CHIA SẺ TIN MỪNG
Chúa Nhật thứ 31 Thường Niên
(4-11-2018)
Bài đào sâu
(4-11-2018)
Bài đào sâu
«Nhân» và «duyên» của sự sống đời đời
1. Lý thuyết «nhân» và «duyên»
Muốn có được cây lúa, điều tối quan trọng là phải có hạt giống lúa, đó chính là «nhân» để có «quả» là cây lúa. Nhưng hạt lúa không thể nảy mầm và phát triển nếu không có những điều kiện thuận lợi như: đất tốt, nước, nhiệt độ, ánh sáng, hoặc phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, v.v… Những điều kiện ấy, triết lý Á Đông gọi là «duyên» (Triết Tây gọi «duyên» là «secondary causes», còn «nhân» là «primery cause»). Nếu những điều kiện để phát triển ấy cho dù hết sức thuận lợi mà không có hạt giống lúa thì cũng không bao giờ có được cây lúa. Như vậy, phải hội đủ cả «nhân» và «duyên» thì mới có thể sinh ra «quả» mong muốn.
Sự thánh thiện hay sự sống đời đời cũng phải hội đủ hai yếu tố «nhân» và «duyên» mới thành tựu được. Cả hai yếu tố đều quan trọng không thể thiếu. Nhưng giữa hai yếu tố ấy, thì «nhân» quan trọng hơn «duyên» rất nhiều. Thiếu «duyên» thì «nhân» khó phát triển, có tồn tại thì cũng èo ọt. Nhưng thiếu «nhân» thì «duyên» có đầy đủ đến đâu, cũng hoàn toàn vô ích.
Muốn trồng lúa mà không lo «nhân» là gieo hạt giống, mà cứ lo «duyên» là lo cày bừa, dẫn nước, bón phân, làm cỏ… rồi mong lúa mọc lên, thì sẽ thất vọng. Vì thế, trong việc nên thánh, hay tìm sự sống đời đời, ta phải biết đâu là «nhân», đâu là «duyên», để có đủ cả hai. Nhưng việc ưu tiên trước hết phải lo cho được là lo cái cốt yếu, tức là «nhân», sau đó mới lo đến «duyên», là những điều kiện giúp cho «nhân» tồn tại và phát triển.
Trong Tin Mừng, Đức Giêsu có nói đến trường hợp trên (là chỉ có «duyên» mà không có «nhân») vào ngày phán xét: Khi ấy, có những người nói với Ngài: «Nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?» Họ nói thế vì họ tưởng làm được những việc ấy thì đã là thánh thiện lắm rồi, và chắc chắn sẽ được Chúa thưởng bội hậu. Nhưng không ngờ điều Ngài nói đã làm cho họ bật ngửa: «Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!» (x. Mt 7, 21-23).
Đọc đoạn Tin Mừng này, chúng ta phải tự hỏi tại sao lại như vậy? Liệu chính chúng ta có đang làm những điều tương tự như thế không?
Đọc đoạn Tin Mừng này, chúng ta phải tự hỏi tại sao lại như vậy? Liệu chính chúng ta có đang làm những điều tương tự như thế không?
Tại sao lại như vậy? − Tại vì cái cốt yếu nhất là cái «nhân» của sự thánh thiện thì họ lại không có, vì họ không thực hiện cái «nhân», mà chỉ quan tâm thực hiện cái «duyên», là những gì giúp cho cái «nhân» kia lớn mạnh. Nếu chính cái «nhân» không có, mà lại cứ làm những gì để cái «nhân» phát triển, thì chẳng phải là… làm chuyện vô ích sao?
Vậy «nhân» và «duyên» của sự thánh thiện hay của sự sống đời đời là gì?
2. «Nhân» và «duyên» của sự thánh thiện hay sự sống đời đời
Thánh Gioan viết: «Thiên Chúa là tình yêu» (1Ga 4,8.16). Nghĩa là bản chất của Thiên Chúa là tình yêu. Mà điều chính yếu của sự thánh thiện chính là trở nên giống Thiên Chúa.
Mà giống Thiên Chúa là giống ở chỗ nào? − Thưa, phải giống ở chính bản chất của Ngài là tình yêu, chứ không phải ở những điều phụ thuộc khác. Chính vì thế, chỉ những ai có tình yêu đích thực, mới là người thánh thiện, mới có được sự sống đời đời. Việc giữ hay sống đạo của chúng ta, phải nắm cho được, và phải thực hiện cho bằng được điều cốt yếu này. Nếu chúng ta cứ nỗ lực làm đủ mọi thứ mà chúng ta tự cho là tốt, hay người ta bảo là tốt, còn điều cốt yếu nhất thì chúng ta lại không biết đến, hay không thèm thực hiện, thì việc giữ đạo hay sống đạo của chúng ta sẽ trở nên «xôi hỏng, bỏng không», hay là «công dã tràng» như Chúa đã cảnh báo trong đoạn Tin Mừng trên (x. Mt 7, 21-23).
Mà giống Thiên Chúa là giống ở chỗ nào? − Thưa, phải giống ở chính bản chất của Ngài là tình yêu, chứ không phải ở những điều phụ thuộc khác. Chính vì thế, chỉ những ai có tình yêu đích thực, mới là người thánh thiện, mới có được sự sống đời đời. Việc giữ hay sống đạo của chúng ta, phải nắm cho được, và phải thực hiện cho bằng được điều cốt yếu này. Nếu chúng ta cứ nỗ lực làm đủ mọi thứ mà chúng ta tự cho là tốt, hay người ta bảo là tốt, còn điều cốt yếu nhất thì chúng ta lại không biết đến, hay không thèm thực hiện, thì việc giữ đạo hay sống đạo của chúng ta sẽ trở nên «xôi hỏng, bỏng không», hay là «công dã tràng» như Chúa đã cảnh báo trong đoạn Tin Mừng trên (x. Mt 7, 21-23).
3. Tình yêu là điều cốt yếu, nhưng phải yêu ai?
a) Theo Cựu Ước:
Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay (Mc 12,28b-34) cho thấy Đức Giêsu xác định 2 điều luật quan trọng nhất trong Cựu Ước là «phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực» (Mc 12,30; x. Đnl 6,4-5), và «yêu người thân cận như chính mình» (Mc 12,31; x. Lv 19,8). Thiên Chúa và tha nhân chính là hai đối tượng của tình yêu, mà Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta.
Ngài yêu Thiên Chúa đến nỗi sẵn sàng vâng theo ý Chúa Cha trong mọi sự, thậm chí sẵn sàng chấp nhận cái chết thảm thương trên thập giá, mặc dù Ngài rất sợ đến nỗi «mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất» (Lc 22,44), và Ngài đã phải xin Chúa Cha: «Cha ơi, nếu Cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén này», dẫu sợ kinh khủng, nhưng Ngài vẫn nói: «Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha» (Lc 22,42).
Và Ngài yêu con người đến nỗi đã chấp nhận bị các lãnh đạo của chính tôn giáo −mà Cha mình thành lập− kết án chết; chấp nhận bị đánh đập tàn bạo và bị chết trần truồng trên thập giá như một tên tử tội.
Phải nói: Ngài đã yêu Thiên Chúavà yêu con người «hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực».
Phải nói: Ngài đã yêu Thiên Chúavà yêu con người «hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực».
Điều đáng cho ta suy nghĩ, đó là tất cả những gì Ngài làm vì yêu thương con người, thì cũng là những hành vi yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa. Việc Ngài xuống thế làm người, sống cuộc đời trần thế với bao khổ đau, chịu khổ hình và chết nhục nhã trên thập giá, và trước khi chết đã lập phép Thánh Thể để ở lại với con người cho đến tận thế, tất cả đều vì yêu thương nhân loại. Và những hành vi yêu thương nhân loại ấy đều được Giáo Hội nhìn nhận là những hành vi thờ phượng Thiên Chúa chính danh nhất, cao cả nhất, và đúng nghĩa nhất.
b) Theo Tân Ước
Vì thế, Đức Giêsu đã tóm gọn hay hiệp nhất hai điều răn có vẻ như tách biệt nhau ấy trong Cựu Ước thành một điều răn duy nhất, và đó chính là sự mới mẻ và tiến bộ của Tân Ước. Điều răn duy nhất ấy là: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau» (Ga 13,34-35).
Thánh Phaolô xác định sự hiệp nhất và duy nhất ấy trong câu: «Tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình» (Gl 5,14) và trong nhiều câu khác tương tự (x. Rm 13,8.10; Gl 5,14; 2Cr 2,8; Gc 2,8).
Đức Giêsu là một gương mẫu trong việc thực hiện điều răn mới, là điều răn hiệp nhất hai điều răn của Cựu Ước, qua những hành vi yêu thương con người đến tận cùng như từ bỏ Trời để xuống trần gian cứu độ con người, lập bí tích Thánh Thể, chết trên thập giá, v.v… Tất cả những hành vi yêu thương con người của Ngài đều là hành vi yêu mến Thiên Chúa như đã nói trên. Qua sự việc này, ta thấy yêu mến Thiên Chúa hay yêu thương tha nhân, chỉ là một tình yêu duy nhất, chứ không phải là hai thứ tình yêu khác nhau.
Tại sao Đức Giêsu lại hiệp nhất hai giới răn của Cựu Ước thành một giới răn duy nhất là «yêu thương nhau»?
Khi quan niệm hai giới răn tách biệt nhau, người ta có khuynh hướng coi việc yêu mến Thiên Chúa quan trọng hơn rất nhiều so với yêu thương tha nhân (Điều này cũng dễ hiểu, vì người ta thường quý trọng những người giàu có, người quyền thế, hơn những người bình thường). Ngài thấy rất nhiều người thời của Ngài chỉ quan tâm tới việc yêu mến Thiên Chúa qua những nghi thức tôn giáo, đến nỗi họ thường xuyên dâng những của lễ toàn thiêu, nhưng lại đối xử với tha nhân không ra gì. Chính Ngôn sứ Isaia đã phải cảnh báo hạng người này, nhất là những người lãnh đạo họ, như sau:
«Hỡi những kẻ làm đầu Xơ-đôm, hãy nghe lời Đức Chúa phán. Hỡi dân Gô-mô-ra, hãy lắng tai nghe Thiên Chúa chúng ta dạy bảo. Đức Chúa phán: “Ngần ấy hy lễ của các ngươi, đối với Ta, nào nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã ngấy. Máu bò, máu chiên dê, Ta chẳng thèm! Khi các ngươi đến trình diện Ta, ai khiến các ngươi phải giẫm lên khuôn viên của Ta? Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa. Ta ghê tởm khói hương; Ta không chịu nổi ngày đầu tháng, ngày sa-bát, ngày đại hội, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ lễ lạc linh đình. Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặngcho Ta, Ta không chịu nổi nữa. Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu. Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta. Đừng làm điều ác nữa. Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ» (Is 1,10-17).
Rất nhiều người tưởng rằng mình đã yêu mến Thiên Chúa, giữ trọn điều răn thứ nhất, khi trung thành với những nghi thức tôn giáo, và cho đó là đủ, là giữ trọn lề luật, là sống đạo tốt đẹp. Nhất là khi họ được nhiều người khen họ là thánh thiện, đạo đức chỉ vì thấy họ làm tốt những điều ấy. Nhưng họ đã đi sai đường vì họ không đọc Kinh Thánh, nhất là không đọc những lời Đức Giêsu dạy bảo, mà chỉ nghe người khác nói hay dạy bảo cách sai lầm. Chính Đức Giêsu đã cảnh báo các kinh sư và những người Pharisêu xưa là «những kẻ dẫn đường mù quáng» khi họ coi những điều phụ thuộc là quan trọng, còn điều chính yếu nhất thì lại coi thường (x. Mt 23,16-22). Ngài nói thẳng với họ: «Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công bình, lòng nhân và sự thành thật. Phải làm các điều này mà không được bỏ các điều kia. Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà» (Mt 23,23-24).
Thánh Gioan, môn đệ yêu quý nhất của Đức Giêsu, đã nắm được ý của Thầy mình khi viết: «Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy» (1Ga 4,20).
Thật vậy, Thiên Chúa thì vô hình vô tướng, người ta không thể yêu Thiên Chúa vô hình như yêu thương một con người hữu hình được. Người ta chỉ có thể biểu lộ tình yêu của mình đối với Thiên Chúa bằng cách yêu mến hình ảnh của Ngài, là những con người hữu hình đang sống chung quanh mình mà thôi. Khi người ta yêu nhau nhưng phải xa nhau lâu, thì người ta thường thể hiện tình yêu của họ vào những bức ảnh của nhau. Nhiều người đã hôn những bức ảnh của người mình yêu thương khi không có người mình yêu thương bên cạnh. Do đó, lý luận của thánh Gioan rất có lý khi cho rằng người ta nói dối khi nói rằng mình rất yêu anh A hay chị B, nhưng trong thực tế lại rất lãnh đạm hay không hề quý trọng hình ảnh của anh A hay chị B.
Cũng vậy, người nói mình yêu Thiên Chúa nhưng lại lãnh đạm hay không yêu thương hình ảnh của Thiên Chúa bên cạnh mình, thì đó là kẻ nói dối, hay kẻ tự lường gạt mình. Mà hình ảnh của Thiên Chúa chính là tha nhân rất hữu hình và cụ thể mà mình gặp hằng ngày. Kinh Thánh đã xác định rất rõ ràng con người là hình ảnh của Thiên Chúa (x. St 1,26-27). Do đó, con người chỉ có thể biểu lộ tình yêu của mình đối với Thiên Chúa bằng cách yêu thương tha nhân mà thôi.
Cũng vậy, người nói mình yêu Thiên Chúa nhưng lại lãnh đạm hay không yêu thương hình ảnh của Thiên Chúa bên cạnh mình, thì đó là kẻ nói dối, hay kẻ tự lường gạt mình. Mà hình ảnh của Thiên Chúa chính là tha nhân rất hữu hình và cụ thể mà mình gặp hằng ngày. Kinh Thánh đã xác định rất rõ ràng con người là hình ảnh của Thiên Chúa (x. St 1,26-27). Do đó, con người chỉ có thể biểu lộ tình yêu của mình đối với Thiên Chúa bằng cách yêu thương tha nhân mà thôi.
Chính vì thế, để tránh tình trạng ngộ nhận tai hại mà ngôn sứ Isaia mô tả ở trên (x. Is 1,10-17), Đức Giêsu mới hiệp nhất hai giới răn của Cựu Ước thành một giới răn duy nhất, là «yêu thương nhau». Và khi được một người thông luật hỏi «Nhưng ai là người thân cận của tôi?» (Lc 10,29) thì Ngài trả lời bằng dụ ngôn người Samari nhân hậu (x. Lc 10,29-37). Qua đó, Ngài giải thích hay cụ thể hóa «người lân cận» chính là người trước mắt đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.
Rất nhiều đoạn trong Tân Ước nói lên sự hiệp nhất thành một hai điều răn quan trọng của Cựu Ước (x. Ga 13,34-35; 15,12; Rm 13,8; 13,10; 2Cr 2,8; 1Cr 13,1-3; Gc 2,8; Gl 5,14; Mc 10,17-21; 1Ga 4,16; 1Ga 4,8; Mt 12,7; Mt 5,23-24).
Có lẽ Đức Giêsu đã nhìn thấy trước cảnh chiến tranh giết nhau giữa các Kitô hữu khác giáo phái, hay những cảnh thánh chiến thảm khốc giữa những người cùng tin vào một Thiên Chúa duy nhất, hay những cảnh chiến tranh tàn khốc giữa các tôn giáo, chỉ vì người ta đặt quá nặng tình yêu và bổn phận đối với Thiên Chúa hay tôn giáo, mà quá coi nhẹ tình yêu và bổn phận giữa con người với nhau. Và Ngài chắc chắn cũng thấy rằng: nếu con người đặt nặng tình thương giữa con người với nhau thì nhân loại sẽ hòa bình và hạnh phúc hơn rất nhiều so với tình trạng người ta chỉ đặt nặng tình yêu và bổn phận đối với Thiên Chúa hay tôn giáo của mình.
Những tín đồ tôn giáo cuồng tín thường rất nguy hiểm, còn những người đặt nặng tình yêu tha nhân thì luôn hiền hòa, dễ mến, rất hữu ích cho mọi người.
Chính vì thế, Đức Giêsu đã hiệp nhất hai giới răn tách biệt của Cựu Ước thành một giới răn duy nhất, chú trọng tới con người, là hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa, hơn là chính Thiên Chúa vô hình mà con người chỉ có thể yêu thương một cách đúng nghĩa khi họ yêu thương nhau.
Có lẽ Đức Giêsu đã nhìn thấy trước cảnh chiến tranh giết nhau giữa các Kitô hữu khác giáo phái, hay những cảnh thánh chiến thảm khốc giữa những người cùng tin vào một Thiên Chúa duy nhất, hay những cảnh chiến tranh tàn khốc giữa các tôn giáo, chỉ vì người ta đặt quá nặng tình yêu và bổn phận đối với Thiên Chúa hay tôn giáo, mà quá coi nhẹ tình yêu và bổn phận giữa con người với nhau. Và Ngài chắc chắn cũng thấy rằng: nếu con người đặt nặng tình thương giữa con người với nhau thì nhân loại sẽ hòa bình và hạnh phúc hơn rất nhiều so với tình trạng người ta chỉ đặt nặng tình yêu và bổn phận đối với Thiên Chúa hay tôn giáo của mình.
Những tín đồ tôn giáo cuồng tín thường rất nguy hiểm, còn những người đặt nặng tình yêu tha nhân thì luôn hiền hòa, dễ mến, rất hữu ích cho mọi người.
Chính vì thế, Đức Giêsu đã hiệp nhất hai giới răn tách biệt của Cựu Ước thành một giới răn duy nhất, chú trọng tới con người, là hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa, hơn là chính Thiên Chúa vô hình mà con người chỉ có thể yêu thương một cách đúng nghĩa khi họ yêu thương nhau.
***
Tóm lại, việc quan trọng nhất và chính yếu nhất trong đời sống tâm linh hay việc sống đạo của chúng ta, những kẻ tin vào Đức Giêsu, là thực hiện giới răn yêu thương của Ngài. Hãy hiểu thật đúng giới răn mới của Ngài và thực hiện. Hãy ưu tiên thực hiện điều cốt yếu nhất, cần thiết nhất, và sau đó hãy thực hiện những điều cần thiết khác. Những điều cần thiết khác này giúp chúng ta có sức mạnh để thực hiện điều cốt yếu và cần thiết nhất kia, chứ hoàn toàn không thể thay thế điều cốt yếu ấy được. Đừng để ngày phán xét cuối cùng, chúng ta cứ tưởng mình được Chúa cho là công chính chỉ vì đã suốt đời làm những việc cần thiết nhưng phụ thuộc, lại bị Chúa kết án vì điều cốt yếu nhất Ngài muốn ta làm thì ta lại không làm.
Bấm vào đây để trở về bài chia sẻ:
Tính chất «mới» trong điều răn của Đức Giêsu là hiệp nhất 2 giới răn của Cựu Ước thành một giới răn duy nhất của Tân Ước
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2018/11/tn31a.html)
Nguyễn Chính Kết
Tính chất «mới» trong điều răn của Đức Giêsu là hiệp nhất 2 giới răn của Cựu Ước thành một giới răn duy nhất của Tân Ước
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2018/11/tn31a.html)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét