Kính gửi Đức Cha Giám Quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Kính thưa Đức Cha Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Tổng giáo phận Sãi Gòn. Đức Cha đã cấm cha Giuse Trần Đình Long không được đặt tay trong thánh lễ, không được cho người lên làm chứng, không được đọc thư, không được phát đài, không được rảy nước thánh.
Thưa Đức Cha, hầu hết tất cả các cha đều đặt tay, nhiều Đức Cha cũng đặt tay. Nhưng tại sao Đức Cha lại cấm cha Long đặt tay? Nếu Đức Cha không tìm ra được điểm sai của cha Long trong việc đặt tay, và Đức Cha cấm như vậy, thì thưa thật với Đức Cha, Đức Cha cấm như vậy không đúng với ý Chúa. Linh mục là Chúa Ki tô thứ hai, Chúa Giê-su đặt tay, thì các linh mục cũng noi gương Chúa đặt tay.(Mc 16-17) Đức Cha cấm cha Long đặt tay, thì như là Đức Cha coi trọng các cha khác, và dùng quyền riêng của mình để ngăn cấm cha Long không được đặt tay. Đức Cha cấm cha Long đặt tay thì cùng đồng nghĩa là không cho cha Long thực thi lời Chúa dạy.
Tin Mừng thuật lại: “Khi ấy, Chúa Giê-su đang nói, thì có một kỳ mục đến lạy Người mà thưa: “Lạy Ngài, con gái tôi vừa mới chết, nhưng xin Ngài đến đặt tay, thì nó sẽ sống lại….” (Mt 9.18-26) Có những cha đặt tay mà giáo dân được chữa lành, nói ra thì Đức Cha không tin. Cha Px Nguyễn Đức Quang, giáo phận Phan Thiết, có một em bé đã chết, chuẩn bị để mai táng. Nhưng cha Quang đặt tay, và em đó đã được sống lại. Nhớ là chỉ có một em bé đó thôi. Linh mục đặt tay trên bất cứ người nào, bất cứ người đó là ai, nếu họ có niềm tin, thì không những được cả ơn phần hồn và cả ơn phần xác nữa. Đây là Chúa ban quyền cho các linh mục. Vì linh mục là Chúa Ki tô thứ hai. Một nguồn ân sủng lớn cả hồn cả xác nằm ở trong tay cha Long, nhưng tại sao Đức Cha lại cấm, không cho cha đặt tay? Có nhiều người cha Long đặt tay mà người ta khỏi ngay tại đó, Đức Cha không xem nên không biết.
Khi xưa ông Gia Cóp vật lộn với một người lạ mặt suốt đêm, nhưng không ai thắng. Đến khi người lạ đó nói với ông Gia Cóp rằng: “Hãy buông tôi ra, vì trời đã hừng đông rồi”. Ông Gia Cóp trả lời: “Tôi chỉ buông ông ra, khi nào ông chúc lành cho tôi”. (St 32.22-23) Gia Cóp không biết người lạ mặt đó là ai cả, cũng không biết đó là kẻ trộm cướp hay gian dâm hủ hóa, nhưng ông ta yêu cầu người lạ mặt đó phải chúc lành cho ông ta, khi đó ông Gia Cóp mới buông tay ra cho người lạ đó đi. Lời chúc lành đối với Gia Cóp thật quan trọng biết bao, mặc dầu Gia Cop không biết đó là người tốt hay người xấu. Nhưng cũng may cho Gia Cóp, người vật lộn với ông ta, đó chính là Thiên Chúa. Để nói lên rằng, lời chúc lành, dầu đó là lời của ai cũng nên tốt cho người được chúc phúc. Việc đặt tay, đó chính là chúc lành, là chúc bình an. Một linh mục là Chúa Ki tô thứ hai đặt tay trên mọi người mà chẳng sinh ích gì cho họ sao, lại còn cho đó là mê tín dị đoan nữa. Bởi vậy hầu hết các nhà thờ ngày nay, các cha đều đặt tay chúc chúc cho các em. Như thế Đức Cha Đỗ Mạnh Hùng cấm cha Long đặt tay là hoàn toàn không đúng với ý Chúa.
Rảy nước thánh, có thể rảy nhiều nơi và nhiều lúc. Nhưng rảy trong thánh lễ vẫn là ý nghĩa và quan trọng nhất. Khi rảy nước thánh có bài hát “Lạy Chúa xin dùng cành hương thảo mà rảy nước trên con thì con được sạch…..”. Khi rảy nước thánh chúng ta dục lòng ăn năn các tội nhẹ, thì đều được rửa sạch. Rảy nước thánh trong thánh lễ còn để xua đuổi ma quỷ, vì khi chúng ta làm việc lành, là khi ma quỷ đến cám giỗ chúng ta, và nếu rảy nước thánh thì ma quỷ sẻ chạy. Rảy nước thánh là nghi thức của Giáo Hội dạy, nhưng tại sao Đức Cha lại cấm cha Long không được rảy? Có những cha còn cho rảy nước thánh như là một phù phép. Nói mà không sợ tội chút nào cả, như vậy hoàn toàn phụ nhận việc Giáo Hội đã lập nên. Một là có ý xúc phạm cha Long nên mới nói như thế, hai là những cha đó chưa hiểu. Nước thánh đã được Thiên Chúa thánh hóa rồi, thì còn hơn cả phù phép nữa chớ, nếu ai có niềm tin. Có những người cả đời hầu như họ chỉ có uống chắc nước thánh, không uống thuốc gì, nhưng họ vẫn khỏe. Có người chuột cắn lúa, lấy nước thánh rảy lên, chuột không cắn lúa nữa. Có người lấy nước thánh rảy trên rầy, rảy cho kiến, cho dán. Như vậy những người đó là phù phép cả sao? Thưa Đức Cha, nếu không có niềm tin, thì cho dù có đổ hàng ngàn lít nước thánh vào ruộng lúa đi chăng nữa, thì chuột cắn lúa là vẫn cắn lúa. Nước thánh có nhiều công dụng lắm, nói ra thì dài quá.
Các thánh lễ An tôn ở giáo phận Vinh, thứ ba hàng tuần, các nhà thờ các cha đều rảy nước thánh trên lá cây, trên thuốc, trên nước, rảy trên các bà bầu. Vậy các cha rảy nước thánh như thế là phù phép cả sao? Cho nên Đức Cha cấm cha Long không được rảy nước thánh là không đúng với đường lối của Chúa, không đúng với đường lối của Giáo Hội.
Đức Cha cấm cha Long không được đưa người lên nói những việc Chúa đã làm nơi họ cho mọi người biết, và cấm đọc những lá thư kể về những gì Chúa đã làm cho họ. Nếu nói như thánh Gioan nói, thì tất cả mọi ơn chúng ta được đều là bởi ơn Chúa “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban” (Ga 3.27). Thánh Gioan nói như vậy là nói với người có đức tin thôi, còn người không có hay yếu đức tin thì ngài nói như vậy ai tin cho. Có những người đi hết viện này đến viện kia, cũng không khỏi, nhưng đến khi được khỏi thì lên làm chứng, người kém đức tin người ta không tin đó là việc Chúa làm. Người ta nói bệnh đó không phải bởi ơn Chúa. Có những người khoan nhiều giếng mà không được, đến khi đi khấn xin về, khoan là có nước, người ta cho đó là ơn của Chúa. Và còn muôn vàn trường hợp khác nhờ khấn xin mà được như ý, những trường hợp đó lên làm chứng, thì Đức Cha lại cấm. Và còn rất nhiều sự việc khác người ta cho đó là ơn Chúa chứ không phải là bởi may rủi.
Khi xưa Chúa Giê-su lấy bùn bôi vào mắt người mù từ mới bẩm sinh, và bảo anh ta đến hồ Si-lô-ác mà rửa thì được khỏi. Anh ta đến hồ Si-lô-ác rửa, thì mắt anh ta liền thấy được. Khi người mù được sáng mắt, thì anh ta đi đến đâu cũng khoe với mọi người là ông Giê-su đã chữa mắt cho anh ta được sáng. Trong khi người Do Thái lại cấm và trục xuất khỏi hội đường những ai loan truyền danh Chúa Giê-su. (Ga 9.1-23) Đức Cha cấm cha Long không cho người ta kể ra những việc Chúa đã làm, thì cũng không khác gì người Do Thái trục xuất những ai nói về Chúa Giê-su.
Đức Cha cấm cha Long không được phát đài. Đài cha Long là tiếng nói của Chúa, vì đó toàn là những bài giảng và là những chứng nhân nói về những việc Chúa đã làm cho họ. Có một cán bộ Đảng viên nói như thế này: “Nghe đài cha Long mà được khỏi bệnh”. Nếu Đức Cha muốn tìm hiểu sự thật, cho người về hỏi người đó. Đài cha Long không nói gì sai với đường lối của Chúa cả. Đức Cha cấm không cho nghe đài cha Long, thì cũng như cấm người ta không được nghe lời Chúa, vì đài cha Long chỉ có nói lời Chúa. Đức Cha cấm cha Long phát đài, thì cùng đồng nghĩa là phản đối việc làm của ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ngài đã phát đài cha Long cho giáo dân.
Thưa Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, ngài biết không, có những người Lương người ta đã tự bỏ tiền, mua đài cha Long về phát cho dân ngoại. Nhờ đài của cha Long mà rất nhiều người Lương được ơn trở lại. Nhờ đài của cha Long mà làm cho nhiều tội nhân được ơn trở về với Chúa. Xin Đức Cha hãy mau mau rút lại những gì Đức Cha đang cấm cha Long, vì e rằng gánh nặng của Chúa sẻ đè xuống trên đôi vài Đức Cha không có nhẹ. Và kính thưa Đức Cha Gioan Vũ Tất, trong sự việc ngăn cản phân phát đài cha Long cũng có bàn tay của Đức Cha trong đó. Ước gì Đức Cha nhìn lại sự việc này và may chăng Chúa có quên được không.
Có thể nói việc rao giảng Tin Mừng là việc cần thiết và cấp bách hơn so với mọi công việc khác. Thánh Phao lô nói: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9.16). Các cha hàng ngày thì cũng chỉ giảng cho được ít người Công giáo nghe thôi, vì lễ thường có nhiều nhà thờ chỉ được đôi người đi. Còn nói thật ra không có mấy cha mà nói lời Chúa cho dân ngoại được. Còn cha Long không phải nói lời Chúa cho ít người nghe nhưng cho trên một vạn người nghe mỗi ngày, trong đó có ngày người Lương đông hơn người Giáo. Rồi còn những người nghe lời Chúa trong đài cha Long và nghe trên mạng chưa nói. Nhiều người cả đời chưa bao giờ được nghe từ “Chúa” chưa bao giờ được nghe từ “Mẹ” chưa bao giờ được nghe từ “cha” chưa bao giờ nghe nói về “nhà thờ”. Bởi vì 100 người thì chưa được 7 người Công giáo, còn hơn 93 người là người Lương. Nhờ đài cha Long mà làm cho hàng vạn người nay được nghe từ “Chúa” nay được nghe từ “Mẹ” nay được nghe từ “người Công giáo”. Nhờ đài cha Long mà làm cho hàng vạn người Lương trong và ngoài nước biết đến đạo Chúa, nhờ đài cha Long mà từ trước tới nay đã có hàng vạn người Lương đến với giáo điểm Tin Mừng, trong đó có cả các tôn giáo bạn.
Có cha Jb Nguyễn Đình Thục, xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh, cha phát rất nhiều đài cha Long cho cả Lương và Giáo. Có những vùng cha Thục phát đài cha Long cho họ, có nơi đi vào cha Long cả một ô tô toàn là người Lương. Xứ Song Ngọc chiều nào giáo dân cũng đều đến nhà thờ lần hạt và lần chuỗi Thương xót, chỉ trừ một giáo họ đang làm nhà thờ chưa xong. Tìm ra cho được một giáo xứ mà các giáo họ buổi chiều đi đọc kinh Thương xót đông như xứ Song Ngọc có lẽ không có. Xứ Song Ngọc đi đọc kinh buổi chiều đông như thế có lẽ cũng nhờ lòng đạo đức của cha Thục, vì cha Thục cũng đọc kinh chung với giáo dân. Nhờ chuỗi Thương xót mà Chúa đã hứa, chắc chắn Chúa sẻ đổ muôn hồng ân xuống cho mọi gia đình và mọi thành phần trong giáo xứ Song Ngọc, những người ở nhà cũng như những người xa quê. Công việc say mê nhất của cha Thục là quảng cáo lòng Thương xót Chúa bằng cách phát đài cha Long cho mọi người. Vì nhờ đài cha Long mà làm cho muôn vàn người được ơn trở lại, nhờ đài cha Long mà nhiều người dân ngoại được nghe tiếng Chúa.
Trước khi Chúa Giê-su về trời Chúa không căn dặn điều gì cả, Chúa chỉ nói có một điều là: các con hãy đi khắp nơi mà nói cho mọi người biết về Chúa. Chúa chỉ nói có nấy thôi, không nói gì thêm nữa. Một chiếc đài cha Long có giá trị gấp nhiều lần so với mỗi một người chúng ta. Gần bảy triệu người Công giáo, nhưng có ai dám nói lời Chúa cho dân ngoại không? Thưa e rằng cũng chỉ được một vài người, còn đâu nữa là im re, không ai dám nói gì cả. Và nếu có nói người ta cũng chẳng nghe. Bởi vậy phân phát đài cha Long cho dân ngoại là cách tốt nhất để họ được nghe về Chúa. Cho họ sách Phúc Âm hay sách gì, có người lấy những chưa chắc đã đọc, còn hầu hết nữa cho người ta không cầm đâu. Nhưng phát đài cha Long hầu hết người ta đều nhận. Bởi vậy giáo xứ Song Ngọc cũng như các nhà hảo tâm xa gần nên tài trở ít nhiều cho cha Thục làm công việc cần hơn so với mọi công việc khác mà cha đang làm.
Ngày nay thì đài cha Long không có được như mọi khi. Bởi vậy những ai muốn mua nhiều đài cha Long thì cũng không khó gì, mua đài và thẻ nhớ ngoài chợ về, rồi cóp py vào. Làm đơn giản thôi mà.
Và mọi người chúng ta cũng nên học cha Thục và một số các cha khác là phát đài cha Long cho dân ngoại. Đến tòa phán xét Chúa hỏi con có đi truyền giáo cho ai được không? Có người trả lời: “Thưa Chúa, con không có khả năng”. Người khác trả lời: “Thưa Chúa, con cũng muốn đi truyền giáo nhưng vì không có ai làm cả”. Vậy Chúa hỏi tiếp: “Có phải hàng vạn người nhờ đài cha Long mà người ta biết Chúa có phải không?”. Người đó thưa: “Không phải hàng vạn đâu mà còn đông hơn thế nữa”. Chúa nói tiếp: “Vậy con đã phát đài cha Long cho người ngoại nào chưa?” Người đó trả lời: “Thưa Chúa, vì Đức Cha và một số cha phản đối cha Long nên con không phát”. Người đó nói tiếp: “Thưa Chúa, Chúa bây mới nói thì quá muộn rồi, Chúa nói phân phát đài cha Long là có lợi như thế, sao Chúa không nói với con khi con đang sống trên trần gian này đi, và nếu Chúa nói với con khi còn sống trên trần gian, thì không những con mà rất nhiều người cũng sẻ thì nhau phát đài cha Long cho dân ngoại”. Chúa nói tiếp: “Chúa không còn thời gian để nói chuyện nữa. Thôi đi đi!”. Không chỉ phân phát đài cha Long, nhưng đối với những ai đau khổ bất kể hoàn cảnh nào, thì mình cũng vì tình thương mà giới thiệu cho họ vào cha Long. Đối với dân Lương, những ai có niềm tin, họ vào cha Long không được cái này cũng được cái khác. Riêng đối với bệnh ung thư và một số bệnh nan giải khác, vào cha Long may chăng kéo dài ngày sống thôi, hay để bớt đau đớn hơn, còn để khỏi hẳn là không dám chắc.
Cha Jb Nguyễn Đình Thục, có lẽ nhờ cha say sưa làm mọi cách cho dân ngoại được biết về Chúa, nên Chúa đã gìn giữ ngài trong mọi nơi và mọi lúc nguy nan, ứng nghiệm như lời Chúa sau đây: “Gặp thấy nó giữ miền hoang vắng, giữa cảnh hỗn mang đầy tiếng rú rợn rùng. Chúa ấp ủ, Chúa lo dưỡng dục, Chúa luôn gìn giữ, chẳng khác nào như con ngươi nơi mắt Chúa” (Bài ca của Môi sen 32.10).
Cha Jb Nguyễn Đình Thục, rất nhiều lần bị sự dữ tấn công, như thời ở Con Cuông và nhiều lần ở nơi khác. Có lần cha làm lễ ở trong nhà, bên ngoài toàn là súng đạn và gậy gộc đang chờ cha. Mặc dầu vậy nhưng cha vẫn bình tĩnh dâng lễ và không hề hấn gì cả. Có những lúc cha bị mang tiếng trước mặt người dân là như thế nọ thế kia, nhưng đi đến đâu chính quyền vẫn trọng và kính nể cha, vì họ thừa biết việc làm của cha là để mưu cầu ích lợi cho dân và cho nước, chứ cha không hề được một lợi lộc gì riêng cho cha cả. Chẳng qua người ta đối xử không đúng với cha Thục là vì cấp trên bắt phải làm. Và chính quyền tôn trọng cha Thục là vì chưa bao giờ cha Thục nói lời gì xúc phạm đến ai.
Đức Cha cấm những điều cha Long làm như trên là hoàn toàn không đúng trước mặt Chúa. Trong lúc biết bao là công trạng của cha Long, không thấy Đức Cha nói lên chút nào cả. Có những cha dùng ô tô đắt tiền, có cha thì hai chiếc. Cha Long thậm chí chưa có xe máy, đi đâu cũng phải đi xe ôm, sao Đức Cha không kể ra? Có những cha đi suốt, vắng lễ rất nhiều, còn cha Long ngày nào cũng như ngày nào, không dám đi đâu rời khỏi xứ, cha phải làm lễ cho trên một vạn người, công trạng cha Long như thế, sao không thấy Đức Cha nói lên? Có những cha ít giải tội, còn cha Long rảnh phút nào là giải tội phút đó, công trạng như thế sao không thấy Đức Cha nói lên? Có những cha hàng năm không biết đưa được mấy người tội lỗi trở về với Chúa, còn cha Long đưa được rất nhiều người bỏ Chúa lâu năm trở về. Đến với giáo điểm Tin Mừng, hầu như ngày nào cũng có những người bỏ Chúa hàng chục năm, có người 10 năm, có người 20 năm, có người 30 năm. Nhiều lúc phải chờ hàng giờ mới xưng được tội, vì quá đông người xưng. Công trạng cha Long như thế, sao không thấy Đức Cha kể ra? Cha nào cũng giải tội được, nhưng tại sao người ta không xưng cha xứ của họ nhưng lại phải vào cha Long mới xưng được sao? Các cha xứ cũng thường xuyên kêu gọi những con người bỏ Chúa trở về, có nhiều cha còn mời cha lạ đến để cho giáo dân xưng tội cho dễ, nhưng những người bỏ lâu năm, có mấy người xưng tội đâu. Đức Cha phải thấy được, cha xứ mà người ta không chịu xưng , phải vào cha Long mới xưng được, thì Đức Cha nên biết cho, chính Chúa đang dùng cha Long là một khí cụ trong tay Chúa. Nên những gì Đức Cha đang xúc phạm đến cha Long là đang xúc phạm đến chính Chúa.
Thưa Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám Mục Hà Nội có nói: “Tại sao một số tu sỹ, chủng sinh và linh mục thời nay say mê rượu chè, tiệc tùng, du lịch, hò hát, nhảy nhót, chơi xe, chơi cây, chơi đồ cổ, chơi động vật quý hiếm và nhiều thú vui phù phiếm phàm tục khác”. Những chủng sinh và các cha sai lỗi thì Đức Cha nên sửa dạy, còn cha Long cũng như hàng trăm cha khác đặt tay là để chúc lành cho họ, sao Đức Cha lại cấm cha Long đặt tay? Những cha nghiện rượu Đức Cha có biết không, có cha uống rượu đến nổi nôn ra ngay tại bàn thờ. Thưa Đức Cha, những cha uống rượu như thế Đức Cha có biết không, sao cha Long làm cho người ta nói lời Chúa cho mọi người nghe, cha Long đọc những việc Chúa đã làm thì Đức Cha lại cấm? Thường chúng ta đến cha xứ có người đưa két bia, có người đưa cho cha chai rượu quý hay cái gì đó. Nhưng cha Jb Hoàng Xuân Lập, giáo phận Vinh, cấm không được đưa rượu bia vào nhà xứ, để nói lên rằng làm linh mục là không nên động đến bia rượu, khi vui thì nên uống một ly gì đó thôi. Thật là buồn lắm, có không ít cha được giáo dân khen rằng: cha đó uống khỏe lắm, không ai địch nổi, uống cả chai vẫn bình thường. Những cha chơi xe, thay đổi xe thường xuyên, Đức Cha có biết được cha nào như thế không? Những cha chơi cây cảnh, chơi đồ cổ, Đức Cha đã gặp các cha đó chưa, còn cha Long đặt tay chúc lành cho mọi người thì Đức Cha lại cấm?
Những khuyết điểm của các chủng sinh và linh mục mà Đức Tổng Giuse Vũ Văn Thiên đã nêu trên. Thưa Đức Tổng Giuse Vũ Văn Thiên, có lẽ ngài nên trình lên Tòa Thánh để đem vào Luật những điều trên thì có lợi cho Chúa và cho người nhà Chúa lắm. Thời trước làm gì có vi tính, điện thoại… cũng vậy thời nay đã có những tội mới trong các tu sỹ và giáo sỹ thì cũng phải có Luật mới. Ví dụ, khấn đức khó nghèo mà dùng những đồ đắt tiền thì đã lỗi Luật rồi. Nhưng người ta biện hộ cho đó chỉ là phương tiện, Cho nên thưa Đức Tổng cần phải trình lên Tòa Thánh để đưa những điều Đức Tổng trình bày trên vào Luật càng sớm càng tốt.
Người ta thấy các cha sai lỗi rất nhiều, thậm chí Đức Cha cũng sai lỗi, nhưng không mấy linh mục dám nói đến tội của các cha. Không dám nói, có nghĩa là đồng tình, vì mình cũng có như vậy. Cha đã chơi xe đắt tiền, 100% cha không dám nói các cha khác mua xe đắt tiền được. Chẳng tội ai nặng bằng tội Phê-rô, tội Phao-lô, tội của thánh Madalena, cô gái mại dâm. Những tội đó Chúa không hề che dấu, bắt ghi vào sách vở, để mọi người phải học từ đời này qua đời khác. Cha Giuse Hồ Viết Sinh, dòng Đa Minh, nhiều lần cha giảng, cha không dấu diếm những khuyết điểm của các linh mục. Cha giảng như thế để giáo dân biết mà cầu nguyện cho các linh mục. Có thấy được tội, mới biết đàng mà cầu nguyện. Còn đa số giáo dân cứ nghĩ các cha như là thánh, vì người dân có được ăn học gì đâu. Giảng về khuyết điểm của các cha thì hầu như không cha nào thích cả, vì có tật thì giật mình. Nhưng không phải đâu, Chúa Thánh Thấn nói trực tiếp trong những bài giảng đó cả đó, không phải tự nhiên mà giảng như thế được đâu. Còn khen các cha cũng là điều tốt, nhưng phải thận trọng, có khi vì lời khen đó mà làm cho các cha không thể thấy về mình được, vì lời khen đó mà làm cho giáo dân hiểu không đúng về các cha. Còn nói thật nói đúng về những điều tốt của các cha là rất nên nói. Điều này không phải là khen.
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã công bố đề tài Ngày Quốc Tế giới trẻ năm 2022 tại Lisboa, Bồ Đào Nha, là “Đức Maria đứng dậy và vội vã lên đường” (Lc 1.39) Ngày Quốc Tế giới trẻ lần trước, Đức Thánh Cha đã đưa ra câu: “Hởi người trẻ, tôi nói với anh, hãy đứng dậy!” (Lc 7.14) Chúa nói: đứng dậy để làm gì? Đứng dậy để đi nói lời Chúa cho những ai chưa biết. Cha Long phát hàng vạn chiếc đài, thay cho hàng vạn người đi nói lời Chúa cho dân ngoại, nhưng tại sao Đức Cha lại cấm cha Long không được phát đài? Đức Cha thấy không, gần 7 triệu người Công giáo có ai dám nói lời Chúa cho dân ngoại không, còn hàng vạn chiếc đài cha Long đã thay thế cho hàng vạn người Công giáo đi nói lời Chúa cho họ. Ngày Quốc Tế giới trẻ lần trước ĐTC còn đưa ra một câu nữa: “Hãy đứng lên, Ta đặt ngươi làm chứng nhân về những gì ngươi đã thấy” (Cv 26.16).
Chúa nhủ là hãy làm chứng cho người ta biết những gì Chúa đã làm cho mình. Tại sao cha Long cho người lên làm chứng những gì Chúa đã làm cho họ cho mọi người biết, thì Đức Cha lại cấm, đọc thư cũng cấm? ĐTC còn nói tiếp: “Các bạn trẻ thân mến, các bạn được kêu gọi trở thành ánh sáng trong đêm đen của bao nhiêu người đồng lứa tuổi chưa được biết niềm vui của đời sống mới trong Chúa Ki tô”. Dân tộc Việt Nam một dân tộc đông dân, đứng thứ 15 trên toàn thế giớ, nhưng chỉ có gần 7 triệu người Công giáo, còn đâu nữa là chưa hề biết gì về Chúa Ki tô cả. Có những người gần hết đời người rồi mà chưa bào giờ trong đời được nghe nói từ “thiên đàng” từ “đạo Công giáo”. Nay nhờ cha Long và nhiều cha khác cũng một số giáo dân phát đài cho dân ngoại, để họ được nghe tiếng Chúa. Đài cha Long đi khắp mọi miền của Tổ quốc, kể cả vùng dân lộc. Cha Long phân phát đài cho người ta biết về Chúa, thì tại sao Đức Cha lại cấm?
Một điều mà Đức Cha đáng lẽ đã làm rồi nhưng tại sao Đức Cha chưa làm hay không làm. Ngày chầu lượt các xứ ở giáo phận Vinh, ít ra cũng có vài chục cha, có xứ đến bảy tám chục cha hoặc đông hơn. Cha Long mỗi buổi lễ ngày thường như thế còn đông hơn cả ngày chầu lượt, trên một vạn người. Đáng lẽ Đức Cha phải cho về Giáo Điểm Tin Mừng ít nhất là hai cha nữa. Ngày nay một xứ hai cha thì hầu như nơi nào cũng có, có xứ còn đến ba cha. Giáo Điểm Tin Mừng ngày nào người cũng đông như ngày lễ lớn, sao Đức Cha không cho thêm các cha về phục vụ với cha Long, để cha Long làm một mình như thế? Điều thứ hai cũng rất cần. Ngày nào cha Long cũng cấp ít nhất là hai hoặc ba chiếc xe lăn cho những người tàng tật và bại liệt, tính quân bình một năm cha phát trên một ngàn chiếc xe lăn. Không việc gì cần bằng việc cứu người cả. Bởi vậy Đức Cha nên đầu tư những sự cần thiết cho công trình của Chúa ở nơi cha Long.
Nhiều người phản đối cha Long, kể cả những người hiểu biết, còn người phản đối theo, không có văn hóa ta không bàn đến. Nếu họ giả tập làm như cha Long, thì 100% họ không dám phản đối cha Long nữa. Ta nói cha Long từ trước tới nay, cha đã làm cho hàng vạn người Lương đi lễ, và bây giờ ngày nào cũng có tới hàng ngàn người Lương đi lễ. Người bình thường thì không thể làm như cha Long được, nhưng ta nói ví dụ Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, ngài có thể làm cho mười người Lương đi lễ một vài ngày có được không? Chắc chắn không thể làm được. Cũng có thể làm được nếu Đức Cha nói đi lễ rồi Đức Cha cho tiền, nhưng có những người cho tiền người ta không lấy, sợ mang ơn, sợ lấy tiền là những kẻ thấp hèn. Qua đây ta mới thấy hàng vạn người Lương đến với Cha Long không phải là cha Long làm, nhưng chính Chúa đưa họ đến với cha Long. Bởi vậy chúng ta hãy cầu xin Chúa cứu những người xúc phạm đến cha Long đừng để họ mất linh hồn.
Để thực thi lời dạy của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô có dễ không? Không dễ chút nào, vì ĐTC lấy lời Chúa câu: “Hãy đứng lên! Ta đặt ngươi làm chứng nhân về những gì ngươi đã thấy” (Cv 26.16). Làm chững nhân thì phải nói lời Chúa cho người ta biết hay bằng một việc làm nào đó để người ta biết về Chúa. Còn làm chứng cho Chúa mà không có việc làm cũng không có lời nói thì làm sao mà làm chứng được? Khi làm chứng như thế thì người ta có nghe không? Người nghe cũng có, nhưng phần đa người ta chửi rủa, người ta mắng nhiếc, người ta khinh chê, người ta cho là chỉ có tôn giáo bay mới tốt mà thôi sao. Ra đi làm chứng mà bị như thế thì có nên làm chứng không? Khi đã bị như vậy thì phần đa người ta không dám làm chứng. Và cũng trong chính người nhà của mình sẻ phản đối những người ra đi làm chứng cho Chúa, họ nói vì những con người đó mà chúng tôi phải mang tiếng. Và nói thật may chăng được các nhà truyền giáo mới dám liều thân làm chứng cho Chúa thôi. Nếu thực hiện đúng như lời ĐTC Phan-xi-cô dạy là đứng lên ra đi làm chứng cho Chúa, thì không phải ai ai cũng dám làm đâu. Vì ĐGH nói: “Giáo Hội phải là một Giáo Hội chịu nhiều bầm giập và các thương tích”.
Những người không chịu đựng được các bầm giập và các thương tích, thì chính họ lại phản đối những người ra đi làm chứng cho Chúa. Đi ngược lại với đường lối của ĐGH Phan-xi-cô là người ta chỉ mong có một Giáo Hội an nhàn thư thái, có nghĩa là không ai chạm đến mình, và mình cũng không chạm đến ai. Trên trần gian này từ trước và cho đến muôn đời có ai ra đi làm chứng cho Chúa mà không bị người ta chống đối không? Không có bao giờ, bất cứ những ai làm chứng cho Chúa đều bị người đời chống đối, rồi còn phải bắt bớ, tù đày, chém giết như Chúa đã phán cùng các Tông Đồ rằng: “Này, Thầy sai các con đi như những con chiên ở giữa sói rừng. Vậy các con hãy ở khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như chim bồ câu. Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẻ nộp các con cho công nghị, và sẻ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẻ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết” (Mt 10.16-18). Bởi vậy khi ta ra đi làm chứng cho Chúa mà có bị ai đó nói gì hay chê trách, vì không được như ý muốn của họ, thì chúng ta cũng đừng có buồn. Nếu ta không ra đi làm chứng cho Chúa, thì làm sao họ biết Chúa? Có nhiều trường hợp đầu tiên họ chê trách ta, chỉ vì không được như ý họ cầu, nhưng sau này Chúa sẻ biến đổi những con người đó được nhận biết Chúa hay họ sẻ hiểu biết về Chúa nhiều hơn.
Trường hợp cha Giuse Trần Đình Long cũng thế, cũng có những người Lương đến với cha Long nhưng không được như ý họ xin, có thể họ không vui lắm, nhưng nhờ đó họ sẻ được hiểu biết về Chúa nhiều hơn, và chắc chắn từ nay về sau họ sẻ không hiểu sai về đạo Chúa như họ đã từng nghe đồn thổi như từ trước đến nay nữa. Bởi vì chính mắt họ đã được nhìn thấy đạo Chúa như thế nào, tay họ đã được sờ, được động đến đạo Chúa, được cảm nhận về đạo Chúa. Và từ nay trở đi cho dù ai đó có xuyên tạc về đạo Chúa như thế nào đi nữa, thì họ vẫn không hề tin. Một chục vạn người Lương đến với cha Long, thì ít ra cũng có tới năm mươi vạn người khác cũng hiểu đúng về đạo Chúa, vì người ta kể lại cho nhau nghe. Người ta hiểu đúng về đạo Chúa, thì đó là truyền giáo, đó là làm chứng nhân cho Chúa. Vậy trong lúc này không một ai có thể thực hiển được lời dạy của ĐGH Phan-xi-cô như cha Giuse Trần Đình Long, là ra đi làm chứng cho Chúa.
Cha Long có lẻ không biết nhục. Từ khi Đức Cha Đỗ Mạnh Hùng ngăn cấm cha Long không được làm những điều như trên, thì cha Long giống y như giậu bộ bìm leo. Từ đó đến nay có rất nhiều người xúc phạm đến cha Long mà không hề biết sợ tội. Có một cha viết trên Face rằng: “Có một xe đi cha Long về chết, nhưng người ta dấu nhẹm luôn”. Nếu chết như thế thì cứ cho đó cũng như là tai nạn máy bay chết lúc hàng trăm người đi, hay hàng năm đây đó cũng bị tai nạn ô tô, chết cả xe. Nhưng nhiều người vẫn tìm hiểu và hỏi thăm là xe ô tô đi cha Long về bị nạn rồi chết cả xe là ở đâu, xe đó thuộc giáo xứ, giáo phận nào, tỉnh nào, thì người ta vẫn chưa tìm ra. Nếu không có như thế nhưng vì cha đó nghe không chính xác rồi vội đem lên Face hay có ý dựng lên câu chuyện để ngăn cản người đi cha Long. Nếu cha đó có ý như vậy thì tội cha trước mặt Chúa thật là nặng lắm. Có cha tỉnh tâm cho một giáo hạt giảng rằng: “Cha Long rửa tội cho được mấy người rồi, đưa được mấy người về với Chúa rồi? Có đâu!” Nói đến cha Long thì một đứa con nít có khi cũng biết, cha này mà không biết cha Long sao? Ước gì cha này đừng biết gì về cha Long, khỏi cha mắc tội nặng lắm. Và nếu cha chưa biết gì về cha Long mà giảng như thế, cha cũng mắc tội. Nếu biết về cha Long mà cha giảng như thế là đồng nghĩa với việc làm chứng gian. Vì cha Long đã đưa được nhiều người về cho Chúa mà cha đó giảng là bảo chưa. Như vậy cha đó không phải làm chững gian hay sao? Xin Chúa cứu lấy linh hồn cha đó. Cha Long không đưa được người về cho Chúa, thì có cha nào mới đưa người về cho Chúa được.
Có những người đã cắt xén bài giảng của cha Long rồi tung lên mạng để bêu xấu cha. Tại sao không dám đưa nguyên cả bài giảng của cha mà lại phải cắt xén? Giống y như người ta đã cắt xén bài nói của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Mặc dầu vậy nhưng thấy cha Long vẫn vui như nghé, vẫn giảng dạy bình thường, vẫn làm cho mọi người vui vẻ như cha không hề có sự cố gì. Đáng lẽ Đức Cha cấm cha Long như thế thì sẽ không có người lui tới cha Long nữa, nhưng ta thấy Đức Cha cấm thì mặc Đức Cha cấm, còn người ta Lương Giáo cứ đến với cha Long không hề có giảm. Ai làm được như vậy? Chính Chúa làm. Nhưng khốn cho những người đã xúc phạm đến cha Long, như lời Kinh Thánh dạy: “Dưới chân con, chúng đã giăng lưới sẵn, cho con phải mắc vào. Trước mặt con, chúng đào hầm đào hố, chính chúng lại sa chân” (Tv 57.8).
Trong khi giảng dạy, cha Long vẫn có đôi sơ suất về lời nói hay sai về phong cách giảng dạy. Con người ta khi buồn quá cũng hay sai, vui quá cũng hay sai. Cha Long nhìn thấy hàng ngàn người Lương ngày nào cũng đến tham giữ thánh lễ, chẳng lẽ ngài không vui sướng trong tâm hồn hay sao? Vì quá vui sướng trong tâm hồn nên có thể sơ suất đôi chút trong khi giảng dạy, ta nên bỏ qua cho ngài. Và trong khi giảng dạy cha Long cũng nên nhớ cha là một nhà giảng thuyết, và còn hơn cả một nhà giảng thuyết nữa, vì cha là sứ giả của Chúa. Ma quỷ luôn luôn tấn công vào tài năng của bất cứ những ai đang có: người có tiền, có sắc đẹp, có chức quyền, thông minh… Trong khi đó có những cha nạt nổ giáo dân, có những cha đánh đập giáo dân, có những cha coi các cụ già bằng thằng. Có những cha trong khi giảng xúc phạm đến giáo dân hay nói giáo dân một cách nhục quá nên có người đã bỏ ra trong khi cha giảng, có người bỏ về luôn, có người thấy cha giảng như thế rồi một số đem nhau đi lễ xứ khác. Nếu ta đem so sánh như vậy, thì những sơ suất của cha Long cũng không nên bé xé thành to. Và nếu có nói thì phải nói những cha phạm tội nặng hơn nhiều lần so với cha Long trước đã, như vậy mới là người hiểu biết.
Những người đi cha Long về, ít nhất phải biết cầu nguyện với Chúa một đôi lời. Lương cũng như Giáo phải tập cho họ biết cách cầu nguyện ở mọi nơi và mọi lúc, vì nơi nào cũng có Chúa. Khi cầu nguyện kể cả Giáo và Lương phải nhìn thấy cho được Chúa đang hiện diện ngay trước mặt mình. Những cơn đau bệnh lên, lúc đó không còn cách nào khác là bằng những lời cầu nguyện từ đáy lòng. Không có một sức mạnh nào bằng lời cầu nguyện: lời cầu nguyện đã làm cho kẻ chết sống lại, lời cầu nguyện đã đóng cửa trời suốt 3 năm 6 tháng không hề có giọt mưa trên đất Do Thái, lời cầu nguyện đã làm cho trởi đổ mưa, lời cầu nguyện đã làm cho lửa từ trời xuống thiêu đốt của lễ trên bàn thờ. Và hầu hết những bệnh nhân đến với cha Long là đã đi khắp nơi, bệnh viện đã trả về. Cầu nguyện đọc to hay nói thầm thì cũng được. Khi cầu nguyện hãy nói: lạy Chúa, con tin thật Chúa đang hiện diện trước mặt con, xin Chúa tha tội tha vả cho con, xin Chúa giảm bớt cơn đau cho con. Lạy Chúa, xin tha tội tha vả cho mọi người trong gia đình con, xin Chúa giảm bớt cơn đau cho con. Đọc đi đọc lại nhiều lần trong lòng như thế, 100% bệnh sẻ giám. Còn những cơn đau đã lên, thì có thể nói, 99% là ước chết hơn là phải sống để mà chịu bệnh. Cách cầu nguyện khác: Lạy Chúa, con tin Chúa đang hiện diện trước mặt con, xin Chúa giúp con chịu đau khổ này cho đẹp lòng Chúa và đền vì tội lỗi con. Xin Chúa giúp con chịu đau khổ này để được kết hợp với của lễ Chúa Giế-su giờ này đang dâng trên bàn thờ, mà tạ ơn Thiên Chúa Cha, và cho được đền bù tội lỗi của con. Đọc đi đọc lại hàng trăm hàng ngàn lần như thế, 100% bệnh sẻ bớt, giảm bớt cơn đau đớn hay đủ sức để chịu đựng. Và trái lại bệnh tật sẻ trở thành nguồn ân sủng cho linh hồn chúng ta, và nhất là đưa ta đến gần Chúa hơn. Nếu cầu nguyện như thế thì người ta không còn sợ chết, và nếu họ chết thì chết một cách rất vui vẻ. Người nhà cũng không có cách nào hơn để giúp đỡ người ốm và duy nhất là chỉ có cách cầu nguyện như trên mới làm cho bệnh nhân được thuyển giám, và người nhà cũng cảm thấy rất bình an. Nếu bệnh nhân có chết người nhà cũng không buồn phiền lắm. Ơn bình an là ơn quan trọng và cần thiết nhất hơn mọi sự trên đời này. Các thánh tử đạo sặn sàng chết và chết một cách vui vẻ là vì các ngài có ơn bình an.
Để những người đi từ cha Long về biết cầu nguyện như trên, cha phải cho công đoàn lặp đi lặp lại nhiều lần khỏi quên, và mọi người mới có thể nhớ được lâu. Còn nếu không biết cách cầu nguyện, thì khi những cơn đau bệnh lên, lúc đó chỉ có kêu van, có người gào thét cho đỡ đau.
Mỗi ngày đêm cha Long có thể nhận hàng ngàn tin nhắn xin cha cầu nguyện từ trong và ngoài nước. Có người vừa nhắn tin xong thì họ được như ý họ xin hay bệnh được thuyên giảm, không biết cha Long đã kịp cầu nguyện cho họ hay chưa thì không biết. Nhưng chính cha nên dâng lên Chúa ít nhất là 3 lời cầu nguyện, và cộng đoàn đáp: xin Chúa nhậm lời chúng con. Làm như thế, để tất cả những tin nhắn trong điện thoại của cha được bay lên bàn thờ. Đồng thời cha cũng dâng tất cả mọi lời nguyện cầu của khách hàng hương về xin ơn, và cha cũng dâng tất cả mọi tội lỗi và mọi đau khổ của tất cả những người đã xin cha cầu nguyện cũng như tất cả những người có mặt hiện diện nơi đó. Vì có một vị thánh khi Chúa hiện đến bảo là con hãy dâng tội lỗi của con lên cho Ta để được tha thứ.
Có một điều mà các Đến Thánh phải học, và có lẽ tất cả các xứ cũng nên làm. Có một cha đề nghị như thế này: “Tại sao các cha không cho người lên làm chứng như cha Long?” Lời đề nghị của cha đó rất phù hợp với ý Chúa. Nhờ lời chứng mà mọi người xa gần đều biết về Chúa, còn không có lời chứng thì làm sao người ta biết được bao kỳ công Chúa đã làm. Biết để làm gì? Biết để cám ơn và cùng nhau chúc tụng Chúa. Như Chúa đã dạy: “Hãy tường thuật, tường thuật phép lạ Chúa giữa chư dân” (Tv 95). Chuyện lạ có thật, cách đây mấy năm có người kể lại: cha An tôn Nguyễn Đình Thăng giảng lễ ở Trãi Gáo, giáo phận Vinh. Cha kể: Có người Lương dân mất gần 2 kg vàng, nhưng họ đến khấn ông thánh An tôn. Vài ngày sau đó có người ở Trãi Gáo thấy một người bỏ cái gói gì đó ở nơi gốc cây xa xa. Bỏ xong rồi đi thẳng luôn và không nhìn lại. Người đó thấy vậy rồi chạy lại xem thử cái gì. Người đó mở gói đó ra thì thấy toàn là vàng, đồng thời có cả tên tuổi và địa chỉ của người có vàng. Người đó đưa số vàng đó vào cho cha Thăng. Câu chuyện nói mất gần hai cân vàng mà được trả lại có lẽ không ai tin, mà người ta sẻ cho đó là chuyện Tiếu Lâm thôi. Có thể nói, một ngàn lời cha giảng không thể bằng một chứng nhân như thế này. Bởi vậy, các nhà thờ và nhất là các Đền Thánh nên học cách cha Long mà cho người lên làm chứng hay đọc thư để mọi người xa gần được biết muôn vàn sự lạ Chúa đã và đang làm khắp mọi nơi.
Một điều nói ra đây không mấy ai nhất trí cả, nhưng nói ra để HĐGM Việt Nam tìm người lên làm Giám Mục ít sai hơn, hay nói cho đúng hơn là tìm đúng người được Chúa chọn. Có một Đức Cha chế nhạo người ăn chay ít nhất là ba lần, khi Đức Cha giảng trong nhà thờ. Ta thấy bây giờ một năm chỉ có hai ngày chay nhưng có những người vẫn không thể ăn chay được. Vậy người hay ăn chay đó là ai? Là các ông bà cụ hay một ít cha nào đó hay những người đạo đức. Lẽ ra Đức Cha đó phải động viên mọi người ăn chay để học theo gương Chúa Giê-su và các thánh chứ, sao Đức Cha không động viên nhưng còn đem việc ăn chay ra để chế nhạo?
Rồi một Đức Cha múa hát văn nghệ trên cung thánh với các em. Có một cha hát và múa nhảy trên cung thánh rồi đưa lên mạng, và nhiều người đã bình luận: “Cha đó phê rồi”. Có người nói: “Cha nhảy như điên”. Cung thánh được gọi là nơi cực thánh. Nơi cực thánh trước đây chỉ có các tư tế mới được vào, và nếu ai vào đó là bị phạt chết tươi. Nơi cực thánh khi xưa thì cũng chẳng có gì, chỉ là cục đá ghi 10 Điều Răn của Chúa thôi. Cung thánh ngày nay còn trọng hơn rất nhiều lần so với nơi cực thánh khi xưa. Nơi cực thánh ngày nay có Chúa Giê-su hiện diện trong nhà tạm, có Mẹ Maria, các thiên thấn và các thánh đang thờ lạy chung quanh, không phải như nơi cực thánh khi xưa chỉ một cục đá khắc mười Điều Răn trên đó. Vậy múa hát văn nghệ trên cung thánh hay trong nhà thờ là hoàn toàn sai, vì Chúa nói: “Nhà Ta là nhà cầu nguyện” (Lc 19.46).
Có rất nhiều loại nhà: nhà hát, nhà ăn, nhà cầu, nhà giam, nhà thương, nhà chứa…. Nhà nào thì phải dùng đúng công việc của nhà đó. Nhà cầu nguyện thì chỉ để dùng vào việc cầu nguyện, sao có những xứ lại cho giới trẻ sinh hoạt trong đó hay là hội họp? Nếu ai đó đã một lần thấy giới trẻ sinh hoạt trong nhà thờ là sẻ biết, có những giáo xứ giới trẻ còn ồn ào hơn cả chợ nửa. Ta cứ nhớ rằng giới trẻ nhiều khi cha xứ nói mà không nghe, ban hành giáo nói không nghe, thì huynh trưởng là cái gì mà làm cho nó yên lặng được. Múa hát hò reo, hô hào phải làm ngoài nhà thờ. Cha Louis Nguyễn Văn Nga, giáo phận Vinh, cha luôn luôn nhắc nhở, nhà thờ là nơi thánh: “Ai phạm tội trong nhà thờ đều là phạm thánh”. Nơi thánh thì phải làm việc thánh, sao lại đưa múa hát, sinh hoạt trêu ghẹo nhau trong nơi thánh được? Ước gì các cha cũng nhắc nhở với giáo dân câu nói của cha Nga thường xuyên, để mọi người biết được điều đó là tội, thì người ta sẻ không dám phạm hay ít phạm hơn. Nhiều nhà thờ nam nữ ngồi với nhau nói chuyện trong nhà thờ mà không biết đó là tội, nhất là những đôi đang yêu nhau. Nhà thờ đã phân chia nam một bên, nữ một bên sao các cha một số nơi lại để cho ngồi lộn với nhau trong nhà thờ như thế? Nếu bên nam có thừa nơi thì cũng không được ngồi chung với nhau. Kể cả đứng ngoài nhà thờ, nam đứng bên nam, nữ đứng bên nữ.
Ngày nay nhà thờ có những nơi đã biến thành nơi cho nam nữ tán tỉnh nhau. Nhiều xứ cho giới trẻ sinh hoạt ngay trong nhà thờ. Một số cha bắt những em không muốn vào cũng phải vào đoàn thể, cho nên những em đó vào là nó phá. Vô phép nhất là nó tán tỉnh, trêu ghẹo nhau trong nhà thờ ngay khi đang sinh hoạt, có những hành động sờ chạm vào người nhau trong nhà thờ. Ta biết ngày nay có những em học sinh cấp hai đã mang thai, có em đã phá thai, cấp một cũng đã biết yêu. Cho nên tuyệt đối không được cho thiếu nhi sinh hoạt trong nhà thờ, nếu cần sinh hoạt vì trời mưa to, thì cha xứ phải đứng đó mà canh gác, còn không chúng nó phạm tội trong nhà thờ là cha xứ phải chịu hoàn toàn, và những nhà thờ như thế có lẽ phải làm phép tẩy uế.
Rồi một Đức Cha khác đã bắt phải giải tán bốn nhà dòng hay phải sát nhập với các cộng đoàn khác.
Rồi một thời cha Px Trần An ở dòng Thiên An, Huế, Chúa cho cha Px Trần An có ơn thu hút, lôi cuốn được những người bụi đời, những người nghiện ngập, những người bất hạnh về ở với cha để được cha hoán cải. Nhưng có một thời gian ngài bị trục trặc với dòng Thiên An, tìm hiểu ra thì cũng do tác động của một Đức Cha, Đức Cha đó không thuộc về giáo Phận Huế. Ước gì trong tương lai dòng Thiên An Huế cùng kết hợp với cha Trần An để làm việc cho Chúa, thì thực sự hai bên đều có lợi. Đến với cơ sở của cha An là một nơi rất thực tế để thực tập cho các cha, cho các thầy được có cơ hội sống trực tiếp trên những con người tội lỗi, những con người bị xã hội ruồng bỏ, những tội nhân bỏ Chúa lâu năm. Và cũng rất đúng với lời Chúa dạy: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10.45). Ngoài xứ con có một em, gia đình bất lực, giáo họ và các ban ngành cũng không thể dạy được, em này phạm khá nhiều tội. Cám ơn cha Phao lô Hồ Văn Trường đã đưa đường chỉ lối cho gia đình gửi em đó vào cha An. Nay em ấy khá lên rồi. Bất kể ai chấp nhận ở với cha An thì đều được biến đổi. Qua đây các cha xứ nên thông báo cho các bà con biết, những đứa con nào cha mẹ không thể dạy được, thì nên gửi vào cha An càng sớm càng tốt. Vào ở với cha An là được cả hồn cả xác. Cơ sở của cha An đang nằm trên đất của giáo phận Huế, có lẽ giáo phận nên đầu tư kinh phí vào cho cha An, vì đó là công trình đặc biệt của Chúa. Tất nhiên không đầu tư thì Chúa cũng lo cho cha cả, nhưng để biết cái gì cần lo hơn cái gì.
Rồi lúc này thì Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng đã cấm cha Long như thế, Đức Cha Gioan Vũ Tất cũng ngăn cản việc cha Long phân phát đài cho mọi người. Có những người cho rằng các Đức Cha không thể sai như thế được. Cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng Tổng Thư ký, Ủy Ban Công Lý Hòa bình HĐGM Việt Nam chia sẻ rằng: “Bình thường Đức Giáo Hoàng cũng sai, ngài chỉ không sai khi Đức Giáo Hoàng có ơn bất khả ngộ khi mà ngài nhân danh quyền Tòa Thánh, quyền Phề-rô công bố về một vấn đề phải tin về những vấn đề đức tin và luân lý”. Cho nên xét qua lời Chúa sau đây có thể là không sai: “Những đứa con mà Chúa đã sinh ra không tì ố lại lỗi đạo với Người” (Bài ca của ông Môi sen 32.5).
Kính thưa HĐGM Việt Nam và toàn thể cộng đồng dân Chúa. Chúng ta chỉ được phép vâng lời đúng những gì Chúa và Hội Thánh dạy, còn những điều đi ngược với Luật Chúa và Hội Thánh dạy thì không được vâng lời. Trong quá khứ có không ít những trường hợp vì vâng lời bề trên mà đã xẩy ra những hậu quả không lường được... Như đạo Tin Lành, bây giờ đã hàng trăm triệu người, đi ngược lại với Giáo Hội Chúa, là chỉ vì các cha và giáo dân thời đó đã vâng lời Đức Cha Luther. Nếu các cha và giáo dân thời đó không vâng lời Đức Cha Luther, thì 100% ngày nay đã không có đạo Tin Lành. Như trường hợp thánh Gioan Thánh Giá nếu ngài vâng lời bề trên, thì ngài được có chức tước trong dòng, được bề trên và mọi người yêu mến. Và nếu ngài vâng lời bề trên, thì đã không bao giờ có thánh Gioan Thánh Giá như ngày hôm nay
Vậy, căn cứ trên lời Chúa đã truyền dạy và đã được chứng minh trên: “Chúa đã thực hiện bao kỳ công, điều đó, phải cho cả địa cầu được biết. Vĩ nghiệp của Người loan báo giữa muôn dân, và nhắc nhở: danh Người siêu việt” (Tv). Căn cứ trên lời của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, ngài cũng đã lấy lại lời Chúa là: “Hãy đứng lên! Ta đặt ngươi làm chứng nhân về những gì ngươi đã thấy” (Cv 26.16). Căn cứ trên việc làm của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ngài đã phân phát đài cha Long cho giáo dân. Căn cứ trên hàng vạn người Lương từ khắp mọi miền của đất nước từ trước đến nay đã đến với cha Long, họ đã được biết về Chúa, được học hỏi về Chúa. Căn cứ vào qua đời ĐTGM Phao lô Bùi Văn Đọc, Chủ Tịch HĐMG Việt Nam ngài đã không ngừng khích lễ động viên công trình Lòng Thương xót của cha Long. Qua những bằng chứng trên, thì việc Đức Cha Giuse Đỗ Mạng Hùng cấm cha Long như thế là trái ngược hoàn toàn với lời Chúa và Hôi Thánh dạy. Amen.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét