CHIA SẺ TIN MỪNG
Chúa Nhật thứ 32 Thường Niên
(06-11-2016)
Ảnh hưởng của cuộc sống hiện tại đối với cuộc sống mai hậu
(Bài thứ hai)
(Bài thứ hai)
ĐỌC LỜI CHÚA
• 2Mcb 7,1-2.9-14: (9) Chúng tôi chết vì Luật pháp của Vua vũ trụ, nên Người sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời.
• 2Tx 2,16-3,5: (16) Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta, đã dùng ân sủng mà ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp.
• TIN MỪNG: Lc 20,27-38
Vấn đề kẻ chết sống lại
(27) Có mấy người thuộc nhóm Xađốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. (28) Mấy người ấy hỏi Đức Giêsu: «Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. (29) Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. (30) Người thứ hai, (31) rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. (32) Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. (33) Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?»
(34) Đức Giêsu đáp: «Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, (35) chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. (36) Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. (37) Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Môsê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Ápraham, Thiên Chúa của tổ phụ Ixaác, và Thiên Chúa của tổ phụ Giacóp. (38) Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống».
(27) Có mấy người thuộc nhóm Xađốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. (28) Mấy người ấy hỏi Đức Giêsu: «Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. (29) Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. (30) Người thứ hai, (31) rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. (32) Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. (33) Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?»
(34) Đức Giêsu đáp: «Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, (35) chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. (36) Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. (37) Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Môsê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Ápraham, Thiên Chúa của tổ phụ Ixaác, và Thiên Chúa của tổ phụ Giacóp. (38) Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống».
CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
1. Bạn nghĩ gì về việc nhóm Xađốc dùng kinh nghiệm cuộc đời này để áp dụng cho đời sống vĩnh cửu? Cách hiện hữu và sinh hoạt trong đời sống vĩnh cửu có giống như cách hiện hữu và sinh hoạt trong đời sống hiện tại không?
2. Một bào thai trong bụng mẹ - giả như biết suy nghĩ - có thể tưởng tượng được gì về cuộc sống sau khi ra khỏi bụng mẹ không? Tương tự, ta có thể nghĩ hay tưởng tượng được gì về đời sống vĩnh cửu mai hậu không?
3. Đời sống mai hậu có thể là một đời sống im lìm, chỉ làm một việc duy nhất nào đó không? Hay là một đời sống hoạt động và làm việc như Thiên Chúa là Đấng luôn luôn làm việc?
2. Một bào thai trong bụng mẹ - giả như biết suy nghĩ - có thể tưởng tượng được gì về cuộc sống sau khi ra khỏi bụng mẹ không? Tương tự, ta có thể nghĩ hay tưởng tượng được gì về đời sống vĩnh cửu mai hậu không?
3. Đời sống mai hậu có thể là một đời sống im lìm, chỉ làm một việc duy nhất nào đó không? Hay là một đời sống hoạt động và làm việc như Thiên Chúa là Đấng luôn luôn làm việc?
Suy tư gợi ý:
1. Mọi Kitô hữu đều tin vào sự sống lại
Nói chung, hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều tin rằng con người còn có một đời sống khác ngoài cuộc sống ở đời này. Nói cách khác, sự hiện hữu của mỗi con người thì rất lâu dài, còn đời sống tại thế này chỉ là một giai đoạn hết sức ngắn ngủi của sự hiện hữu ấy. Và cách thức con người sống trong đời sống tại thế này là một yếu tố quan trọng quyết định tình trạng của đời sống hậu thế.
Kitô giáo cũng chủ trương như thế, nhưng niềm tin vào cuộc sống mai hậu còn có những nét đặc thù riêng. Người Kitô hữu tin rằng không chỉ có linh hồn tham dự vào cuộc sống mai hậu, mà cả thân xác cũng sẽ sống lại sau khi hư nát một thời gian, để tham dự vào sự sống thần linh và vĩnh cửu đời sau. Thân xác ấy sẽ được biến đổi để phù hợp với cách hiện hữu mới ấy. Niềm tin vào sự sống lại được xây dựng trên nền tảng sự sống lại của Đức Giêsu, mà các tông đồ là những người đã thấy tận mắt, đã sẵn sàng chịu đau khổ và chết để làm chứng. «Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng» (Cv 2,32; x. Cv 10,41). Đây là một trong những niềm tin căn bản nhất của người Kitô hữu, đến nỗi có thể nói ai không tin vào sự sống lại thì không phải là người Kitô hữu.
2. Đời sống mai hậu là một thực tại siêu nghiệm
Trong bài Tin Mừng hôm nay, nhóm Xađốc đã đưa ra một vấn nạn về cuộc sống mai hậu dựa trên ý nghĩ cho rằng cuộc sống ấy cũng có vợ có chồng, và vợ chồng cũng sống chung với nhau như ở trần gian. Nếu như thế thì vấn nạn họ đặt ra thật khó giải quyết: trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy anh em đều đã lấy nàng làm vợ?. Nhưng câu trả lời của Đức Giêsu cho ta biết trật tự, cách tổ chức, sinh hoạt, cách thế hiện hữu trong cuộc sống mai hậu không giống như cuộc sống đời này. Không thể lấy kinh nghiệm hiện hữu của cuộc sống này để áp dụng vào việc suy đoán cách hiện hữu của cuộc sống mai hậu. Đối với cuộc sống mai hậu, con người không hề có một kinh nghiệm nào và cũng không có một từ ngữ nào tương xứng để diễn tả. Thánh Phaolô có nói về sự siêu nghiệm ấy như sau: «Điều mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người là điều mà mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ được» (1 Cr 2,9).
Tương tự như một anh chàng bị mù từ bẩm sinh, chưa hề có một kinh nghiệm gì về màu sắc. Đối với anh, không thể có cách giải thích nào giúp anh hiểu được màu sắc như người sáng mắt cả. Nếu anh hỏi màu sắc có phải tương tự như một cái gì đấy mà anh đã từng kinh nghiệm không, thì ta phải trả lời rằng không. Vì kinh nghiệm về màu sắc là một kinh nghiệm độc đáo của thị giác, mà những giác quan khác dù có tinh nhuệ đến đâu cũng không thể nào có được. Dùng những kinh nghiệm của các giác quan khác để diễn tả về màu sắc thì cũng giống như việc lấy giấy để làm nhà, hay lấy thước để đo độ lớn sự khôn ngoan của một người vậy.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, nhóm Xađốc đã đưa ra một vấn nạn về cuộc sống mai hậu dựa trên ý nghĩ cho rằng cuộc sống ấy cũng có vợ có chồng, và vợ chồng cũng sống chung với nhau như ở trần gian. Nếu như thế thì vấn nạn họ đặt ra thật khó giải quyết: trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy anh em đều đã lấy nàng làm vợ?. Nhưng câu trả lời của Đức Giêsu cho ta biết trật tự, cách tổ chức, sinh hoạt, cách thế hiện hữu trong cuộc sống mai hậu không giống như cuộc sống đời này. Không thể lấy kinh nghiệm hiện hữu của cuộc sống này để áp dụng vào việc suy đoán cách hiện hữu của cuộc sống mai hậu. Đối với cuộc sống mai hậu, con người không hề có một kinh nghiệm nào và cũng không có một từ ngữ nào tương xứng để diễn tả. Thánh Phaolô có nói về sự siêu nghiệm ấy như sau: «Điều mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người là điều mà mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ được» (1 Cr 2,9).
Tương tự như một anh chàng bị mù từ bẩm sinh, chưa hề có một kinh nghiệm gì về màu sắc. Đối với anh, không thể có cách giải thích nào giúp anh hiểu được màu sắc như người sáng mắt cả. Nếu anh hỏi màu sắc có phải tương tự như một cái gì đấy mà anh đã từng kinh nghiệm không, thì ta phải trả lời rằng không. Vì kinh nghiệm về màu sắc là một kinh nghiệm độc đáo của thị giác, mà những giác quan khác dù có tinh nhuệ đến đâu cũng không thể nào có được. Dùng những kinh nghiệm của các giác quan khác để diễn tả về màu sắc thì cũng giống như việc lấy giấy để làm nhà, hay lấy thước để đo độ lớn sự khôn ngoan của một người vậy.
3. Những gì xảy ra trong cuộc đời này có thể có liên hệ và ảnh hưởng đến đời sống mai hậu
Cuộc đời này tuy ngắn ngủi, nhưng lại rất quan trọng: nó ảnh hưởng một cách quyết định đến cách thế hiện hữu của ta trong cuộc sống mai hậu. Một người sống đầy tình người, đầy yêu thương ở đời này chắc chắn tình trạng đời sau sẽ khác hẳn với người đời này sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình. Đời này là nhân, đời sau là quả: nhân nào sinh quả nấy, cây nào sinh trái nấy, «cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt» (Mt 7,17-18). Người làm tốt sẽ được thưởng, người làm điều xấu sẽ bị phạt như thư Rôma và sách Khải huyền viết: «Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm» (Rm 2,6; Kh 2,23).
Cuộc sống ở đời này có nhiều điều xảy đến hết sức phi lý đến nỗi không thể hiểu hay cắt nghĩa được. Nhưng nếu có đời sống mai hậu, thì ta có thể an tâm chấp nhận sự không thể hiểu hay cắt nghĩa được ấy. Cuộc sống này so với cuộc sống mai hậu cũng phần nào tương tự như cuộc sống của ta trong bụng mẹ so với cuộc sống của ta ở ngoài đời. Khi ở trong bụng mẹ, nếu ta biết suy nghĩ và lý sự như hiện nay, chắc chắn ta sẽ nhận ra nhiều điều thật phi lý hoặc không thể cắt nghĩa được. Lúc đó ta sẽ không thể nào hiểu được Trời sinh ra đôi tai, cặp mắt, đôi tay, đôi chân là để làm gì, vì chúng hoàn toàn vô dụng trong cuộc sống bào thai. Chỉ khi ra khỏi bào thai, sống cuộc đời trần thế, ta mới thấy được sự hết sức hợp lý và dễ hiểu của những điều ta cho là hết sức phi lý kia. Cũng vậy, nhiều điều mà ta không thể hiểu nổi hiện nay - những đau khổ, những bất công, những phi lý trong cuộc đời hiện tại - sẽ trở thành hết sức hợp lý và dễ hiểu khi chúng ta bước vào đời sống mai hậu.
Cuộc đời này tuy ngắn ngủi, nhưng lại rất quan trọng: nó ảnh hưởng một cách quyết định đến cách thế hiện hữu của ta trong cuộc sống mai hậu. Một người sống đầy tình người, đầy yêu thương ở đời này chắc chắn tình trạng đời sau sẽ khác hẳn với người đời này sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình. Đời này là nhân, đời sau là quả: nhân nào sinh quả nấy, cây nào sinh trái nấy, «cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt» (Mt 7,17-18). Người làm tốt sẽ được thưởng, người làm điều xấu sẽ bị phạt như thư Rôma và sách Khải huyền viết: «Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm» (Rm 2,6; Kh 2,23).
Cuộc sống ở đời này có nhiều điều xảy đến hết sức phi lý đến nỗi không thể hiểu hay cắt nghĩa được. Nhưng nếu có đời sống mai hậu, thì ta có thể an tâm chấp nhận sự không thể hiểu hay cắt nghĩa được ấy. Cuộc sống này so với cuộc sống mai hậu cũng phần nào tương tự như cuộc sống của ta trong bụng mẹ so với cuộc sống của ta ở ngoài đời. Khi ở trong bụng mẹ, nếu ta biết suy nghĩ và lý sự như hiện nay, chắc chắn ta sẽ nhận ra nhiều điều thật phi lý hoặc không thể cắt nghĩa được. Lúc đó ta sẽ không thể nào hiểu được Trời sinh ra đôi tai, cặp mắt, đôi tay, đôi chân là để làm gì, vì chúng hoàn toàn vô dụng trong cuộc sống bào thai. Chỉ khi ra khỏi bào thai, sống cuộc đời trần thế, ta mới thấy được sự hết sức hợp lý và dễ hiểu của những điều ta cho là hết sức phi lý kia. Cũng vậy, nhiều điều mà ta không thể hiểu nổi hiện nay - những đau khổ, những bất công, những phi lý trong cuộc đời hiện tại - sẽ trở thành hết sức hợp lý và dễ hiểu khi chúng ta bước vào đời sống mai hậu.
4. Đời sống mai hậu sẽ ra sao?
Đời sống mai hậu hoàn toàn vượt khỏi khả năng tưởng tượng và suy đoán của con người. Dù biết như thế, nhưng vì Thiên Chúa ban cho con người khả năng tưởng tượng và suy đoán, nên tôi vẫn thử sử dụng khả năng ấy một chút để mình có một hướng suy nghĩ hay hành động cho mình trong cuộc đời này. Những suy nghĩ sau đây là của riêng tôi, hoàn toàn mang tính cá nhân, nhưng tôi cảm thấy nó có ích ít là cho riêng tôi.
Tôi cho rằng sau khi chết, con người sẽ có một đời sống vĩnh cửu khác hẳn với đời sống hiện tại. Con người sẽ làm gì trong cái vĩnh cửu ấy? Chắc hẳn con người sẽ không ngồi một chỗ để nhìn ngắm Thiên Chúa, để ca tụng ngợi khen Ngài mãi mãi. Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa luôn luôn làm việc: «Cho đến nay, Cha tôi vẫn luôn luôn làm việc, thì tôi cũng làm việc» (Ga 5,17), nên chắc chắn là dù có ở thiên đàng thì ta cũng vẫn làm việc. Thiên Chúa sẽ mời gọi chúng ta tiếp tục cộng tác vào công việc sáng tạo mới của Ngài, với những công trình hoàn toàn mới. Từ xưa đến nay, Ngài vẫn luôn luôn mời gọi mọi người cộng tác vào công việc của Ngài. Có điều khác là sự làm việc ở trên thiên đàng không phát sinh mệt nhọc và đau khổ như ở dưới thế, mà là nguồn phát sinh cảm hứng và hạnh phúc. Và chắc chắn không phải mọi người đều cùng làm một việc như nhau, nếu thế thì thiên đàng chán ngắt, mà trái lại công việc sẽ rất đa dạng.
Nhưng làm sao ta có thể làm được những công việc ấy nếu chúng ta không được huấn luyện trước hay không có một kinh nghiệm gì? Tôi có cảm tưởng rằng cuộc đời này chính là một trường đào tạo tay nghề cho những công việc của đời sống mai hậu. Chính vì thế, ở đời này, Thiên Chúa đã để cho biết bao việc xảy đến để chúng ta tập đối phó, để luyện những đức tính cần thiết, để rút kinh nghiệm, để rèn đúc sự khôn ngoan, v.v.
Rất có thể Thiên Chúa sẽ tạo lập những thế giới mới và cho chúng ta cai quản, như Đức Giêsu đã từng hé mở điều ấy qua dụ ngôn mười nén bạc (x. Lc 19,11-27). Nhà vua nói với người nhận một nén và đã làm lợi thành mười nén: «Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi ! Vì anh đã trung thành trong việc rất nhỏ, thì hãy cầm quyền cai trị mười thành». Ngài nói với người làm lợi được năm nén: «Anh cũng vậy, anh hãy cai trị năm thành». Còn với kẻ chôn cất nén bạc và không làm lợi gì, nhà vua nói: «Hãy lấy lại nén bạc nó giữ mà đưa cho người đã có mười nén». So với người được cai trị năm thành, chắc chắn người được cai trị mười thành trước đó phải chịu khó nhọc vất vả hơn, nhờ đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn, và vì thế xứng đáng cai trị nhiều thành hơn.
Vì tưởng tượng và suy nghĩ như thế, nên tôi tin rằng tất cả mọi phi lý bất công xảy đến cho tôi trong cuộc đời này đều có ý nghĩa của nó. Tất cả đều do Thiên Chúa đầy khôn ngoan gửi đến cho tôi để tôi tập luyện bản lĩnh của mình, hầu trở nên một người cộng tác đắc lực với Ngài trong công trình sáng tạo mới của Ngài mai sau. Viễn cảnh tưởng tượng ấy cho dẫu không đúng, thì nó cũng giúp tôi rất nhiều trong việc làm cho cuộc đời tôi có ý nghĩa và có đích hướng tới, đồng thời giúp tôi có hướng giải thích nhiều chuyện xảy ra trong cuộc đời mà trí khôn bình thường cho là phi lý và không thể chấp nhận được.
Đời sống mai hậu hoàn toàn vượt khỏi khả năng tưởng tượng và suy đoán của con người. Dù biết như thế, nhưng vì Thiên Chúa ban cho con người khả năng tưởng tượng và suy đoán, nên tôi vẫn thử sử dụng khả năng ấy một chút để mình có một hướng suy nghĩ hay hành động cho mình trong cuộc đời này. Những suy nghĩ sau đây là của riêng tôi, hoàn toàn mang tính cá nhân, nhưng tôi cảm thấy nó có ích ít là cho riêng tôi.
Tôi cho rằng sau khi chết, con người sẽ có một đời sống vĩnh cửu khác hẳn với đời sống hiện tại. Con người sẽ làm gì trong cái vĩnh cửu ấy? Chắc hẳn con người sẽ không ngồi một chỗ để nhìn ngắm Thiên Chúa, để ca tụng ngợi khen Ngài mãi mãi. Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa luôn luôn làm việc: «Cho đến nay, Cha tôi vẫn luôn luôn làm việc, thì tôi cũng làm việc» (Ga 5,17), nên chắc chắn là dù có ở thiên đàng thì ta cũng vẫn làm việc. Thiên Chúa sẽ mời gọi chúng ta tiếp tục cộng tác vào công việc sáng tạo mới của Ngài, với những công trình hoàn toàn mới. Từ xưa đến nay, Ngài vẫn luôn luôn mời gọi mọi người cộng tác vào công việc của Ngài. Có điều khác là sự làm việc ở trên thiên đàng không phát sinh mệt nhọc và đau khổ như ở dưới thế, mà là nguồn phát sinh cảm hứng và hạnh phúc. Và chắc chắn không phải mọi người đều cùng làm một việc như nhau, nếu thế thì thiên đàng chán ngắt, mà trái lại công việc sẽ rất đa dạng.
Nhưng làm sao ta có thể làm được những công việc ấy nếu chúng ta không được huấn luyện trước hay không có một kinh nghiệm gì? Tôi có cảm tưởng rằng cuộc đời này chính là một trường đào tạo tay nghề cho những công việc của đời sống mai hậu. Chính vì thế, ở đời này, Thiên Chúa đã để cho biết bao việc xảy đến để chúng ta tập đối phó, để luyện những đức tính cần thiết, để rút kinh nghiệm, để rèn đúc sự khôn ngoan, v.v.
Rất có thể Thiên Chúa sẽ tạo lập những thế giới mới và cho chúng ta cai quản, như Đức Giêsu đã từng hé mở điều ấy qua dụ ngôn mười nén bạc (x. Lc 19,11-27). Nhà vua nói với người nhận một nén và đã làm lợi thành mười nén: «Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi ! Vì anh đã trung thành trong việc rất nhỏ, thì hãy cầm quyền cai trị mười thành». Ngài nói với người làm lợi được năm nén: «Anh cũng vậy, anh hãy cai trị năm thành». Còn với kẻ chôn cất nén bạc và không làm lợi gì, nhà vua nói: «Hãy lấy lại nén bạc nó giữ mà đưa cho người đã có mười nén». So với người được cai trị năm thành, chắc chắn người được cai trị mười thành trước đó phải chịu khó nhọc vất vả hơn, nhờ đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn, và vì thế xứng đáng cai trị nhiều thành hơn.
Vì tưởng tượng và suy nghĩ như thế, nên tôi tin rằng tất cả mọi phi lý bất công xảy đến cho tôi trong cuộc đời này đều có ý nghĩa của nó. Tất cả đều do Thiên Chúa đầy khôn ngoan gửi đến cho tôi để tôi tập luyện bản lĩnh của mình, hầu trở nên một người cộng tác đắc lực với Ngài trong công trình sáng tạo mới của Ngài mai sau. Viễn cảnh tưởng tượng ấy cho dẫu không đúng, thì nó cũng giúp tôi rất nhiều trong việc làm cho cuộc đời tôi có ý nghĩa và có đích hướng tới, đồng thời giúp tôi có hướng giải thích nhiều chuyện xảy ra trong cuộc đời mà trí khôn bình thường cho là phi lý và không thể chấp nhận được.
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, xin cho con nhận thức được tầm quan trọng của cuộc sống này trong việc chuẩn bị và quyết định cho số phận vĩnh cửu đời sau. Xin cho con hiểu và nhận ra được sự khôn ngoan quan phòng rất tuyệt vời của Cha trong tất cả mọi biến cố xảy đến cho con ở đời này nhằm chuẩn bị hạnh phúc cho con ở đời sau. Amen.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét