi những sự hỗ trợ và gặp rất nhiều khó khăn»…
«Ở VN hiện nay, cụm từ “tái cơ cấu» được Chính phủ và báo chí nhắc tới rất nhiều nhưng không có nội dung và hành động cụ thể đi kèm. Chính phủ VN hiểu vấn đề của họ, nhưng những lợi ích nhóm và cá nhân đang làm mờ mắt và chậm bước trên con đường thay đổi”.
Claire Pierangelo phân tích: «Đáng lẽ kinh tế VN phải vững vàng hơn hiện nay rất nhiều chứ không phải ở tình trạng bưng bít và vá sửa lung tung như hiện nay. Mặc dù Chính phủ VN đang cố gắng che đậy những bất cập, yếu kém của nền kinh tế nhưng người dân VN ai cũng biết nguyên căn của sự yếu kém đó. Tiền chỉ tập trung vào một số ít người và nhóm nhất định. Các nhà lãnh đạo VN ai cũng rất giầu, có tiền gửi ở khắp các Ngân hàng trên thế giới. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoặc nhiều Bộ trưởng, người nào cũng rất giầu. Tiền của họ chính là tiền của Nhà nước. Rõ ràng, tham nhũng tại VN đã trở thành một căn bệnh trầm kha, tới mức nói tới cái gì xấu người dân cũng đều gán cho cái mác “Cộng sản»…
Bên cạnh vấn đề tham nhũng thì vấn đề đất đai cũng đang gặp những bức xúc và phản ứng gay gắt từ xã hội. Chính phủ VN thực sự đang đánh mất lòng dân trong khi xã hội VN lại đang tồn tại quá nhiều vấn đề…
Nhiều nhà khoa học và học giả VN hiện nay thường đề cập tới các vấn đề của xã hội Trung Quốc (TQ) và cho rằng, TQ khó có thể phát triển vì quá nhiều vấn đề và bất cập xã hội. Tuy nhiên,thực tế Chính phủ VN cũng đang gặp những vấn đề tương tự TQ, thậm chí còn tồi tệ hơn TQ, vì Chính phủ VN không dám thẳng tay làm gì, ngược lại cố tình bao che, dung túng cho các sai lầm. Đây chính là yếu tố để VN «tự diễn biến» một cách hết sức hòa bình và tự nhiên”.
Ngoài ra, qua tìm hiểu được biết: Từ 20.3.2012 đến nay, theo sự bố trí, sắp xếp và chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng Mỹ, 3 nhân viên Mỹ là Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Grek/Thiếu tá thuộc Pháo Binh và Chuck/Đại úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (đây đều là những nhân viên được đào tạo tại Đại học John Hopkins – Lò đào tạo CIA/Mỹ) đã được cử sang VN để khảo sát tình hình VN và báo cáo về Bộ Ngoại giao Mỹ.
Sau một thời gian ngắn thực hiện nhiệm vụ ở VN, những nhân viên này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tiếp tục được chỉ đạo ở lại VN để khảo sát tình hình và nắm bắt thông tin thêm một thời gian nữa. Một số vấn đề mang tính kết luận liên quan đến tình hình VN đã được 3 nhân viên này báo cáo về Mỹ gần đây như sau:
Thứ nhất, người dân VN hiện đang rất bất mãn với chế độ. Tại các quán café, quán bia, quán trà (phổ biến của giới trẻ VN)… các vấn đề mà mọi người thường đề cập là vấn đề tham nhũng, vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt – Trung với thái độ chỉ trích cách xử lý của Chính quyền.
Thứ hai, người dân VN hiện nay rất ghét Trung Quốc (TQ). Không chỉ vì TQ «chơi bẩn» trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà còn do cách hành xử của Chính phủ VN với Chính phủ TQ. Đáng chú ý, Mỹ và các vấn đề liên quan tới Mỹ hiện đã không còn là vấn đề thời sự được người dân VN nhắc đến. Trong khi đó, TQ mới thực sự là đối tượng hay được nhắc đến như một kẻ thù chủ yếu và trực tiếp của VN. Người Mỹ có thể yên tâm rằng VN sẽ không bao giờ thân với người TQ. Sự gần gũi của Chính phủ VN hiện nay đối với TQ chỉ mang lại những hiệu ứng tiêu cực, càng làm cho người dân VN chán ghét và phản kháng lại Chính phủ nhiều hơn.
Thứ ba, người dân VN hiện đang bị Mỹ hóa rất nhanh. Thời gian qua, cuộc cách mạng về văn hóa của Mỹ đã có sự lan tỏa và phát triển sâu rộng trong toàn xã hội VN. Người dân VN hiện không còn căm ghét Mỹ như 10 – 15 năm trước nữa, ngược lại trở nên thân thiện với Mỹ nhiều hơn. Người VN rất mến khách và dần dần đã coi người Mỹ thực sự là bạn. Đáng chú ý, không ít người VN (kể cả giới quan chức) có tư tưởng bài TQ thậm chí còn coi Mỹ là một cứu cánh cho VN.
Grek bộc lộ rằng: «Nếu như các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiểu rõ hơn về tình hình VN như cách chúng tôi hiểu thì người Mỹ chắc chắn sẽ có cách tiếp cận VN khác nhiều so với trước. Người Mỹ chưa hiểu nhiều về VN vì họ chưa có dịp sang VN và tiếp xúc với người dân VN.Nhiệm vụ của chúng tôi là sẽ làm cho người Mỹ hiểu rõ hơn về VN. Đây là một chuyến đi rất thành công của chúng tôi và khi về nước, chúng tôi sẽ giúp người Mỹ hiểu rõ hơn về VN. VN hiện đã ở rất gần Mỹ».
2. Một số động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược «DBHB» đối với VN thời gian tới:
Bà Claire Pierangelo cho rằng: «Vấn đề của Chính phủ VN hiện nay không phải do bên ngoài đem tới mà chính là vấn đề tự thân của Chính phủ VN. Nếu không giải quyết được các vấn đề này thì chính VN sẽ gặp rắc rối lớn mà không cần ai/nước nào can thiệp…
Trước đây, Chính phủ Mỹ từng nghĩ rằng, Mỹ sẽ phải bằng cách này hay cách khác đổ thật nhiều tiền vào VN mới có thể đạt được các mục đích của mình, nhưng hiện nay việc làm này không còn cần thiết nữa. Chính phủ Mỹ không cần phải can thiệp hoặc đổ quá nhiều tiền vào VN, chỉ cần có những tác động cụ thể trong từng giai đoạn phù hợp, những tình huống nhất định thì Mỹ có thể đạt được mọi điều mình mong muốn ở VN
».
Cơ sở để đưa ra nhận định này đó là: Giới trẻ VN hiện nay đã khác hẳn thế hệ đi trước. Tuổi 32 có thể coi là một mốc quan trọng cho ranh giới giữa các thế hệ ở VN. Theo các cuộc điều tra, khảo sát và nghiên cứu của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội: Ở VN hiện nay, những người từ 32 tuổi trở xuống là một thế hệ mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tư tưởng rất thoáng, văn hóa và cách nghĩ, cách sống gần với phương Tây và Mỹ hơn. Thậm chí một bộ phận giới trẻ VN hiện nay còn thuộc phim ảnh Mỹ, âm nhạc Mỹ, thời trang Mỹ nhiều hơn chính những người Mỹ… Đây là một thành công lớn của Mỹ trong việc truyền bá văn hóa Mỹ vào VN trong suốt thời gian vừa qua.
Claire Pierangelo nói: «Không cần phải làm gì quá nhiều, biên giới Mỹ đang ngày càng tiệm cận, thâm nhập sâu và mở rộng hơn tại VN. Tình trạng “Mỹ hóa» đang xẩy ra nhanh chóng và ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Giới trẻ VN hiện nay cũng không còn chịu ảnh hưởng nhiều của thế hệ đi trước, đặc biệt về tư tưởng, thái độ, lối sống, cách suy nghĩ mà họ có xu hướng tách ra, độc lập và tự chịu trách nhiệm”… «Điều mà Mỹ lo lắng là sự bền chặt trong mối quan hệ Việt-Trung. Tuy nhiên, VN hiện đã đi xa khỏi khu vực ảnh hưởng của văn hóa TQ. Tư tưởng bài xích TQ luôn xuất hiện trong suy nghĩ của người dân VN, chính điều này lại giúp văn hóa Mỹ gần với văn hóa VN hơn…»
Những ưu tiên của Mỹ đối với VN trong thời gian tới là:
Thứ nhất.- trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục khai thác và tập trung vào giới trẻ VN nhiều hơn, nhất là lứa tuổi từ 32 trở xuống. Song song với đó, Mỹ cũng sẽ tìm hiểu và khai thác thông tin từ cộng đồng dân chúng để hiểu rõ hơn về thực trạng tình hình VN để có những đối sách phù hợp.
Đối với Mỹ, những thông tin có được qua quá trình tiếp xúc dân chúng là hết sức giá trị,thể hiện rõ thực trạng đất nước và xã hội VN, nó khác hẳn với những thông tin chính thống của Chính phủ. Qua tìm hiểu được biết, với các kết quả đạt được trong chuyến công tác VN vừa qua, Greg và Chuck đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ điều động ở lại VN tiếp tục hỗ trợ cho Tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trong một thời gian nữa để theo dõi sát về tình hình VN, nhất là những vấn đề liên quan đến Biển Đông và mối quan hệ Việt-Trung.
Đây là nhiệm vụ đột xuất vì Đại sứ quán Mỹ tại VN vừa nhận được báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi sang có đánh giá rằng: Sự căng thẳng gần đây giữa VN và TQ liên quan tới Biển Đông có nguy cơ bùng nổ xung đột và Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang muốn tìm hiểu quan điểm và phản ứng của VN về vấn đề này. Đặc biệt, nhiệm vụ tối quan trọng mà Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ giao cho 2 nhân viên này là tăng cường tiếp xúc các tầng lớp, đối tượng VN để xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội, tìm hiểu tâm lý và các vấn đề quan tâm của người dân VN hiện nay (tự do báo chí, tôn giáo, Intermet, vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt-Trung, Mỹ-Việt…) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chiến lược của Mỹ đối với VN trong thời gian tới.
Vì chưa phải là giới chức ngoại giao Mỹ nên hoạt động của 2 nhân viên này ở VN sẽ có nhiều thuận lợi, có thể dễ dàng tiếp xúc với các đối tượng thuộc nhiều thành phần xã hội ở VN.
Thứ hai.- Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng vấn đề nhân quyền để gây sức ép mạnh mẽ lên Chính phủ VN nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của mình trong quan hệ Mỹ-Việt. Claire Pierangelo bộc lộ: «Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm tới tình hình nhân quyền tại VN. Vấn đề này tuy luôn nóng nhưng chỉ là một phương tiện để Chính phủ Mỹ đạt được những mục đích khác chứ không phải đây là mục đích thực sự của Chính phủ Mỹ tại VN…Thực tế cho thấy, có rất nhiều chính phủ khác còn vi phạm nhân quyền nhiều hơn VN nhưng Chính phủ Mỹ không đề cập tới… Trong thời gian tới, dù chính quyền VN vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, thậm chí mức độ vi phạm còn lớn hơn, nhưng Chính phủ Mỹ có thể sẽ không đề cập nhiều.Tuy nhiên, đó là vấn đề của sau này, còn hiện tại thì nhân quyền vẫn sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại VN để gây sức ép với Chính phủ VN nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của Mỹ».
Claire Pierangelo khẳng định: «Với những gì đang diễn ra tại VN hiện nay có thể đi đến kết luận rằng: Trong 20 năm nữa, diện mạo VN sẽ thay đổi rất nhiều so với hiện nay. 10 năm tới vẫn sẽ là thời kỳ ‘hỗn loạn’, ‘tranh tối, tranh sáng’ nhưng 10 năm tiếp theo sẽ là một sự chuyển dịch ‘chóng mặt’. Rất có thể Chính phủ cộng sản cũng sẽ không còn tồn tại nữa».
III. NHẬN XÉT:
Tin phản ánh một số nhận định, đánh giá của nhóm nhân vật Mỹ nhạy cảm thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội VN và cách tiếp cận của Mỹ đối với VN trong thời gian tới. Đáng chú ý là nhận định cho rằng: Thực trạng yếu kém, những bất cập về kinh tế-xã hội VN, cùng sự xuất hiện những tư tưởng «gần Mỹ», bài xích TQ hiện nay đang khiến người dân mất niềm tin vào Đảng, vào chế độ. Đây chính là nền tảng để VN «tự diễn biến», «tự chuyển hóa» và chỉ cần một cú hích nhẹ của Mỹ tại các thời điểm, tình huống phù hợp thì chế độ VN sẽ sụp đổ. Trước mắt, Mỹ (mà trực tiếp là Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội) đang tìm cách xây dựng các mạng lưới xã hội VN, khai thác, lôi kéo và chuyển hóa giới trẻ VN; đẩy mạnh tuyên truyền, kích động gây chia rẽ mối quan hệ Việt-Trung… nhằm thực hiện được mục tiêu chuyển hóa, lật đổ chính quyền VN trong 20 năm tới.
IV. TÀI LIỆU KÈM THEO:
Không.
Cục trưởng Cán bộ hoạt động:
Đại tá Nguyễn Tân Tiến *
Nơi nhận:
- TT Lưu Đức Huy : 01 bản - Ban A : 01 bản

Share:

TN13 - Đức tin rất cần thiết để ta có khả năng phục vụ tha nhân




CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 13 Thường Niên

(1-7-2018)


Đức tin rất cần thiết
để ta có khả năng phục vụ tha nhân



ĐỌC LỜI CHÚA

  Kn 1,13-15; 2,23-24: (13) Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong.

  2Cr 8,7.9.13-15: (9) Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có. 

  TIN MỪNG: Mc 05,21-43

Ðức Giêsu chữa một người bị băng huyết và cho con gái ông Giaia sống lại

(21) Ðức Giêsu xuống thuyền, lại trở sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Người. Lúc đó, Người đang ở trên bờ Biển Hồ. (22) Có một ông trưởng hội đường tên là Giaia đi tới. Vừa thấy Ðức Giêsu, ông ta sụp xuống dưới chân Người, (23) và khẩn khoản nài xin: «Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống.» (24) Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người.

(25) Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, (26) bao phen khổ sở vì chạy thầy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác. (27) Ðược nghe đồn về Ðức Giêsu, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người. (28) Vì bà tự nhủ: «Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cứu.» (29) Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. (30) Ngay lúc đó, Ðức Giêsu thấy có một năng lực tự nơi mình phát ra, Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: «Ai đã sờ vào áo tôi?» (31) Các môn đệ thưa: «Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: Ai đã sờ vào tôi?”» (32) Ðức Giêsu ngó quanh để nhìn người phụ nữ đã làm điều đó. (33) Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. (34) Người nói với bà ta: «Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh.»

(35) Ðức Giêsu còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo: «Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?» (36) Nhưng Ðức Giêsu nghe được câu nói đó, liền bảo ông trưởng hội đường: «Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi.» (37) Rồi Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phêrô, ông Giacôbê và em ông này là ông Gioan. (38) Các ngài đến nhà ông trưởng hội đường. Ðức Giêsu thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ. (39) Người bước vào nhà và bảo họ: «Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Ðứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy!» (40) Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài hết, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm. (41) Người cầm lấy tay nó và nói: «Talithakum», nghĩa là: «Này bé, Thầy truyền cho con: chỗi dậy đi!» (42) Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và lập tức, người ta kinh ngạc sững sờ. (43) Ðức Giêsu nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn.



CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:
1. Yếu tố nào nơi Đức Giêsu khiến người dân tìm tụ tập quanh Ngài đông như thế?

2. Khả năng cứu giúp người khác một cách hữu hiệu đến từ đâu? Chúng ta có thể cứu giúp người khác cách hữu hiệu phần nào giống như Ngài không?
3. Nếu đức tin là cần thiết, thì làm sao để niềm tin của ta ngày càng mạnh mẽ hơn?


Suy tư gợi ý:

Đức Giêsu vừa từ bên này sông, xuống thuyền để sang bờ bên kia, thì «một đám rất đông tụ lại quanh Ngài» (Mc 5,21b). Và ngay sau đó, khi Ngài đi đến nhà ông Giaia, thì «Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người» (5,24b.31). Rất nhiều trường hợp khác cũng tương tự như vậy (x. Mt 4,25; 8,1; 9,36; 12,15; 13,2; 14,13-14; 15,30; 19,2; 20,29; 21,8; v.v...) Dường như Đức Giêsu đi đâu thì cũng hấp dẫn quần chúng đến với mình, trong đó có cả những người bệnh tật, những người đau khổ.



1. Tại sao người ta theo Đức Giêsu đông thế?

Quần chúng bị hấp dẫn không chỉ bởi lời giảng dạy khôn ngoan đầy sự thật của Ngài, vì «Ngài giảng dạy như một Ðấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư của họ» (Mt 7,29), mà còn vì cảm nhận được tình thương của Ngài dành cho họ. Thánh Matthêu viết: «thấy đám đông, Ngài chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt» (Mt 9,36). Tình thương này đã khiến Ngài luôn luôn xoa dịu những đau khổ của họ.

Nhân loại thời nào cũng chìm đắm trong đau khổ. Con người có đủ mọi thứ khổ: giàu cũng khổ, nghèo cũng khổ; có địa vị cũng khổ, không có địa vị cũng khổ; có con cũng khổ, không có con cũng khổ; bệnh thì khổ đã đành, mà không bệnh cũng vẫn thấy khổ… Vì thế, biết ai có thể giúp mình thoát khổ thì mình sẽ chạy đến người ấy. Vì thế, sở dĩ rất đông người đi theo Đức Giêsu vì Ngài luôn luôn «chạnh lòng thương» những ai đau khổ (x. Mt 9,36; 14,14; 15,32; 20,34, v.v...)sẵn sàng cứu giúp họ, đồng thời Ngài cũng có quyền năng giúp họ thoát khổ.

Chung quanh ta cũng thế, có biết bao người đang đau khổ, nhiều người đau khổ tột cùng. Nhưng có được bao nhiêu người chạy đến với ta, hy vọng ta cứu giúp họ? Họ không hy vọng nơi ta, vì ta chưa có đủ lòng yêu thương để sẵn sàng hy sinh cứu giúp họ, và cũng vì ta không có khả năng cứu giúp họ nữa.



2. Điều kiện phải có để có thể cứu giúp tha nhân đau khổ

a) Muốn cứu giúp những người đau khổ, điều quan trọng trước tiên là chính ta phải yêu thương họ, phải «chạnh lòng» khi thấy họ đau khổ và thật sự muốn cứu giúp họ, đồng thời sẵn sàng hy sinh, chấp nhận thiệt thòi, đau khổ cho họ. Đó là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất phải có. Thiếu nó, thì dù ta có nhiều khả năng cứu giúp, chưa chắc ta đã chịu ra tay cứu giúp. Còn người ít khả năng, nhưng có tình thương vượt bực, vẫn có thể cứu giúp được. Thật vậy, tại sao một người mẹ dám chạy vào trong một căn nhà đang cháy để cứu con mình đang khi những người khác mạnh mẽ hơn lại không dám? Vì bà yêu thương con bằng một tình yêu mãnh liệt, sẵn sàng hy sinh cả mạng sống cho con mình.

Đức Giêsu yêu thương mọi người đến nỗi sẵn sàng chịu đau khổ và chết cho họ. Tình yêu đích thực và mãnh liệt ấy đã thúc đẩy Ngài «đi tới đâu thì thi ân giáng phúc tới đó và chữa lành mọi kẻ bị ma quỉ kiềm chế» (Cv 10,38)

Điều quan trọng thứ hai là ta phải có khả năng cứu giúp họ. Không có khả năng ấy thì có muốn cứu giúp họ cũng không được. Nếu người mẹ vừa nói trên bị què chân không đi được thì dù có yêu con mãnh liệt, bà cũng không thể xông vào căn nhà cháy được. Nhưng làm sao để có khả năng cứu giúp ấy? Nhờ đâu mà Đức Giêsu có khả năng ấy?



3. Nhờ đâu mà Đức Giêsu có khả năng cứu giúp người khác?

Nếu có ai hỏi ta câu ấy, ta thường trả lời: Ngài là Thiên Chúa đầy quyền năng, làm gì mà chả được? vì «đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được» (Lc 1,37). Nói thế rất đúng, nhưng ta quên rằng Ngài cũng hoàn toàn là con người, cũng bị giới hạn như chúng ta khi Ngài nhập thể làm người. Ngài không còn vô hạn và quyền năng vô biên như bản tính Thiên Chúa của Ngài. Ngài cũng sợ hãi, cũng yếu đuối, mệt nhọc, buồn bã, cũng bị cám dỗ, cũng bị thử thách về đức tin, về lòng trung thành… như chúng ta. Nhưng tình thương của Ngài khiến Ngài đã cố gắng vượt qua những giới hạn, những yếu đuối ấy, và đã thành công. (Xin xem thêm chú thích ở cuối bài).

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói với những người được Ngài cứu giúp, chẳng hạn như với người đàn bà bị băng huyết: «Lòng tin của con đã cứu chữa con» (Mc 5,34), hay nói với ông Giaia: «Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi» (5,37)Như vậy, để được cứu giúp, đức tin là chuyện tối cần. Và đó cũng là điều kiện tối cần để có khả năng cứu giúp người khác. Tuy Thánh Kinh không nói trực tiếp như thế, nhưng ta có thể suy ra từ những lời của Đức Giêsu như: «Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em» (Lc 17,5-6).

Ngài nói ra câu ấy vì chính Ngài đã cảm nghiệm được chân lý ấy khi tin vào quyền năng của Thiên Chúa ở trong Ngài. Thánh Phaolô cũng nói: «Tôi có thể làm được tất cả, nhờ Đấng ban sức mạnh cho tôi» (Pl 4,13). Cũng vậy, chúng ta có thể làm được tất cả nhờ tin vào quyền năng của Thiên Chúa trong bản thân chúng ta. Chính nhờ tin vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa, cộng với tình yêu và ý chí mãnh liệt muốn cứu giúp tha nhân mà Đức Giêsu có thể chữa lành bệnh tật, đuổi quỷ cho tha nhân, và làm cho người đã chết sống lại. 

Chúng ta chưa có sức mạnh, chưa làm được những gì chúng ta muốn, chính vì niềm tin vào Thiên Chúa của chúng ta quá yếu kém. Chúng ta chỉ tuyên xưng đức tin mạnh mẽ, rao giảng hùng hồn đức tin ấy, chứ thật sự chúng ta chưa tin đủ vào quyền năng của Thiên Chúa. Đức tin của chúng ta nhiều khi chỉ là đức tin lý thuyết chứ chưa phải là đức tin sống động, đích thực.



4. Làm để có đức tin sống động, đích thực?

Muốn tin mãnh liệt và thật sự vào một người nào, ta phải thử nghiệm tính đáng tin của người ấy. Nếu không, ta chỉ là một kẻ cả tin và rất dễ bị lừa dối. Giả như ta là giám đốc một công ty, khi muốn nhận một ai làm quản lý tiền bạc cho mình, hay khi muốn làm ăn lớn với một người khác, ta phải làm gì? Ta cần thử nghiệm tính đáng tin của người đó. Sau khi thử nghiệm cách thật khéo léo, sáng suốt, ta mới dám tin người ấy. Chẳng hạn, ta thử tạo cho người ấy những cơ hội để họ có thể gian lận hay ăn trộm của mình. Ban đầu thử họ bằng một món tiền nhỏ, rồi đến những món tiền lớn hơn, rồi đến những món tiền thật lớn, nếu người ấy vẫn không hề tỏ ra một dấu hiệu muốn gian lận, thì ta mới dám nhận họ làm việc hay làm ăn với mình. Và trong quá trình làm việc hay làm ăn với họ, nếu họ vẫn tỏ ra ngay thẳng, chân thật, thì ta mới giao cho người ấy những công việc quan trọng hơn, hay làm ăn lớn hơn với người ấy.

Cũng vậy, muốn đức tin ta thật sự lớn mạnh chứ không chỉ lớn mạnh trên nguyên tắc hay lý thuyết, ta cũng phải sống đức tin của mình trong những chuyện rất cụ thể hằng ngày. Ban đầu ta cần thật sự dấn thân tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa trong những trường hợp nho nhỏ đòi hỏi sự tin tưởng phó thác. Chắc chắn ta sẽ cảm nghiệm được quyền năng của Ngài tỏ ra những trường hợp ấy nếu ta dám thật sự tin tưởng phó thác cho Ngài. Nhờ kinh nghiệm đó, ta dám dấn thân tin tưởng Ngài trong những trường hợp lớn hơn, và rồi sẽ cảm nghiệm được quyền năng của Ngài trong những trường hợp lớn hơn ấy. Cứ tiếp tục như thế, niềm tin của ta vào Thiên Chúa sẽ lớn mạnh theo thời gian. Nếu không thực nghiệm như vậy, đức tin của ta mãi mãi vẫn chỉ là thứ đức tin lý thuyết, chưa phải là thứ đức tin thực nghiệm và sống động.

Người viết bài này đã và đang thử nghiệm như vậy, nhờ đó ngày càng chứng nghiệm được sự hữu hiệu của niềm tin vào quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Điều này tùy thuộc rất nhiều vào việc tôi có «dám» dấn thân thật sự cho niềm tin trong những biến cố hay thử thách lớn hơn mà Ngài để xảy đến cho cuộc đời tôi hay không.

Đặc biệt trong những việc đòi hỏi tôi phải «dám» bất chấp nguy hiểm, bấp bênh … để dấn thân làm theo đòi hỏi của lương tâm, của thánh ý Ngài. Nếu tôi vẫn cố bám vào những bảo đảm của trần gian mà không dám liều làm theo thánh ý Ngài, tôi sẽ không chứng nghiệm được quyền năng của Ngài trong những trường hợp ấy, và niềm tin của tôi sẽ ngừng tại đấy, không phát triển nữa. Nhưng quả thật, bất cứ trường hợp dấn thân nào, tôi cũng đều nhận thấy quyền năng của Thiên Chúa được thể hiện thật sự. Nhờ đó, đức tin của tôi ngày càng tăng trưởng và trở nên vững mạnh hơn.



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, qua bài Tin Mừng hôm nay, con nhận ra rằng để được Cha cứu giúp, và để có thể cứu giúp được người khác, con cần có đủ đức tin vào tình thương và quyền năng của Cha, và đủ tình thương đối với những người cần con cứu giúp. Xin giúp con cảm nghiệm được tình thương và quyền năng của Cha, để đức tin của con trở nên mạnh mẽ hơn, và giúp con dám dấn thân nhiều hơn theo sự đòi hỏi của lương tâm và tình yêu đối với Cha và tha nhân, để con ngày càng cảm nghiệm rõ ràng hơn tình thương và quyền năng của Cha, hầu đức tin của con ngày càng mạnh mẽ hơn.

Nguyễn Chính Kết


Chú thích:

Thánh Kinh nói rất rõ về sự giới hạn của Đức Giêsu, Vị Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người, Ngài đã trút bỏ hầu hết tính vô biên, vô giới hạn của một vị Thiên Chúa.
● Ngài phải «mang thân phận yếu hèn» (2Cr 13,4; x. 1Tm 3,16)
● «Ngài đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện» (Dt 2,17)
● «Ngài đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội» (Dt 4,15);
● Thiên Chúa đã «sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta» (Rm 8,3b);
● «Dầu là Con Thiên Chúa, Ngài đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục» (Dt 5,8).
Ngài bị giới hạn không khác gì chúng ta, như vậy Ngài mới trở thành gương mẫu cho chúng ta được. Nếu Ngài làm gì cũng được, không cần nỗ lực hay cố gắng gì cả, thì ta bắt chước Ngài sao nổi?
______________

Bấm vào đây để đọc bài đào sâu:
Đức tin làm nên sức mạnh
(http://chiasethanhuu.blogspot.com/2018/06/tn13b.html)


Share: