Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Hỏi ??? nhưng ai cũng biết câu trả lời !



Hỏi ???
nhưng ai cũng biết câu trả lời!

Ảnh: Họa sị Trần Thúc Lân (Paris)

Kể từ khi chế độ Xã hội Chủ nghĩa bắt đầu thống trị trên đất nước Việt Nam, có hạng người dám đứng thẳng, nói thẳng, nói to không sợ sệt, dám vạch trần những bất công sai trái của chế độ. Chẳng hạn mới đây có những người nữ «chân yếu tay mềm», như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, như Trần Thị Nga, như Đỗ Thị Minh Hạnh, như Phạm Thanh Nghiên, như Phương Uyên, như Bùi Minh Hằng, còn nhiều người nữa không tiện kể; phía người nam thì đông hơn; vừa cất tiếng lên là tiếng họ đã vang vọng khắp năm châu, người nghe ai nấy đều nể phục. Tiếc thay hạng người như họ thật rất hiếm.

Ảnh: Dân Làm Báo

Nhưng giữa dân chúng, có một hạng người nữa, đông hơn, có thể đông hơn nhiều, có cái gì đó là lạ, khó hiểu, có vẻ như dị dạng. Gọi là dị dạng thì không đúng lắm, vì ở Việt Namcó khối người có cái vẻ là lạ ấy. Sở dĩ gọi là dị dạng là vì hạng người này không thấy có mấy nơi dân chúng những chế độ khác hay những quốc gia khác.

Ảnh: Mạng Internet

Đó là hạng người lúc nào cũng sống trong tâm trạng khép nép, sợ sệt, hay sợ bóng sợ gió: đi không dám ngẩng đầu lên, mắt lấm la lấm lét không nhìn thẳng. Muốn nhìn gì thì cứ phải nhìn lén, chờ người ta quay lưng đi chỗ khác mới liếc mắt nhìn. Đứng thì phải khom khom cái lưng một chút; trước các quan lớn quan nhỏ của chế độ thì phải biết cúi xuống sâu sâu.

Những người này, tại nhà mình thì hét ra lửa; với vợ con, với gia nhân trong nhà thì hách dịch trịch thượng; với bà con lối xóm thì ra vẻ ta đây anh hùng lắm; nhưng khi gặp các quan lớn quan nhỏ của chế độ thì lại run cầm cập, lí nhí nói không ra lời. Có những bậc vị vọng được mọi người kính nể, được coi là đại diện cho dân, nói thay cho dân, thế mà không hiểu sao khi đứng trước các quan của xã hội thì lại câm như hến; nếu có nói thì dường như không ra hơi, chỉ nói trong cuống họng!

Ảnh: Mạng Internet

Xin các nhà tâm lý hay phân tâm giải thích mới biết lý do tại sao họ sẵn sàng chịu nhục và có cái cung cách kỳ dị như vậy. Thì ra họ phải bảo vệ lấy miếng ăn, nồi cơm, cái «ghế ngồi» của họ! Ôi, thật đúng như cổ nhân đã nói: «Miếng ăn là miếng nhục»!

Ảnh: Đàn Chim Việt online

Hạng người sẵn sàng chịu nhục ấy được nhà thơ Uyên Sồ mô tả qua bài thơ sau đây:
Hỏi ???

Bước đi sao anh cứ cúi đầu?
Phải chăng anh sợ va vào đá?
Hay là anh lo rớt vực sâu?
Cẩn thận như anh kể cũng tội,
Đề phòng như thế được bao lâu?
Gai góc đường đời ai nào thấu?
Phúc họa khôn lường đâu biết đâu!
Bước đi sao anh cứ cúi đầu?
***
Bước đi sao anh cứ cúi đầu?
Chịu làm thân lừa cho người cưỡi,
Một miếng ăn thôi, nặng cân sầu.
Cười to thành tiếng cũng chẳng dám,
Lí nhí bờ môi cậy với cầu.
Lưng cong năm tháng như đòn gánh,
Một đời cam chịu phận đứa hầu.
Bước đi sao anh cứ cúi đầu?
(Uyên Sồ)

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét