ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO
Phần II
Chương 2
Sợ mất chân tính khi đối thoại
E rằng đối thoại thì mình phải thay đổi lập trường
Cản trở quan trọng thứ hai là sợ mất chân tính của mình khi đối thoại. Sợ mất chân tính là sợ rằng khi đối thoại, sau khi cùng thảo luận và bàn cãi, mình và người đối thoại sẽ phải cùng đi đến một kết luận chung được coi như chân lý, mà khi phải nhận kết luận này, thì mình không còn là mình như trước đây nữa. Nghĩa là điều mình mới chấp nhận đi ngược lại với giáo thuyết của tôn giáo mình. Chấp nhận nó, có nghĩa là mình trở thành lạc giáo, không còn là chính thống trong tôn giáo của mình nữa. Đây là một cản trở lớn nhất, khiến nhiều tín đồ tôn giáo khó có thể đối thoại cách cởi mở được. Vì kết luận đã có sẵn, nên nếu có đối thoại, thì không phải để cùng nhau tìm chân lý, mà chỉ là để người đối thoại với mình hiểu mình thêm, hoặc là thuyết phục họ đồng lập trường với mình; chứ lập trường của mình thì đã có sẵn, không được phép thay đổi gì cả. Mình phải bảo đảm được rằng trước khi đối thoại, lập trường của mình như thế nào, thì sau đối thoại, lập trường của mình cũng phải y nguyên như vậy, cho dù mình có đuối lý hay người đối thoại với mình có hợp lý đến đâu. Quả thật, không ai cảm thấy hứng thú khi phải đối thoại với một người có lập trường đã được tiền định là không thể thay đổi như vậy!
Thực ra, đối thoại không nhất thiết đòi hỏi ta phải thay đổi lập trường cũ của mình, vì ngoài việc đối thoại để cùng nhau tìm chân lý, thì đối thoại còn là để tìm hiểu cách suy tư, lập trường của nhau, hầu bổ túc cho lập trường của mình… Chắc chắn rằng sau khi trao đổi, chia sẻ tư tưởng, tâm tình, quan niệm tôn giáo và kinh nghiệm tâm linh với nhau, mỗi thành viên đối thoại đều cảm thấy mình hiểu chính tôn giáo của mình sâu xa hơn: hiểu thâm sâu và chính xác hơn một số câu trong kinh điển hay một số khái niệm trong chính tôn giáo của mình mà trước đây mình chỉ hiểu lờ mờ. Vì mỗi tôn giáo có một số ánh sáng có thể chiếu dọi vào một số vùng u tối ở trong các tôn giáo khác. Tôn giáo nào cũng có sở trường và sở đoản của mình. Nếu không bị lòng tự tôn tôn giáo làm tê liệt tính khách quan của mình, thì ai cũng có thể nhìn thấy điều ấy.
Thực ra, đối thoại không nhất thiết đòi hỏi ta phải thay đổi lập trường cũ của mình, vì ngoài việc đối thoại để cùng nhau tìm chân lý, thì đối thoại còn là để tìm hiểu cách suy tư, lập trường của nhau, hầu bổ túc cho lập trường của mình… Chắc chắn rằng sau khi trao đổi, chia sẻ tư tưởng, tâm tình, quan niệm tôn giáo và kinh nghiệm tâm linh với nhau, mỗi thành viên đối thoại đều cảm thấy mình hiểu chính tôn giáo của mình sâu xa hơn: hiểu thâm sâu và chính xác hơn một số câu trong kinh điển hay một số khái niệm trong chính tôn giáo của mình mà trước đây mình chỉ hiểu lờ mờ. Vì mỗi tôn giáo có một số ánh sáng có thể chiếu dọi vào một số vùng u tối ở trong các tôn giáo khác. Tôn giáo nào cũng có sở trường và sở đoản của mình. Nếu không bị lòng tự tôn tôn giáo làm tê liệt tính khách quan của mình, thì ai cũng có thể nhìn thấy điều ấy.
Phải bảo vệ chân lý, hay phải bảo vệ tôn giáo của mình?
Vấn đề là: chúng ta phải bảo vệ chân lý, hay phải bảo vệ tôn giáo của chúng ta? Chúng ta phải bảo vệ chân lý về Thiên Chúa hay phải bảo vệ giáo lý với những giáo điều đã được qui ước phải tin trong tôn giáo của mình? Chân lý là phương tiện để đạt đến tôn giáo, hay tôn giáo là phương tiện để đạt đến chân lý? Hay chúng ta đã tiên thiên đồng hóa chân lý với giáo lý, giáo điều, với tôn giáo của mình rồi? Khi trả lời đúng đắn câu hỏi này thì người ta cũng đã tìm ra thái độ thích hợp phải có rồi.
Khi đối thoại chân tình, mọi thành viên đối thoại đều ngầm hiểu với nhau rằng ai cũng có thiện chí để đi tới chân lý, và khi đã nhận ra chân lý thì sẵn sàng từ bỏ những thành kiến cũ, không cố chấp vào những gì mình đã từng nghĩ theo nề nếp của tôn giáo mình.
Cần phải nhận thức rõ ràng rằng tôn giáo là một phương tiện giúp người ta nhận ra và thực hiện chân lý, chứ tôn giáo không phải là chân lý. Nói cách khác, tôn giáo chỉ là phương tiện, còn chân lý mới là mục đích. Một mục đích có thể có nhiều phương tiện để đạt tới. Tuy nhiên, phương tiện nào cũng có thể là con dao hai lưỡi cả. Vì thế, nếu không khéo thì chính tôn giáo thay vì dẫn người ta tới chân lý lại làm người ta lạc đường. Ngay như Kinh Thánh, là phương tiện rất hữu hiệu mà Thiên Chúa dùng để mạc khải cho con người, nhưng khi nào con người coi Kinh Thánh quan trọng hơn chân lý, hay sử dụng Kinh Thánh không đúng với mục đích của nó, chừng đó, Kinh Thánh trở thành vật cản trở chân lý. Chính Kinh Thánh chứng tỏ điều đó.
Thật vậy, một trong những mục đích chính của Kinh Thánh là làm chứng về Đấng Mêsia phải đến, chính Đức Kitô xác nhận điều đó: «Chính Kinh Thánh làm chứng về tôi» (Ga 5,39). Vì thế, Kinh Thánh chỉ là phương tiện, chính Đức Kitô hay chân lý mới là mục đích. Nhưng người Do Thái thời đó đã không nhắm vào mục đích đó, họ không nhắm vào chân lý, không nhắm vào Đấng Mêsia, mà họ chỉ nhắm vào hạnh phúc vĩnh cửu của họ: «Các ông nghiên cứu Kinh Thánh vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời» (Ga 5,39). Rất nhiều người đọc Kinh Thánh vì hy vọng nhờ đó mà được sự sống đời đời, chứ mấy người đọc Kinh Thánh để biết được chân lý, để nhận biết Đức Kitô. Đức Kitô hay chân lý đâu có quan trọng bằng sự sống đời đời của họ! Chính vì thế, Kinh Thánh trở thành vật cản trở, khiến họ càng dựa vào Kinh Thánh, thì càng không nhận ra Ngài là Đấng phải đến, càng xa rời chân lý.
Thật vậy, các Rabbi Do Thái nghiên cứu Kinh Thánh rất kỹ, có thể thuộc từng câu từng đoạn, biết xuất xứ của từng chữ từng câu. Cứ xét việc họ giữ luật lệ từng ly từng tí thì có thể biết họ thuộc Kinh Thánh theo kiểu nào. Nhưng tinh thần của họ là tinh thần lệ thuộc, lấy phương tiện làm mục đích. Luật lệ được lập nên vì con người, nhưng họ làm như con người được dựng nên là để giữ luật. Cũng vậy, về vấn đề Kinh Thánh, họ làm như Kinh Thánh đã là chân lý, trong đó đã có sự sống đời đời. Nhưng thực ra Kinh Thánh mới chỉ là lời giới thiệu chân lý, giới thiệu Đấng Mêsia, mới chỉ là «ngón tay chỉ mặt trăng» chứ chưa phải là «mặt trăng»! Chính Ngài mới là người đem lại sự sống đời đời, chứ làm gì có sự sống đời đời trong Kinh Thánh mà tìm. Vả lại, «ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, ai ghét mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống» (Mt 16,25). Vì họ quá lệ thuộc vào Kinh Thánh mà không đếm xỉa gì đến mục đích của Kinh Thánh, nên cuối cùng, những kiến thức về Kinh Thánh của họ chỉ làm họ lạc đường: chẳng những họ không nhận ra Đấng Mêsia, mà còn sai lầm đến mức giết chết Đấng Mêsia nữa.
Cũng vậy, giữa chân lý và tôn giáo luôn luôn có một khoảng cách rất xa. Nên điều quan trọng là phải phân biệt hai phạm trù đó, và trong khi đối thoại, chúng ta cần nhắm đến chân lý chứ không phải nhắm làm sao bảo vệ được tôn giáo của mình. Rất có thể khi ta nhắm bảo vệ tôn giáo mình, thì ta lại sẵn sàng chà đạp chân lý. Giữa hai phạm trù đó, ta phải coi trọng chân lý hơn tôn giáo, nên khi có sự mâu thuẫn, thì ta phải hy sinh tôn giáo cho chân lý, chứ không thể hy sinh ngược lại. Nếu coi tôn giáo trọng hơn chân lý, ta sẽ thành tựu được tôn giáo mà không đạt được chân lý, lúc đó, có tôn giáo mà không có chân lý thì tôn giáo còn ích lợi gì? Chỉ khi nào ta coi trọng chân lý hơn chính tôn giáo mình, lúc đó ta mới có khả năng thấy chân lý. Theo tinh thần câu: «Ai yêu mạng sống mình sẽ mất, ai ghét mạng sống mình vì Ta sẽ được sống» (Mt 16,25), thì ta càng cố gắng bảo vệ tôn giáo mình bất chấp chân lý, thì tôn giáo ta muốn bảo vệ càng có nguy cơ bị mất. Trái lại khi ta sẵn sàng hy sinh tôn giáo mình cho chân lý, thì chỉ lúc đó ta mới có thể có tôn giáo chân thực.
Khi đối thoại chân tình, mọi thành viên đối thoại đều ngầm hiểu với nhau rằng ai cũng có thiện chí để đi tới chân lý, và khi đã nhận ra chân lý thì sẵn sàng từ bỏ những thành kiến cũ, không cố chấp vào những gì mình đã từng nghĩ theo nề nếp của tôn giáo mình.
Cần phải nhận thức rõ ràng rằng tôn giáo là một phương tiện giúp người ta nhận ra và thực hiện chân lý, chứ tôn giáo không phải là chân lý. Nói cách khác, tôn giáo chỉ là phương tiện, còn chân lý mới là mục đích. Một mục đích có thể có nhiều phương tiện để đạt tới. Tuy nhiên, phương tiện nào cũng có thể là con dao hai lưỡi cả. Vì thế, nếu không khéo thì chính tôn giáo thay vì dẫn người ta tới chân lý lại làm người ta lạc đường. Ngay như Kinh Thánh, là phương tiện rất hữu hiệu mà Thiên Chúa dùng để mạc khải cho con người, nhưng khi nào con người coi Kinh Thánh quan trọng hơn chân lý, hay sử dụng Kinh Thánh không đúng với mục đích của nó, chừng đó, Kinh Thánh trở thành vật cản trở chân lý. Chính Kinh Thánh chứng tỏ điều đó.
Thật vậy, một trong những mục đích chính của Kinh Thánh là làm chứng về Đấng Mêsia phải đến, chính Đức Kitô xác nhận điều đó: «Chính Kinh Thánh làm chứng về tôi» (Ga 5,39). Vì thế, Kinh Thánh chỉ là phương tiện, chính Đức Kitô hay chân lý mới là mục đích. Nhưng người Do Thái thời đó đã không nhắm vào mục đích đó, họ không nhắm vào chân lý, không nhắm vào Đấng Mêsia, mà họ chỉ nhắm vào hạnh phúc vĩnh cửu của họ: «Các ông nghiên cứu Kinh Thánh vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời» (Ga 5,39). Rất nhiều người đọc Kinh Thánh vì hy vọng nhờ đó mà được sự sống đời đời, chứ mấy người đọc Kinh Thánh để biết được chân lý, để nhận biết Đức Kitô. Đức Kitô hay chân lý đâu có quan trọng bằng sự sống đời đời của họ! Chính vì thế, Kinh Thánh trở thành vật cản trở, khiến họ càng dựa vào Kinh Thánh, thì càng không nhận ra Ngài là Đấng phải đến, càng xa rời chân lý.
Thật vậy, các Rabbi Do Thái nghiên cứu Kinh Thánh rất kỹ, có thể thuộc từng câu từng đoạn, biết xuất xứ của từng chữ từng câu. Cứ xét việc họ giữ luật lệ từng ly từng tí thì có thể biết họ thuộc Kinh Thánh theo kiểu nào. Nhưng tinh thần của họ là tinh thần lệ thuộc, lấy phương tiện làm mục đích. Luật lệ được lập nên vì con người, nhưng họ làm như con người được dựng nên là để giữ luật. Cũng vậy, về vấn đề Kinh Thánh, họ làm như Kinh Thánh đã là chân lý, trong đó đã có sự sống đời đời. Nhưng thực ra Kinh Thánh mới chỉ là lời giới thiệu chân lý, giới thiệu Đấng Mêsia, mới chỉ là «ngón tay chỉ mặt trăng» chứ chưa phải là «mặt trăng»! Chính Ngài mới là người đem lại sự sống đời đời, chứ làm gì có sự sống đời đời trong Kinh Thánh mà tìm. Vả lại, «ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, ai ghét mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống» (Mt 16,25). Vì họ quá lệ thuộc vào Kinh Thánh mà không đếm xỉa gì đến mục đích của Kinh Thánh, nên cuối cùng, những kiến thức về Kinh Thánh của họ chỉ làm họ lạc đường: chẳng những họ không nhận ra Đấng Mêsia, mà còn sai lầm đến mức giết chết Đấng Mêsia nữa.
Cũng vậy, giữa chân lý và tôn giáo luôn luôn có một khoảng cách rất xa. Nên điều quan trọng là phải phân biệt hai phạm trù đó, và trong khi đối thoại, chúng ta cần nhắm đến chân lý chứ không phải nhắm làm sao bảo vệ được tôn giáo của mình. Rất có thể khi ta nhắm bảo vệ tôn giáo mình, thì ta lại sẵn sàng chà đạp chân lý. Giữa hai phạm trù đó, ta phải coi trọng chân lý hơn tôn giáo, nên khi có sự mâu thuẫn, thì ta phải hy sinh tôn giáo cho chân lý, chứ không thể hy sinh ngược lại. Nếu coi tôn giáo trọng hơn chân lý, ta sẽ thành tựu được tôn giáo mà không đạt được chân lý, lúc đó, có tôn giáo mà không có chân lý thì tôn giáo còn ích lợi gì? Chỉ khi nào ta coi trọng chân lý hơn chính tôn giáo mình, lúc đó ta mới có khả năng thấy chân lý. Theo tinh thần câu: «Ai yêu mạng sống mình sẽ mất, ai ghét mạng sống mình vì Ta sẽ được sống» (Mt 16,25), thì ta càng cố gắng bảo vệ tôn giáo mình bất chấp chân lý, thì tôn giáo ta muốn bảo vệ càng có nguy cơ bị mất. Trái lại khi ta sẵn sàng hy sinh tôn giáo mình cho chân lý, thì chỉ lúc đó ta mới có thể có tôn giáo chân thực.
Chân lý đòi buộc ta phải sẵn sàng hy sinh tất cả
Chân lý chỉ có thể tìm thấy khi người ta dám từ bỏ tất cả mọi sự, dám hy sinh tất cả vì chân lý. Tương tự như người buôn ngọc quí, «tìm được một viên ngọc quí, ông ra đi, bán hết tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy» (Mt 13,46). Nghĩa là phải có một tâm hồn hết sức trong sáng, khách quan, không bị tình cảm, dục vọng, thiên kiến làm lệch lạc. Nếu còn yêu bản thân mình hay yêu bất kỳ một đối tượng nào hơn chân lý, ta sẽ không còn đủ khách quan sáng suốt để nhận định được đâu là chân lý: «Ai coi cha mẹ, anh em ruột thịt hơn Ta, kẻ ấy không xứng đáng với Ta» (Mt 10,37). Yêu cha mẹ, anh em, yêu tôn giáo, yêu Giáo Hội, hay yêu giáo lý của tôn giáo mình là điều hết sức tốt đẹp và là bổn phận của mỗi người. Nhưng với những người muốn đi tìm chân lý thì phải đặt chân lý lên trên tất cả những đối tượng đáng yêu đáng quí và phải yêu phải quí ấy. Vì chân lý luôn luôn đòi hỏi sự khách quan sáng suốt, mà những tình cảm đó, cho dẫu thiêng liêng cao quí đến đâu, cũng có thể làm ta mất khách quan và sáng suốt.
Đừng đồng hóa chân lý với điều mình mong muốn
Có những người không phân biệt giữa thực tại và điều mình mong muốn, giữa thực tại và điều mình tin tưởng, họ thường vô tình hay hữu ý đồng hóa, lẫn lộn giữa hai loại phạm trù đó với nhau. Họ giống như một người mẹ vì quá thương con, mong muốn con nên người, đồng thời đã cố gắng nỗ lực để giáo dục con, nên lúc nào cũng tin tưởng con mình rất tốt, bất chấp những những hành vi xấu của nó xẩy ra trước mắt bà, bất chấp những sự thật xấu xa của nó mà người ta nói cho bà biết. Tình yêu đã làm bà mù quáng. Chúng ta vẫn thấy có những bà mẹ như vậy.
Cũng vậy, tôn giáo nào cũng có thể có những điểm chưa đúng - mà những người trong tôn giáo khác rất dễ nhận thấy - nhưng vì quá yêu tôn giáo của mình nên nhiều tín đồ không thể nào nhận ra, thậm chí còn cương quyết bảo vệ cái sai đó nữa. Trong mọi tôn giáo, vẫn luôn luôn có những người yêu tôn giáo của mình một cách mù quáng như thế, sẵn sàng bảo vệ tôn giáo của mình bất chấp lẽ phải, bất chấp chân lý và công lý. Họ sẵn sàng chà đạp các tôn giáo khác để tôn giáo của mình được nổi bật, được đề cao, được thắng thế. Vì nghĩ rằng tôn giáo của mình là chính đạo, họ sẵn sàng dùng bạo lực để ép buộc, cưỡng bức người khác phải theo tôn giáo của mình.
Cũng vậy, tôn giáo nào cũng có thể có những điểm chưa đúng - mà những người trong tôn giáo khác rất dễ nhận thấy - nhưng vì quá yêu tôn giáo của mình nên nhiều tín đồ không thể nào nhận ra, thậm chí còn cương quyết bảo vệ cái sai đó nữa. Trong mọi tôn giáo, vẫn luôn luôn có những người yêu tôn giáo của mình một cách mù quáng như thế, sẵn sàng bảo vệ tôn giáo của mình bất chấp lẽ phải, bất chấp chân lý và công lý. Họ sẵn sàng chà đạp các tôn giáo khác để tôn giáo của mình được nổi bật, được đề cao, được thắng thế. Vì nghĩ rằng tôn giáo của mình là chính đạo, họ sẵn sàng dùng bạo lực để ép buộc, cưỡng bức người khác phải theo tôn giáo của mình.
Đừng đồng hóa chân lý với những gì mình thấy hợp lý
Cũng vậy, có những người không phân biệt được thực tế và những gì mình cảm thấy hết sức hợp lý. Họ cho rằng hễ điều gì hợp lý ắt là thực tế, điều gì phi lý ắt không thể là thực tế. Nhưng thực ra không phải như vậy. Kinh nghiệm của tôi như sau: Cho tới bây giờ, khi tôi viết bài này, tôi vẫn cảm thấy rằng đúng lý ra thì không có vũ trụ, không có gì, không có hữu thể nào cả, vì nếu có thì trước hết phải có một hữu thể đầu tiên, mà hữu thể đầu tiên ấy từ đâu mà có? Chỉ có một trong hai trường hợp này xảy ra, mà trường hợp nào cũng đều phi lý khó hiểu cả:
– hoặc là hữu thể đầu tiên tự mình mà có và vẫn có từ đời đời (thật là khó hiểu!),
– hoặc là hữu thể đầu tiên ấy từ không biến thành có (lại càng khó hiểu hơn nữa!).
Thế nhưng thực tế là có biết bao hữu thể đang hiện hữu trước mắt tôi, và chính tôi cũng đang hiện hữu đây. Nghĩa là phải có một hữu thể đầu tiên. Đó là một thực tế mà tôi cảm thấy thật là phi lý, không thể hiểu nổi. Đó cũng chính là «phép lạ» mà tôi cho là vĩ đại nhất! Và phép lạ đó chắc chắn đã xảy ra, không còn nghi ngờ gì nữa, bất chấp tôi không hiểu hay cho là phi lý! Thực tế đó buộc tôi phải chấp nhận rằng có những điều mình không thể hiểu nổi và cho là phi lý nhưng lại là sự thực, hay ngược lại, có những điều hết sức hợp lý thì lại không phải là thực tế. Rõ ràng không thể luôn luôn đồng hóa hợp lý và thực tế. Cũng vậy, không thể đồng hóa chân lý với những gì mình thấy hợp lý.
– hoặc là hữu thể đầu tiên tự mình mà có và vẫn có từ đời đời (thật là khó hiểu!),
– hoặc là hữu thể đầu tiên ấy từ không biến thành có (lại càng khó hiểu hơn nữa!).
Thế nhưng thực tế là có biết bao hữu thể đang hiện hữu trước mắt tôi, và chính tôi cũng đang hiện hữu đây. Nghĩa là phải có một hữu thể đầu tiên. Đó là một thực tế mà tôi cảm thấy thật là phi lý, không thể hiểu nổi. Đó cũng chính là «phép lạ» mà tôi cho là vĩ đại nhất! Và phép lạ đó chắc chắn đã xảy ra, không còn nghi ngờ gì nữa, bất chấp tôi không hiểu hay cho là phi lý! Thực tế đó buộc tôi phải chấp nhận rằng có những điều mình không thể hiểu nổi và cho là phi lý nhưng lại là sự thực, hay ngược lại, có những điều hết sức hợp lý thì lại không phải là thực tế. Rõ ràng không thể luôn luôn đồng hóa hợp lý và thực tế. Cũng vậy, không thể đồng hóa chân lý với những gì mình thấy hợp lý.
Đừng đồng hóa chân lý với những điều mình tin tưởng
Thái độ của một người sáng suốt là phải luôn luôn dựa vào thực tế, và dù có tin tưởng điều gì tới đâu, có cho điều gì là hợp lý tới đâu, cũng phải biết nghi ngờ một chút - một chút thôi - để có thể có đủ khách quan mà nhận ra đâu là chân lý khi có sự khác biệt giữa thực tế xảy ra và điều mình tin tưởng. Thực tế có thể đánh đổ tất cả mọi lý luận vững chắc nhất, mọi niềm tin tưởng sâu xa nhất. Lịch sử đã cho chúng ta những bài học đích đáng: Chẳng hạn, trong Kitô giáo, các phán quan thời trung cổ đã dựa vào nghĩa đen của Kinh Thánh (x. Gs 10,1213) mà tin tưởng chắc chắn rằng mặt trời quay chung quanh trái đất. Họ đã lấy điều mình tin tưởng làm thực tế, không chút nghi ngờ nào cả, đến nỗi họ không thể nhận ra được sự thật mà Galilêô và Brunô đưa ra, nên đã lên án tử hình cho họ. Nhiều tín hữu, thậm chí những người lãnh đạo tôn giáo, đã không hề rút ra được bài học nào từ sự kiện thực tế ấy, vẫn luôn luôn lấy điều mình tin tưởng làm thực tế hay chân lý, và đã gây nên những đáng tiếc tương tự.
Chân tính sâu xa nhất của mọi tôn giáo là chân lý
Chân tính của một tôn giáo là gì? Chân tính của bất kỳ tôn giáo nào đúng lý ra phải là chân lý, chứ không phải là những hình thức đặc thù hay những chủ trương cá biệt của tôn giáo đó. Vì nếu có tôn giáo nào tách rời khỏi chân lý, thì tôn giáo đó không còn là một tôn giáo đúng nghĩa nữa, hay nói cách khác là «tà giáo». Tất cả những hình thức đặc thù hay những chủ trương cá biệt của từng tôn giáo mà chúng ta coi là những yếu tố cấu thành chân tính của tôn giáo ấy, thực ra không phải là chân tính đúng nghĩa của tôn giáo ấy. Nếu ta cố bảo vệ cái chân tính không đúng nghĩa ấy, thì vô tình ta lại làm hại đến cái chân tính đích thực sâu xa nhất của tôn giáo. Và trong mọi cuộc đối thoại, muốn đi đến kết quả tốt đẹp, tất cả mọi thành viên đối thoại nên coi việc làm cho chân lý được sáng tỏ là mục đích chính yếu, chứ không phải là nhắm sao cho tôn giáo của mình được đề cao, được mọi thành viên đối thoại nhìn nhận là chân lý.
Nếu tôn giáo của ta luôn luôn cổ võ mọi cá nhân hãy hy sinh những quan niệm, quyền lợi riêng tư của mình cho quan niệm chung, quyền lợi chung của tập thể, thì trong những cuộc đối thoại tôn giáo, đến lượt các tôn giáo cũng phải hy sinh quan niệm riêng, quyền lợi riêng của mình cho quan niệm chung, quyền lợi chung của mọi tôn giáo, hay của toàn nhân loại. Đương nhiên quan niệm chung vẫn luôn luôn có uy tín hơn quan niệm riêng, quyền lợi chung thường chính đáng hơn quyền lợi riêng.
Nếu tôn giáo của ta luôn luôn cổ võ mọi cá nhân hãy hy sinh những quan niệm, quyền lợi riêng tư của mình cho quan niệm chung, quyền lợi chung của tập thể, thì trong những cuộc đối thoại tôn giáo, đến lượt các tôn giáo cũng phải hy sinh quan niệm riêng, quyền lợi riêng của mình cho quan niệm chung, quyền lợi chung của mọi tôn giáo, hay của toàn nhân loại. Đương nhiên quan niệm chung vẫn luôn luôn có uy tín hơn quan niệm riêng, quyền lợi chung thường chính đáng hơn quyền lợi riêng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét